Tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Mô tả biến

3.4.3.2. Tốc độ tăng trưởng

Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và CTV của công ty được dự đốn là có mối quan hệ hỗn hợp. Thực tế, các kết quả nghiên cứu cũng đưa ra các kết luận không đồng nhất về mối tương quang giữa các cơ hội tăng trưởng và CTV của công ty. Các nhu cầu về vốn của cơng ty có xu hướng tăng cùng chiều với tốc độ tăng trưởng. Nhu cầu tài trợ bằng các nguồn vốn bên ngoài cũng bị phụ thuộc bởi nguồn vốn nội bộ của cơng ty vì một cơng ty nếu chỉ dựa hồn tồn vào các quỹ nội bộ thì các cơ hội tăng trưởng có thể bị hạn chế, điều này khiến cho BGĐ có thể sẽ phải từ bỏ một số dự án tốt.

Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và các cơ hội tăng trưởng là mối quan hệ trái chiều do tồn tại vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và nhà đầu tư bên ngoài. Theo Myers (1977) các cơ hội tăng trưởng có thể làm phát sinh rủi ro đạo đức và làm cho các công ty trở nên mạo hiểm hơn. Do đó để giảm thiểu rủi ro này, các cơ hội tăng trưởng của cơng ty nên được tài trợ bằng VCSH thay vì nợ vay. Một lý do nữa dẫn đến sự lựa chọn này là do khi cơng ty đang có tốc độ tăng trưởng cao, cơng ty sẽ phát hành nhiều cổ phần thay vì đi vay để giảm thiểu việc chia sẻ quyền lợi của cổ đông cho các chủ nợ. Đồng tình với quan điểm này là các nghiên cứu của các tác giả Barclay và Smith (1995), Cochrance (2001),

Rajan và Zingales (1995). Bên cạnh đó, yếu tố tăng trưởng là một yếu tố vơ hình, yếu tố này sẽ chỉ làm gia tăng giá trị của công ty nhưng không thể biến chúng trở thành tài sản thế chấp của công ty được. Theo Myers (1984), tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với chi phí kiệt quệ tài chính cao. Chính vì vậy, theo lý thuyết đánh đổi, do sự gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính khiến cho các cơng ty có tốc độ tăng trường cao có xu hướng giảm sử dụng nợ vay.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROW) theo như Mande và cộng sự (2010) để đo lường tốc độ tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến cấu trúc vốn tại các công ty việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)