Nguồn: tác giả luận văn đề xuất
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ kết hợp khám phá mối liên hệ giữa độ tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập và thâm niên công tác đến hành vi của CBCC tại UBND 14 phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã lược thảo cơ sở lý thuyết về phong cách lãnh đạo chuyển dạng, đạo đức công vụ để đề xuất mơ hình nghiên cứu cho luận văn này. Để đưa ra mơ hình nghiên cứu cho luận văn, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố của phong cách lãnh đạo chuyển dạng cũng như mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển dạng và đạo đức công vụ. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, mơ hình “Phân tích ảnh hưởng lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” đề xuất bao gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; đó là: (1) Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo, (2) Sự hấp dẫn bởi phẩm chất của người lãnh đạo, (3) Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo, (4) Sự truyền cảm hứng của người lãnh
“Sự hấp dẫn bởi hành vi của người lãnh đạo (H1)” “Sự hấp dẫn bởi phẩm chất
của người lãnh đạo (H2)” “Sự quan tâm nhân viên của người lãnh đạo (H3)”
Sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo (H4) “Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo (H5)” “Đạo đức cơng vụ của cán bộ cơng” “chức
Biến kiểm sốt: - Giới tính
- Độ tuổi - Trình độ
- Thâm niên công tác - Thu nhập
đạo, (5) Sự kích thích trí tuệ của người lãnh đạo. Các nhân tố này chủ yếu kế thừa từ Bass (1985). Vì theo Bass (1985) khẳng định rằng nhà lãnh đạo chuyển dạng đạt được sứ mệnh tổ chức bằng cách phát triển năng lực nhân viên để làm việc và cống hiến vượt trên lợi ích cá nhân của họ; điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều yếu tố liên quan đến phong cách lãnh đạo chuyển dạng như: ảnh hưởng lý tưởng, kích thích trí tuệ, động lực truyền cảm hứng và quan tâm cá nhân. Đầu tiên, trong việc thực hiện ảnh hưởng lý tưởng là hành vi và phẩm chất của các nhà lãnh đạo sẽ thể hiện chức năng của họ là các hình mẫu về vai trị, nhân viên sẽ nhận ra được mục tiêu của lãnh đạo và chuyển hướng hành động của họ theo đó. Điều này địi hỏi nhà lãnh đạo phải được nhận thức ở mức độ cao về sự chính trực và thơng thái. Thứ hai, quan tâm cá nhân đề cập đến việc hỗ trợ trong công việc và cuộc sống cá nhân, đối xử với các cá nhân theo nhu cầu đặc thù của họ, gia tăng việc trao quyền khi nhân viên dần trở nên quen thuộc với công việc, nhìn chung khía cạnh này nói đến việc tơn trọng và đồng cảm với nhân viên của nhà lãnh đạo. Thứ ba, động lực truyền cảm hứng được thực hiện bằng cách nêu rõ tầm nhìn hấp dẫn của tổ chức. Khi nhà lãnh đạo thành công trong việc sử dụng động lực truyền cảm hứng thì nhân viên của họ có thể chuyển đổi những quan tâm cá nhân thành sự hứng khởi với mục tiêu và thành tích chung của tổ chức. Thơng qua việc tăng cường tinh thần đồng đội, nhà lãnh đạo có thể động viên nhân viên đạt được những tiêu chuẩn cao hơn hoặc hy sinh cho lợi ích chung mà khơng cần dùng đến các phần thưởng bên ngoài, đây là thành phần quan trọng nhất của lãnh đạo chuyển dạng. Thứ tư, kích thích trí tuệ có liên quan đến việc khuyến khích nhân viên suy nghĩ về các vấn đề cũ theo cách mới, tạo ra cơ hội mới, giải quyết vấn đề theo cách mới và đưa ra một tầm nhìn mới về tương lai.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU”
“Chương này giới thiệu phương pháp nghiên cứu; cụ thể, giới thiệu quy trình nghiên cứu, phương pháp thiết kế nghiên cứu bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi, mô tả cách thức thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ liệu, cách thức kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách xác định hệ số.”
“Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự khác biệt về giới tính, các nhóm tuổi, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác và thu nhập với hành vi công dân tổ chức của người lao động (cán bộ, công chức).”
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu được xây dựng theo mơ hình 6 bước như sau
Bước 1 - xác định vấn đề nghiên cứu: nhiệm vụ trong bước 1 là xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
Bước 2 - Tiếp cận nghiên cứu: bước 2 có nhiệm vụ tổng quan cơ sở lý thuyết và những đề tài có liên quan; để từ đó xác định các khái niệm, xây dựng mơ hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân tổ chức của người lao động (CBCC) tại UBND 14 phường, Quận 3.
Bước 3 - Thiết kế nghiên cứu: bước này xác định hình thức nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, xác định cỡ mẫu, công cụ thu thập số liệu, phương pháp điều tra thu thập số liệu cũng như các kỹ thuật phân tích số liệu.
Bước 4 - Điều tra đối tượng nghiên cứu: sau khi thiết kế nghiên cứu thì bước này sẽ tổ chức điều tra thu thập số liệu thông qua phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi định lượng chính thức. Bước 4 sẽ phát hiện những sai sót trong q trình thu mẫu khảo sát và có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo độ tin cậy tối đa cho số liệu thu thập được sau khảo sát.
Bước 5 - Phân tích số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS; bước này bao gồm: mã hóa biến, nhập số liệu vào máy tính và tiến hành phân tích số liệu theo các phương pháp.
Bước 6 - Viết báo cáo nghiên cứu: dựa trên các kết quả phân tích số liệu; luận văn được trình bày hồn chỉnh tất cả các bước nêu trên.
Thiết kế khảo sát là thiết kế nghiên cứu thích hợp nhất để dùng trong nghiên cứu vì nó bao gồm các khái niệm và phương pháo định lượng liên quan (Creswell, 2009, trang 145). Nghiên cứu điều tra thực tế được sử dụng vì nó ít chi phí hơn và tương đối dễ thực hiện (Kerlinger,1986); nghiên cứu này dùng bảng câu hỏi để thu thập số liệu cho cuộc khảo sát và sử dụng phương pháp cắt ngang thời gian bởi vì nó tương đối ít chi phí và có thể thực hiện trong một thời gian ngắn (Salkind, 2003)
Tác giả xác định vấn đề nghiên cứu:“Phân tích ảnh hưởng lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân các phường, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” và xây dựng mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng ảnh hưởng đến đạo đức công vụ CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lãnh đạo chuyển dạng đến đạo đức công vụ của CBCC tại UBND các phường trên địa bàn Quận 3.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các nhà lãnh đạo của UBND các phường, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh có thể thúc đẩy đạo đức cơng vụ của CBCC tại cơ quan.
Từ đó đề xuất quá trình nghiên cứu định lượng được trình bày theo sơ đồ sau đây: