CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2 Tổng quan học thuật
3.2.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài
Các bài nghiên cứu trước đây cho thấy phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm không chỉ bắt nguồn từ mối quan hệ giữa CSTT, CSTK và các hoạt động thực tế, mà còn từ các cuộc tranh luận về bản chất và tính hiệu quả của các chính sách, cũng như phương thức để đạt được mục tiêu.
Theo tác giả Sim (1992) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng “nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp không thể giải thích được quy mơ và tác động của CSTT một cách tồn diện”; Cịn tác giả Bernanke và Gertler (1995) đưa ra các nghiên cứu cho thấy các biến khó xử lý là những yếu tố phù hợp trong q trình xây dựng chính sách. Biến đầu tiên được xem xét là tổng quy mô của nền kinh tế đã được mở rộng và gia tăng
mức độ ảnh hưởng ra bên ngồi. Song song đó, thành cơng của CSTT còn phụ thuộc vào mức độ đánh giá chính xác tác động lên tất cả các thành phần của nền kinh tế. Theo Ronald Mangami (2011), những cam kết của NHTW Malawi trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng cung tiền trở thành chủ đề chính của các cuộc tranh luận về CSTT khi những cam kết ấy bị chi phối bởi giá cả của tiền và các hoạt động kinh tế. Nhưng tiền tệ có tính trung lập, nên những tác động của CSTT có thể làm thay đổi GDP danh nghĩa hơn là GDP thực tế, ít nhất là trong dài hạn. Cịn trong ngắn hạn, CSTT có thể tạo sự giảm sút trong các hoạt động kinh tế, thơng qua các chính sách tác động đến các mục tiêu thay thế và sản lượng thực tế (Walsh, 2003). 3.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), tác giả nghiên cứu về CSTT và CSTK những vấn đề phối hợp cần đặt ra, dựa trên khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa CSTT và CSTK để chỉ ra những điểm cần phối hợp trong quá trình điều hành CSTT và CSTK của Việt Nam hiện nay nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 của Chính phủ.
Nguyễn Thị Hiếu (2015), tác giả nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, nghiên cứu sự tác động của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian từ quý 1/2002 đến quý 4/2014 và đồng thời đánh giá được tầm quan trọng của các chính sách này đến sự ổn định của nền kinh tế. Qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành của hai chính sách này.
Nguyễn Thị Vân Anh (2018), tác giả nghiên cứu tác động CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT, tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô cũng như thực trạng CSTT và tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017. Từ đó tác giả đưa ra các kết luận, thảo luận chính sách và đề xuất các khuyến nghị đối với CSTT góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
Nhìn chung, từ các nghiên cứu trên các tác giả cho rằng, để có thể thực hiện CSTT của một quốc gia, NHTW phải xem xét một yếu tố rất quan trọng là chế độ tỷ giá mà quốc gia đó đang theo đuổi thực hiện. Nếu chính sách tỷ giá hướng tới cố định thì CSTT ít có tác dụng, ngược lại chế độ tỷ giá theo hướng thả nổi mới giúp chính sách tiền tệ đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, điều này không xảy ra, do mục tiêu của các Chính phủ là ổn định tỷ giá để tạo ra môi trường đầu tư ổn định, giúp thu hút các nguồn vốn từ bên ngồi. Điều đó có thể khiến các quốc gia đang phát triển đánh đổi giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ.