Các cơng cụ thi hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại việt nam và gợi ý giải pháp (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

4.3 Các cơng cụ thi hành chính sách tiền tệ

4.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở

Thị trường mở được đưa vào vận hành ngày 12/07/2000 và đến năm 2004 mới có 14 tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng giao dịch mỗi phiên tăng từ 82 tỷ đồng (năm 2000) lên 725 tỷ đồng (năm 2005), tỷ trọng doanh số mua qua nghiệp vụ thị trường mở trong tổng doanh số hỗ trợ của NHNN qua các kênh ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các ngân hàng cùng với mở rộng thị trường, số phiên giao dịch năm 2005 được tăng lên là 3 phiên/tuần. Tới năm 2008, có 401 phiên giao dịch diễn ra với tổng doanh số là 1,036 nghìn tỷ đồng. Năm 2011, để đạt một trong những mục tiêu của CSTT là tăng thanh khoản của hệ thống tín dụng, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng qua việc thực hiện 431 phiên mua có kỳ hạn giấy tờ với tổng doanh số 2,800 nghìn tỷ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu tăng thanh khoản của hệ thống tín dụng, một trong những mục tiêu của CSTT giai đoạn này. Khi thanh khoản hệ thống ổn định, số phiên và tổng doanh số giao dịch được điều chỉnh giảm vào năm 2012. Năm 2014, khi nền kinh tế bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng, thị trường mở đóng vai trị quan trọng và hiệu quả trong việc giúp NHNN kiểm soát lạm phát bằng việc mua lượng lớn ngoại tệ, sau đó sử dụng các biện pháp để hút tiền về, nhằm ổn định tốc độ tăng trưởng cung tiền, một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm tăng cao. Đến năm 2015, kết thúc giai đoạn tái cấu trúc hệ thống TCTD, thanh khoản trên toàn hệ thống đã được đảm bảo, nhu cầu vay vốn thấp từ các ngân hàng ở mức thấp, NHNN đã phát hành một lượng lớn tín phiếu giúp điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng cũng như điều tiết lượng tiền cơ sở, bám sát mục tiêu kiềm chế và ổn định lạm phát. Trong giai đoạn 2014-2016, thực tiễn điều hành nghiệp vụ thị trường mở cho thấy, NHNN đã giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 6,5% - 6%/năm và

tương đối ổn định trong suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 6,5%/năm. Hoạt động thị trường mở ở nước ta được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy, NHNN Việt Nam đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM. Đến năm 2017, NHNN đã tổ chức 383 phiên giao dịch với 1.051lượt thành viên dự thầu. Tổng doanh số bán ra đạt 642.686 tỷ đồng. Năm 2018, NHNN đã tổ chức 389 phiên giao dịch với 1.077 lượt thành viên dự thầu. Tổng doanh số bán ra đạt 678.547 tỷ đồng.

Việc dễ sử dụng và có thể phối hợp hài hịa với các cơng cụ khác của CSTT, nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ linh hoạt nhất của CSTT. Gần đây, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 42/2015/TT–NHNN quy định nghiệp vụ thị trường mở thay thế cho một số Quyết định trước đó giúp hồn thiện khung pháp lý, thúc đẩy phát triển thị trường mở trở thành công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ để điều tiết cung tiền hợp lý, ổn định tỷ giá…

4.3.2 Chính sách tiền tệ ổn định tỷ giá, tập trung kiềm chế lạm phát

Mặc dù tỷ giá năm 2018 có mức tăng khá cao so với các năm trước nhưng xét về tổng thế, có thể nói năm 2018 vẫn là một năm thành công trong công tác điều hành tỷ giá của NHNN. NHNN đã điều tiết tỷ giá tương đối nhịp nhàng thông qua hai phương thức chính là cơ chế tỷ giá trung tâm và mua bán ngoại tệ linh hoạt.

Biểu đồ 4.1. Tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2008 - 2018

Nhìn chung, các chính sách điều tiết tỷ giá của NHNN đã thể hiện rõ tính chủ động, linh hoạt trước những biến động của thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế.

Giai đoạn năm 2011–2015, trên cơ sở điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng, có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơng cụ chính sách, lãi suất tiền gửi của đồng nội tệ (VNĐ) đã được điều chỉnh hợp lý theo lạm phát. Bên cạnh đó, việc liên tục giảm trần lãi suất huy động tiền gửi của đồng USD từ 5.5% vào năm 2011 xuống còn 0% vào cuối năm 2015, đã khiến cho việc nắm giữ đồng nội tệ (VNĐ) mang lại lợi nhuận nhiều hơn việc nắm giữ đồng USD. Điều này đã hạn chế được việc người dân gửi, tích trữ ngoại tệ. Việc lạm phát giảm mạnh và bắt đầu được ổn định cũng làm giảm lượng cầu nắm giữ ngoại tệ, góp phần ổn định cung cầu ngoại tệ, giảm tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế của nước ta.

Tỷ giá giao dịch USD/VND trong nền kinh tế tăng mạnh trong năm 2018. Tính chung cả năm, tỷ giá trung tâm của NHNN tăng 1,5%, tỷ giá giao dịch của các NHTM tăng 2,8% và tỷ giá thị trường tự do tăng 3,5%. Tỷ giá USD/VND trong nước có xu hướng tăng chủ yếu là do đồng USD trên thị trường quốc tế mạnh lên đáng kể khi chỉ số USD Index tăng khoảng 5% so với đầu năm (tăng 9% so với mức chạm đáy hồi cuối tháng 02/2018). Tuy vậy, giá trị của VND trong năm 2018 là tương đối ổn định, khi so sánh với một số quốc gia khác trong khu vực do nhận được sự hỗ trợ tích cực của: (1) dịng vốn đầu tư FDI và FFI vẫn chảy ròng vào Việt Nam và (2) cán cân thương mại thặng dự ở mức 7,2 tỷ USD phần nào làm giảm áp lực về tỷ giá.

Tuy vậy, đồng VND đã có tăng giá so với CNY (đồng Nhân dân tệ) trong năm 2018 (2,5%). Điều này, trong dài hạn có thể làm nghiêm trọng hơn vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong thời gian tới. Khi xung đột thương mại càng diễn ra căng thẳng hơn, Trung Quốc có thể tiếp tục phá giá đồng tiền nội tệ của mình để tạo cạnh tranh trong thương mại. Đây là một rủi ro rất lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (do Trung Quốc là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam).

Tác động dẫn truyền tỷ giá tới lạm phát là khá mạnh tại Việt Nam nên để có thể kiểm sốt lạm phát, thì NHNN phải đặc biệt quan tâm tới bình ổn tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối. Thực tế cho thấy, GDP Việt Nam năm 2018 được tổng kết tăng 7,08% (mức cao nhất kể từ năm 2008 ), trong khi chỉ số tăng CPI được kiềm ở dưới 4%. Tăng trưởng cao là một chuyện. Chuyện khác, là chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện.

Năm 2018 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,50%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.

Biểu đồ 4.2. Tăng trưởng GDP và lạm phát giai đoạn 2011-2018

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO)

4.3.3 Chính sách tiền tệ tác động qua lãi suất

NHNN thực hiện cơ chế quy định lãi suất trần tiền gửi và giới hạn lãi suất cho vay cho một số đối tượng ưu tiên. Giai đoạn 2008–2011, thời kỳ kinh tế trong nước chịu tác động của cuộc khủng hoảng làm cho lãi suất cho vay bình quân tăng liên tục từ mức dưới 10%/năm lên tới 20%/năm. Tuy nhiên, những năm trở lại đây (2012–2015) cơ điều hành chính sách tiền tệ có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường, từng bước chuyển từ cơ chế điều tiết khối lượng cung tiền sang theo điều hành lãi suất. NHNN đã điều chỉnh các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 8,5%, theo đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống còn 6.5%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 4.5%/năm và lãi suất cho

vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm từ 16%/năm xuống 7.5%/năm. Việc giảm và ổn định dần lãi suất chính là cơ sở để các hệ thống TCTD vốn đang dần ổn định, giảm lãi suất cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp. Để tăng sức cầu, hỗ trợ nền kinh tế dần phục hồi và lấy lại đà phát triển trong bối cảnh lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp và ổn định. Điều này thể hiện việc NHNN đã sử dụng CSTT một cách chủ động và linh hoạt để dẫn dắt thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển sau giai đoạn khủng hoảng nhưng vẫn thận trọng khi lãi suất đã được đưa về mức phù hợp với nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đầu năm 2016, các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động, NHNN đã thực hiện siết lãi suất để đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD và ổn định thị trường thông qua văn bản số 297/NHNN–TTGSNH của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại việt nam và gợi ý giải pháp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)