Chính sách tiền tệ tại Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại việt nam và gợi ý giải pháp (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

4.5 Chính sách tiền tệ tại Việt Nam thời gian qua

4.5.1 Các mục tiêu, nhiệm vụ về chính sách tiền tệ theo Nghị quyết của Chính phủ

- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 10/2008, NHNN đã chuyển hướng

CSTT từ ”thắt chặt” sang ”nới lỏng” một cách thận trọng bằng các biện pháp:

▪ Điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 13%/năm

xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 5%/năm); giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 3%; thực hiện linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở

và hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống 1,2%/năm.

▪ Linh hoạt áp dụng tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3% lên +5% đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ.

▪ Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn, hoạt động kinh

doanh, chất lượng tín dụng, giảm lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ của NHTM. Kết quả đạt được là tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng tăng ở mức thích hợp (năm 2008, tổng phương tiện thanh tốn tăng 20%, tín dụng tăng 23,58%; 7 tháng đầu năm 2009, hai chỉ tiêu này tăng 20,22% và 22,61%); lãi suất thị trường trở về thời kỳ ổn định, tỷ giá VND so với USD tăng 2,12%, hệ thống TCTD hoạt động an toàn.

- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày

01/01/2017, NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017, theo đó đặt mục tiêu, nhiệm vụ toàn ngành Ngân hàng năm 2017 là: CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với CSTK và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra (bình quân khoảng 4%), ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%); bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ ở nước ta. Năm 2017, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 18%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế ở nước ta. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tiếp tục tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp và người dân.

4.5.2 Vai trị của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát phát

Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, CSTT chỉ tác động đến tăng trưởng trong ngắn hạn, còn tác động đến lạm phát trong dài hạn. Việc thực thi CSTT “nới lỏng” để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nếu sử dụng dài hạn thì khơng làm tăng trưởng kinh tế mà tác động làm tăng lạm phát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn sản lượng tiềm năng, nói cách khác lớn hơn mức tăng sản lượng mà nền kinh tế sử dụng tối đa các nguồn lực, sẽ dẫn đến lạm phát cao, ngược lại thì lạm phát thấp. Thực tế ở nước ta, trong giai đoạn 1999 – 2003, tăng trưởng kinh tế thấp hơn sản lượng tiềm năng khoảng 0,2% – 2,6% đã kéo theo lạm phát thấp (0,5% – 4%); giai đoạn 2004 – 2008, tăng trưởng kinh tế cao hơn sản lượng tiềm năng khoảng 0,1% – 1,6%, kéo theo lạm phát có xu hướng tăng ở mức cao. Nguyên nhân của lạm phát, xét về hệ quả là do cầu kéo, chi phí đẩy, lạm phát kỳ vọng. Xét về nguồn gốc là do thiếu hụt cung hoặc “sốc” cầu hàng hoá và dịch vụ, cung tiền tăng quá mức và yếu tố tâm lý. Phân tích lạm phát ở nước ta các năm gần đây, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, thì hội đủ các nguyên nhân, vừa là lạm phát chi phí đẩy – do chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vận tải, kho bãi, năng lượng, tiền lương…) tăng, đẩy giá bán ở đầu ra lên cao; vừa là lạm phát cầu kéo – do nhu cầu (của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ) tăng cao, kéo theo tăng giá bán của các loại hàng hoá, dịch vụ; vừa là lạm phát kỳ vọng – phát sinh từ các yếu tố tâm lý do thiếu thông tin thị trường và đầu cơ.

Bên cạnh những yếu tố tác động từ bên ngồi, thì ở trong nước, nền kinh tế của nước ta cũng đứng trước nhiều cơ hội và các khó khăn thách thức. Điểm thuận lợi lớn là tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục đà hồi phục vững chắc trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Kỳ vọng vào lạm phát ở mức thấp được neo giữ ngày càng vững; rủi ro vĩ mô giảm mạnh. Niềm tin của nhà đầu tư đối với kinh tế trong nước được củng cố.

Về lạm phát, có những yếu tố thuận lợi để kiểm soát lạm phát năm 2019 của nước ta theo mục tiêu đặt ra là: kỳ vọng lạm phát ổn định và được neo quanh mức

4% do thành cơng của Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát những năm qua. Chính phủ giám sát và kiểm sốt quan hệ cung cầu trong nền kinh tế đối với các hàng hóa quan trọng, thiết yếu được giữ ổn định; các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ theo chỉ đạo của Chính phủ trong việc điều chỉnh các loại giá Nhà nước quản lý, đảm bảo không gây tác động tiêu cực lên kỳ vọng lạm phát và kiểm soát lạm phát tổng thể theo mục tiêu. Giá năng lượng, lương thực trong nước có khả năng ổn định hơn trong năm 2019 sau khi đã tăng mạnh trong năm 2018…

Mặc dù vậy, diễn biến khó lường của giá dầu thế giới, giá lương thực thực phẩm trong nước, xu hướng tăng lạm phát trên thế giới… cũng tạo ra thách thức đối với việc kiểm soát lạm phát của nước nhà. Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động nhất định đến thực hiện CSTT và thị trường tiền tệ ngân hàng trong năm 2019.

Năm 2019, trước bối cảnh thế giới và trong nước có những thuận lợi và thách thức nhất định, NHNN xác định định hướng mục tiêu chung: chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp hài hòa với CSTK và các chính sách vĩ mơ khác, duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng; tiếp tục lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ và yêu cầu quản lý; ổn định thị trường ngoại tệ; tăng trưởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát việc cho vay bằng ngoại tệ; tăng dự trữ ngoại hối nhà nước ở nước ta khi có điều kiện thuận lợi.

4.5.3 Một số vấn đề rút ra về mơ hình phát triển và kinh tế vĩ mơ trong thời gian tới

Một là, chuyển từ mơ hình cơng nghiệp truyền thống sang mơ hình phát triển

bền vững, dựa chủ yếu vào mơ hình kinh tế tri thức, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ mơi trường, vì các mơ hình cơng nghiệp truyền thống đang tiến tới giới hạn, càng phát triển nhanh thì càng tiêu hao nhiều tài nguyên và năng lượng.

Hai là, sử dụng chính sách tổng cầu trong ngắn hạn để đạt mục tiêu ổn định kinh

kinh tế ở mức hợp lý và bền vững phải sử dụng chính sách tổng cung, nói cách khác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài nguyên, công nghệ và vốn.

Ba là, khai thác có hiệu quả các điều kiện thuận lợi và lợi thế so sánh của nền

kinh tế – xã hội nước ta để phục vụ cho phát triển kinh tế, đó là chính trị – xã hội ổn định, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của thị trường trong nước khá lớn (gần 100 triệu dân), độ tuổi lao động chiếm 60%, tài nguyên và lợi thế địa lý với tiềm năng lớn.

Bốn là, để kiểm soát lạm phát ở mức thấp và bền vững trong dài hạn, cần duy trì

tăng trưởng kinh tế ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng và thực hiện tốt các giải pháp: Chính sách tài khố ”mở rộng” ở mức hợp lý và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện CSTT linh hoạt, kiểm soát nhập siêu và giá cả thị trường trong nước, làm tốt công tác truyền thông.

Năm là, xây dựng và thực hiện lộ trình giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu, biện

pháp chủ yếu là tăng xuất khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước thay thế hàng nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước.

Sáu là, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở mức dưới 5% GDP; nâng cao

hiệu quả đầu tư từ khu vực nhà nước (ngân sách, tín dụng và doanh nghiệp nhà nước), giảm hệ số ICOR xuống mức tương ứng với các nước trong khu vực, giảm dần chênh lệch giữa tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm so với GDP.

Bảy là, Kiên định các mục tiêu đã đặt ra, phấn đấu vượt mục tiêu; Ổn định là

yếu tố quan trọng nhất; Bám sát diễn biến thị trường bên ngoài để kịp thời có giải pháp thích ứng; Phối hợp linh hoạt và chủ động các công cụ CSTT; Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành khác của Chính phủ trong việc quản lý kinh tế vĩ mô; Truyền thông về diễn biến thị trường và CSTT.

Kết luận chương 4

CSTT quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế của nhà nước “nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”. Qua kết quả nghiên cứu xu hướng thực thi CSTT của NHNN trong thời gian qua, cũng như thách thức, khó khăn trong việc thực thi CSTT tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại việt nam và gợi ý giải pháp (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)