CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Mô tả biến
3.4.3.1. Tỷ suất sinh lợi
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp là một yếu tố quyết định, tác động đến các lựa chọn về CTV. Theo quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng do có sự hiện diện của vấn đề bất cân xứng thông tin nên một công ty sẽ ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữa lại, tiếp đến khi nguồn vốn nội bộ này không đủ đáp ứng các công ty sẽ lựa chọn vay nợ và cuối cùng mới phát hành vốn cổ phần mới. Myers (1984) đã chỉ mối quan hệ trái chiều giữa tỷ suất sinh lợi và nợ vay của công ty. Khi so sánh với các công ty hoạt động không hiệu quả, các cơng ty có tỷ suất sinh lợi cao sẽ có nguồn tiền nhiều hơn, chính vì vậy các cơng ty này sẽ tận dụng sử dụng triệt để nguồn vốn nội bộ với chi phí thấp này chứ không phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài. Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây của Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995), Wald (1999) đều đưa ra các kết quả phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng.
Trong bài nghiên cứu, biến tỷ suất sinh lợi (ký hiệu ROA) được đo lường bằng thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) chia cho tổng tài sản. Bên cạnh đó
tác giả sử dụng thêm biến đo lường độ biến động của tỷ suất sinh lợi như một biến kiểm sốt bổ sung vì các cơng ty có biến động về tỷ suất sinh lợi cao hơn sẽ gia tăng rủi ro hoạt động và rủi ro vỡ nợ (Frank và Goyal, 2009). Độ biến động của tỷ suất sinh lợi thường được dự kiến sẽ có mối tương quan ngược chiều với địn bẩy tài chính và các cơng ty có độ biến động tỷ suất sinh lợi cao thường thích sử dụng VCSH hơn so với nợ vay khi phải đứng trước các lựa chọn sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng độ lệch chuẩn của biến tỷ suất sinh lợi (ROA) trong khoảng thời gian nghiên cứu theo đề xuất của Alves và cộng sự (2015) đẻ đo lường mức độ biến động của tỷ suất sinh lợi. Biến kiểm soát này được ký hiệu VOL.