Minh họa sự trao đổi các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại công ty TNHH mỹ phẩm LG VINA (Trang 36 - 45)

(Nguồn: Behrens (2009))

1.1.5. Lợi ích của chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay

Một số lợi ích của chuỗi cung ứng được thể hiện như sau:

Thứ nhất, Chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu chi phí trong q trình sản xuất,

nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong chuỗi cung ứng, tồn bộ q trình hoạt động từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra để cung cấp cho người tiêu dùng là cả một q trình mà ở đó buộc doanh nghiệp phải lựa chọn khắt khe từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đến các nhà phân phối, nhà vận chuyển với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tối ưu hóa về chất lượng, tối thiểu hóa khoảng cách, vị trí và thời gian. Chuỗi cung ứng cung cấp giải pháp tồn kho an tồn trên cơ sở chia sẻ thơng tin trong toàn chuỗi giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm và góp phần nâng cao lợi nhuận.

Thứ hai, Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp kiểm sốt đầu ra của hàng hóa/

dịch vụ tốt hơn, tăng tính chủ động và sự phản ứng linh hoạt của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin trong xây dựng chuỗi cung ứng khơng những giúp doanh nghiệp giảm chi phí mà cịn thắt chặt mối quan hệ với đối tác, khách hàng và hợp tác với nhau trên cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin lẫn nhau.

Thứ ba, Kết nối các mắt xích của chuỗi lại với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu

của khách hàng cuối cùng một cách tốt nhất và đồng thời tối đa hóa giá trị cho tồn Thiên nhiên như một nguồn tài nguyên Xã hội như một nguồn tài nguyên Kinh tế như một nguồn tài nguyên

25

hệ thống chuỗi. Với xu hướng tồn cầu hóa kinh tế hiện nay, không một doanh nghiệp nào có thể tự mình thực hiện tất cả các q trình từ đầu vào cho đến đầu ra vì nếu làm như vậy sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc, dẫn đến hiệu quả khơng cao. Chính việc liên kết chặt chẽ giữa các mắt xích đã giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và quy trình làm việc được sn sẻ.

Thứ tư, Chuỗi cung ứng góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Các

công ty không chỉ cạnh tranh ở quy mơ sản phẩm hay dịch vụ mà họ cịn biết tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Mặt khác, khách hàng ngày nay luôn muốn mình được đối xử như những “thượng đế”. Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các yêu cầu trên của các “thượng đế” và qua đó đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.

1.2. Xu hƣớng và cơ hội phát triển ngành mỹ phẩm ở Việt Nam

1.2.1. Xu hướng phát triển mỹ phẩm hiện nay ở Việt Nam

Hải Yến (2019) báo cáo rằng “Theo Nielsen Việt Nam, quy mô doanh thu của thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện đạt khoảng 700 triệu USD”, chỉ bằng 1/6 Thái Lan và 1/5 Indonesia. Tuy vậy, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đơng Nam Á. Năm 2018, nếu nhìn vào số lượng người trang điểm ở Việt Nam, tỉ lệ này gia tăng nhẹ so với năm ngoái. Đối tượng trang điểm thường xuyên (ít nhất 4 lần/ tuần) gia tăng từ 35% trong năm 2017 lên đến 40% trong năm 2018. Hiện tại, một phụ nữ Việt Nam chi trung bình 300.000 đồng/tháng cho các sản phẩm trang điểm, cao gấp đôi so với 2 năm trước. Số phụ nữ chi 500.000 đồng trở lên/tháng cho mỹ phẩm trang điểm chiếm 15%. Sự gia tăng mức chi tiêu trung bình này chủ yếu đến từ những phụ nữ trẻ trong độ tuổi 20-29 có thu nhập hàng tháng từ 20 triệu đồng trở lên.

Trên thực tế, có một vài nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay và trong thời gian sắp tới, đầu tiên không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử đã góp phần cho việc mua sắm mỹ phẩm của khách hàng thuận tiện hơn. Hiện nay, có tới 57% số người dùng mỹ phẩm đã mua sản phẩm trang điểm online bởi sự “tiện lợi” (44%), “đa dạng sản

26

phẩm” (43%) và “giá cả” (40%) của kênh mua sắm này. Shopee, Lazada, và Facebook là ba trang mua sắm mỹ phẩm online sở hữu nhiều người dùng nhất. Ứng dụng điện thoại (mobile app) hiện đang được ưa chuộng khi mua sắm vì khách hàng có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng với nhiều tính năng tích hợp của chúng.

Kênh online khơng chỉ là kênh bán hàng phổ biến mà cịn là nguồn thơng tin có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng. Đây cũng là điều khá hiển nhiên khi YouTube hiện tại đang là một trong những nguồn thông tin chia sẻ makeup lớn nhất. 91% người trang điểm xem YouTube để tìm hiểu thêm về cách trang điểm.

1.2.2. Cơ hội đối với doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam

Việt Nam là một thị trường mới nổi về tiêu thụ sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân, với mức tăng trưởng hàng năm dự tính khoảng 30%. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là hết sức tiềm năng trong mắt các đối thủ ngoại, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, khiến cho mức thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được kéo xuống mức 0-5%. 90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài.

So với mỹ phẩm châu Âu hay các vùng khác trên thế giới, mỹ phẩm của Hàn và Nhật đạt được độ tương đồng khá lớn về thời tiết cũng như da dẻ của phụ nữ 2 nước này khá giống Việt Nam. Hàn Quốc hiện là thị trường sản phẩm chăm sóc da lớn thứ tư thế giới, nổi tiếng với các dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Mỹ phẩm Hàn Quốc trở thành hiện tượng từ năm 2011 khi tạo ra cơn sốt lan sang cả châu Âu, khiến hàng loạt tên tuổi lừng lẫy như L'Oréal, Rimmel hay Mac phải “theo chân” nhanh chóng cho ra dịng sản phẩm tương tự phục vụ nhu cầu khách hàng.

Bên cạnh yếu tố chất lượng, sự phổ biến mà Hàn Quốc có được cịn đến từ làn sóng văn hóa, yếu tố du lịch, từ ẩm thực, thời trang đến phim ảnh, điển hình nhất là âm nhạc. K-pop càn quét từ sân khấu, màn ảnh tivi cho đến mạng Internet của người dân thế giới, tạo nên hiệu ứng tích cực cho ngành mỹ phẩm. Khơng chỉ thế, với sự đa dạng chủng loại, đánh vào thị hiếu người Châu Á, thích dùng mỹ phẩm dịu nhẹ, dưỡng da, màu sắc trang nhã, phù hợp túi tiền, tha hồ lựa chọn đã trở

27

thành yếu tố xâm nhập và phát triển mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam. Nguồn gốc sản phẩm là yếu tố tác động hàng đầu đến việc lựa chọn mỹ phẩm của người tiêu dùng, sau đó đến giá cả và thương hiệu.

1.3. Bài học kinh nghiệm về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của các công ty Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Việt Tiến Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Việt Tiến

Sau khi ứng dụng chuỗi cung ứng tinh gọn, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hơn mặt bằng nhà xưởng, năng suất tăng 14% so với cùng kỳ, chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tại Hội thảo về Sản xuất tinh gọn vào tháng 10 năm 2013, Ông Bùi Văn Tiến – Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Dệt May Việt Tiến cho rằng, để triển khai Sản xuất tinh gọn, người thủ trưởng phải là người tiên phong, phải quyết tâm, phải kiên quyết ngay từ đầu, khi triển khai nên chọn dây chuyền nào yếu nhất để làm, mạnh dạn đầu tư tập trung vào một dây chuyền rồi triển khai từ từ sang dây chuyền khác, không tập trung ngay vào tổng thể cả nhà máy. (Đặng Thị Ngọc Thu, 2013)

Bài học kinh nghiệm cho LG VINA: áp dụng để hạn chế các lãng phí đang

tồn tại trong sản xuất:

(1) Ứng dụng sản xuất tinh gọn là một quá trình lâu dài và cần phải xây dựng từng bước, vì vậy phải có sự quyết tâm từ lãnh đạo cơng ty và phải có sự hợp tác tham gia của nhiều bộ phận;

(2) Phải có ý chí đồn kết và sự thông suốt về kiến thức Sản xuất tinh gọn từ cán bộ quản lý đến người lao động;

(3) Xây dựng tính kỉ luật cho tất cả nhân viên trong cơng ty, bởi vì 5S là cơng cụ thực hiện đầu tiên và khó duy trì nhất;

(4) Tập trung vào dây chuyền sản xuất nào yếu nhất thực hiện trước, sau khi thành cơng thì mới triển khai sang dây chuyền khác.

(5) Chuyển đổi hệ thống sản xuất từ dịng sản phẩm theo lơ của Sản xuất hàng loạt (Mass Production) sang dòng một sản phẩm của Sản xuất tinh gọn.

(6) Ứng dụng hệ thống sản xuất kéo của Sản xuất tinh gọn thay vì hệ thống sản xuất đẩy của sản xuất hàng loạt.

28

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng gồm các nội dung cơ bản như: Khái niệm, Mục tiêu, Mơ hình, Phân loại chuỗi cung ứng, từ đó thấy rõ được Lợi ích của chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay đối với việc sản xuất kinh doanh.

Chuỗi cung ứng chính là một loạt các hoạt động và tổ chức mà nguyên vật liệu có thể trải qua cuộc hành trình của nó đi từ nhà cung ứng đầu tiên để đến được với khách hàng tiêu thụ cuối cùng.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu xu hướng phát triển mỹ phẩm hiện nay ở Việt Nam cùng với cơ hội đối với doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam để làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá trong chương sau. Việc tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Samsung Vina và Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Việt Tiến cũng sẽ góp phần nào vào việc đưa ra các lý luận để phân tích trong chương 2 và đưa ra các giải pháp hữu ích trong chương 3.

Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho tác giả để tiếp tục tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu ban đầu mà luận văn đã đề ra.

29

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MỸ PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM LG VINA

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA

2.1.1. Thông tin khái quát (LG VINA, 2014)

Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM LG VINA

Tên giao dịch quốc tế: LG VINA COSMETICS CO., LTD

Địa chỉ chi nhánh: Tòa nhà Empress Tower, tầng 3A, số 138-142, đường Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Logo:

Thành lập: Ngày 22 Tháng 10 năm 1997

Vốn điều lệ: 262.500.000.000 đồng

Đại diện pháp luật: LEE HEE KON

Điện thoại/Fax: 028.3521 9040 – 028.3521 9041

Website: www.lgcare.com.vn

Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA là thành viên của tập đồn LG Household & Healthcare - cơng ty hàng đầu tại Hàn Quốc trong lĩnh vực mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể. Cơng ty TNHH Mỹ phẩm LG VINA được thành lập dựa trên sự hợp tác liên doanh giữa 2 thành viên gồm Công ty LG Household & Healthcare (Hàn Quốc) và Công ty Dầu Thực Vật Hương Liệu Mỹ Phẩm Việt Nam (Vocarimex), là một trong những công ty mỹ phẩm có sự đầu tư, liên kết kinh doanh với nước ngoài trong ngành mỹ phẩm sớm nhất ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 9.000.000 USD, trong đó vốn pháp định là 4.500.000 USD, với tỷ lệ góp vốn là Household & Healthcare (Hàn Quốc): 70%, Vocarimex: 30%.

LG VINA là công ty sản xuất kinh doanh về mỹ phẩm và hàng gia dụng có cơng nghệ tiên tiến hồn chỉnh hàng đầu tại Việt Nam, với các dòng cao cấp đến phổ thông của một số nhãn hàng nổi tiếng như: O HUI, Whoo, Su:m37°, Essance,

30

E’Zup, Lacvert, Double Rich, On the body,…theo công nghệ chuyển giao từ công ty mẹ LG Household & Healthcare Hàn Quốc. Sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú, bao gồm: các sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm, thực phẩm chức năng, các sản phẩm tạo mùi thơm, sản phẩm làm sạch, chăm sóc tóc, chăm sóc răng miệng và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng khác.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tháng 10/1996 – tháng 10/1997: Giai đoạn tiền tiếp thị.

Ngày 22/10/1997: Ban quản lý các Khu công nghiệp Ðồng Nai cấp giấy phép đầu tư cho Công ty Liên doanh Mỹ Phẩm LG VINA với thời gian hoạt động là 30 năm. Đây là dấu mốc rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Công ty, nơi này không chỉ là nơi lưu trữ hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc mà cịn là nơi sẽ sản xuất ra những sản phẩm cung ứng ra thị trường Việt Nam.

Ngày 10/03/1998: Hai chi nhánh chính của Cơng ty LG VINA được thành lập là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26/03/1998: Cơng ty LG VINA chính thức đi vào hoạt động. Cuối năm 1998, công ty đã thành lập 10 chi nhánh tại các thành phố lớn trong cả nước.

Ngày 05/03/1999: Công ty đã tiến hành làm lễ động thổ khởi công xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Nhơn Trạch II (Đồng Nai).

Ngày 07/03/2000: Lễ khánh thành nhà máy được tổ chức tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Ðồng Nai, nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000.

Tháng 04/2000: Sản phẩm đầu tiên E’Zup Clear White và sản phẩm Shampoo DeBON đã được xuất xưởng tung ra thị trường. Sản phẩm mới đã chiếm được lòng tin của khách hàng nhờ vào chất lượng và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Tháng 10/2000: Essance Vitacell đã ra mắt khách hàng trong nước nhằm phục vụ cho người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình.

Tháng 11/2000: Thành lập Cơng đồn Cơng ty Liên doanh Mỹ phẩm LG VINA.

Tháng 08/2001: Sản phẩm Double Rich đã được sản xuất thành công và được người tiêu dùng chấp nhận.

31

Tháng 06/2006: Công ty nhập khẩu O HUI - một nhãn hiệu cao cấp, phục vụ cho đối tượng khách hàng có thu nhập cao.

Tháng 09/2006: Cơng ty nội địa hóa sản phẩm thơng qua việc sản xuất Lacvert tại Việt Nam, tạo điều kiện phát triển dòng sản phẩm vốn rất quen thuộc với người dân Việt Nam này.

Tháng 11/2006: Nhập khẩu Whoo - một nhãn hiệu huyền thoại của LG Hàn Quốc. Nhãn hiệu này có sức lơi cuốn rất lớn, việc đưa những nhãn hiệu cao cấp liên tục trong năm 2006 như những cú hích, củng cố vị thế cạnh tranh của LG VINA.

Tháng 07/2008: Cơng ty chính thức khánh thành xưởng sản xuất “bàn chải Atman”.

Ngày 07/09/2009: Công ty Liên Doanh Mỹ Phẩm LG VINA chính thức được chuyển thành Cơng ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA.

2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh chính đạo (LG VINA, 2014)

Tầm nhìn: “Trở thành cơng ty mỹ phẩm số 1 tại Việt Nam”. Sứ mệnh: “Tạo nên một xã hội tốt đẹp và khỏe mạnh”. Giá trị và Năng lực cốt lõi: “FAST”

** Field-oriented: Đặt trọng tâm vào khách hàng. ** Action-oriented: Hướng đến hành động và kết quả. ** Speed-oriented: Tốc độ hóa tác nghiệp.

** Talent-oriented: Trọng dụng nhân tài.

Với triết lý: LG Way đại diện cho văn hóa doanh nghiệp của LG, một nền văn hóa cam kết thực hiện triết lý quản trị: “Sáng tạo giá trị vì khách hàng”, và quản lý theo phương thức “Tôn trọng phẩm giá con người” thông qua bộ quy tắc đạo đức Kinh doanh chính đạo thể hiện những mục đích mà LG phấn đấu đạt được trong các hoạt động hàng ngày.

Để vươn tới trở thành công ty mỹ phẩm số 1 tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam bằng những chiến lược Marketing tạo nên giá trị độc đáo và sự khác biệt, “bán giá trị chứ không bán sản phẩm”, công ty không ngừng cung cấp cho khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại công ty TNHH mỹ phẩm LG VINA (Trang 36 - 45)