Một số công cụ chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại việt nam và gợi ý giải pháp (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ

3.1.5 Một số công cụ chính sách tiền tệ

Công cụ trực tiếp

- Công cụ trực tiếp là “cách thức mà NHTW trực tiếp can thiệp vào mục tiêu giá

cả thông qua các qui định để tác động đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối của NHTM. Các công cụ trực tiếp này thường được sử dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, khả năng tác động thông qua thị trường của NHTW là cịn hạn chế”.

- Như vậy, cơng cụ trực tiếp là “các mệnh lệnh tác động trực tiếp vào khối lượng

cung tiền và lãi suất. Với cơ chế thị trường ngày càng phát triển và hồn thiện, thì các cơng cụ này hầu như khơng cịn vai trị là cơng cụ CSTT nữa”. Một số cơng cụ trực tiếp từng đã được các NHTW sử dụng bao gồm:

▪ Cơng cụ kiểm sốt lãi suất, NHTW qui định “lãi suất cho vay hoặc tiền gửi

cụ thể, hoặc biên độ giao động, hoặc quy định trần trên, sàn dưới các mức lãi suất đối với các NHTM khi tiến hành huy động và cho vay đối với nền kinh tế”. Công cụ này thường được NHTW lựa chọn khi “khơng thể kiểm sốt lãi suất thị trường thông qua các phương tiện thị trường hoặc khi chọn lãi suất dài hạn là mục tiêu chính sách”.

▪ Cơng cụ hạn mức tín dụng: NHTW qui định mức tăng trưởng tín dụng cho từng NHTM căn cứ vào qui mô hoạt động của từng ngân hàng. Công cụ này được áp dụng khi cơ chế truyền tải không chắc chắn.

Công cụ gián tiếp

- Công cụ gián tiếp là “cách thức tác động thông qua thị trường dưới điều kiện cung cầu về vốn, các công cụ này là nhằm vào bảng cân đối tiền tệ của NHTW. Công cụ gián tiếp tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, ví dụ: như tổng dự trữ của các ngân hàng trung gian, lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc, thơng qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng cung ứng tiền và lãi suất thị trường”. Bao gồm:

- Dự trữ bắt buộc: “là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHTW, được xác định trên cơ sở tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tổng số dư tiền gửi của NHTM trong một thời gian xác định”, các NHTM có “khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, NHTW buộc các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào NHTW khơng được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của cơng cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các NHTM”.

Khi lạm phát xảy ra, NHTW “nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm). Ngược lại, nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh tốn có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Lý luận tương tự như trên, thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá (tỷ lệ lạm phát tăng). Như vậy, công cụ DTBB mang tính hành chính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và

cực kỳ quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở, tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hồ mức cung tiền tệ cho nền kinh tế. Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, vì chỉ thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm sốt. Mặt khác, một điều bất lợi nữa là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền tệ như việc tăng dự trữ bắt buộc, có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc khơng ngừng cũng gây nên tình trạng khơng ổn định cho các ngân hàng. Chính vì vậy, sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm sốt cung tiền tệ, qua đó kiểm sốt lạm phát ít được sử dụng trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, có nền kinh tế ổn định”.

- Lãi suất: là một công cụ quan trọng của CSTT của một quốc gia. CSTT được áp

dụng “nhất quán trong một lãnh thổ và được NHNN điều hành chặt chẽ và mềm dẻo tuỳ theo từng thời kỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn”. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng “lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm thay đổi tỷ lệ lạm phát”.

- Thị trường mở, thơng qua thị trường nay, NHTW có thể “tác động làm thay đổi

tiền cơ sở (B) thông qua nghiệp vụ OMO bằng cách mua hay bán ra các trái phiếu chính phủ (TPCP)” và có thể “tiến hành mua TPCP từ một NHTM hay từ công chúng làm cho tiền cơ sở (B) tăng một lượng đúng bằng giá trị trái phiếu được NHTW mua vào, cho dù người bán trái phiếu cho Chính phủ để khoản tiền nhận được dưới dạng tiền mặt hay tiền gửi”. Ngược lại, khi Chính phủ bán “TPCP cho NHTM hay công chúng, một lượng tiền cơ sở sẽ được rút khỏi lưu thông, tiền cơ sở giảm và cung ứng tiền giảm”. Tuy nhiên, trong điều kiện các “yếu tố khác không đổi, hoạt động mua bán trái phiếu giữa các NHTM không làm thay đổi tiền cơ sở, do đó khơng ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ”. Thị trường mở được “tiến hành theo chủ ý của NHTW không vướng phải những chậm trễ về thủ tục hành chính, khơng chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào nên rất linh hoạt và chính xác” và được xem

là “cơng cụ hữu hiệu nhất trong các cơng cụ của CSTT. Đây là thì trường diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau qua đó tác động lên tỷ giá”.

- Tỷ giá hối đoái là “tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó

vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối và là cơng cụ, là địn bẩy “điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước của một quốc gia”. Chính sách này “tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước”. Về thực chất, tỷ giá không phải là “cơng cụ của CSTT vì tỷ giá khơng làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên, ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho CSTT”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại việt nam và gợi ý giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)