CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
3.3. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế
Lạm phát tác động tới kinh tế, đời sống kinh tế- chính trị của một quốc gia. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế được thể hiện nổi bật và quan trọng nhất đó là làm thay đổi sản lượng , mức độ tăng trưởng nền kinh tế, tạo ra sự phân phối thu nhập và của cải trong xã hội.
3.3.1. Lạm phát tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống dân cư và tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ thất nghiệp
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng sự tác động qua lại của hai yếu tố này không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật. Để đạt được tăng trưởng kinh tế thì kiểm sốt lạm phát là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ.
Chính sách kích cầu và những yếu kém của nền kinh tế hiện rõ bởi tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008 làm cho kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Lạm phát tăng cao ở mức hai con số, đỉnh điểm là năm 2011. Giá nguyên, nhiên liệu, hàng hóa trên thế giới tăng cao, khủng hoảng nợ công xảy ra ở nhiều quốc gia, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, thế giới tăng trưởng kinh tế chậm, nhiều quốc gia lạm phát tăng cao… đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Nhờ thực hiện nhiệm vụ ưu tiên là kiểm sốt lạm phát, giá cả, bình ổn thị trường nên đến cuối năm 2011, chỉ số tiêu dùng đã giảm dần. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng GDP giảm liên tục so với năm trước đó.
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực kinh tế và lạm phát cơ bản ở Việt Nam 2010-2018
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng, hầu hết ở các giai đoạn lạm phát cơ bản được kiểm sốt thấp thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn so với năm trước đó. Ở điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ giảm chi tiêu thường xuyên từ NSNN giúp tiết kiệm thêm 10%, chính sách tài khóa và tiền tệ được thắt chặt, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu tiên sử dụng vốn tín dụng, tỷ giá dần ổn định, thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực.
Bảng 3.8: Tỷ lệ thất nghiệp và mức sống dân cư ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ thất nghiệp 2,88% 2,27% 1,99% 2,2% 2,08% 2,31% 2,30% 2,24% 2,19% Mức sống dân cư 3067,8 2621 1911,8 1794 1340,4 944 1.099 746,1 420
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Khi kinh tế dần hồi phục, đời sống của người dân càng ổn định. Khi nhìn vào mức sống dân cư qua giai đoạn 2010 – 2018, tỷ lệ thất nghiệp thấp vào các giai đoạn lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cao. Mức sống của dân cư trong các năm đó cũng được cải thiện, tỷ lệ nhân khẩu thiếu đói giảm mạnh.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Lạm phát cơ bản Tổng số
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
3.3.2. Lạm phát tác động tới tỷ giá hối đối, vốn đầu tư nước ngồi
Tỷ giá hối đoái là thước đo giá trị đồng tiền của hai quốc gia. Khi lạm phát tăng cao, tiền đồng nội tệ bị mất giá. Lạm phát thường có tác động khơng tốt tới tỷ giá hối đối. Khi một nước có lạm phát, sức mua của đồng nội tệ giảm, nếu tỷ giá hối đối khơng đổi, giá của HH và DV nước đó sẽ đắt hơn giá HH và DV nước ngồi. Vì vậy xu hướng sử dụng hàng ngoại sẽ gia tăng dẫn đến nhập khẩu tăng làm cho cầu ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Tương tự như vậy, lượng hàng xuất khẩu sẽ giảm do nhu cầu nhập khẩu của nước ngồi giảm vì giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước tăng làm cho giảm cung ngoại tệ và tỷ giá hối đối tăng.
Bảng 3.9: Tình hình xuất – nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018
Đơn vị tính: tỷ USD
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Xuất khẩu 71,6 96,3 114,6 132,2 150 162,4 175,9 213,77 244,72
Mức tăng so với năm trước 25,5% 33,3% 18,3% 15,4% 13,6% 8,1% 8,6% 21,1% 13,8%
Nhập khẩu 84 105,8 114,3 131,3 148 165,6 173,3 211,1 237,51
Mức tăng so với năm trước 20,1% 24,7% 7,1% 15,4% 12,1% 12% 4,6% 20,8% 11,5%
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Nhìn vào bảng tình hình xuất- nhập khẩu hàng hóa dịch vụ ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018 có thể thấy giá trị HH và DV xuất – nhập khẩu luôn tăng tuy nhiên tốc độ khơng đồng đều. Dù lạm phát có tăng cao trong giai đoạn 2010-2011, nhưng nhờ vào việc tăng tỷ giá hối đoái để ổn định so với tỷ giá trên thị trường tự do ( như đã nêu ở bảng 6, mục 4.2) tuy có khó kiểm sốt tình trạng lạm phát hơn nhưng lại giúp cho tình hình xuất- nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trong nước không bị ảnh hưởng nhiều.
Bất ổn định giá cả làm cho tình hình kinh doanh ngày càng xấu hơn, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta. Khơng có nhiều vốn để đầu tư kinh tế- xã hội làm tốc độ tăng trưởng kém hơn, hàng hóa khan hiếm lại càng làm giá cả tăng cao, lạm phát khó kiểm sốt.
3.3.3. Lạm phát tác động tới tín dụng, lãi suất
Lãi suất là một yếu tố gắn liền với lạm phát. Chúng ta đã biết, lãi suất thực được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát. Vì vậy các ngân hàng muốn duy trì hoạt động bằng cách duy trì lãi suất thực ổn định thì phải tăng lãi suất danh nghĩa lên cùng với tỷ lệ lạm phát khi lạm phát tăng.
Khi lãi suất tăng gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động tín dụng của các NHTM. Người đi vay ít có cơ hội tiếp cận vốn hơn do chi phí sử dụng vốn cao, điều này làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh sụt giảm , hàng hóa bị hạn chế, hoạt động tín dụng của ngân hàng bị giảm sút. Đối với người gửi tiền, lãi suất tăng sẽ khiến người dân thích gửi tiết kiệm và hạn chế chi tiêu dùng. Lạm phát lúc này được kìm chế.
Năm 2010, khi Ngân hàng nhà nước tăng mức lãi suất cơ bản lên 9%, các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi, tuy nhiên việc huy động vốn trong dân cư vẫn rất khó khăn mặc dù có nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn. Lãi suất huy động, lãi suất cho vay ở mức 12% và 15% là mức quá cao so với mặt bằng chung trong khu vực.
( Nguồn: LienVietPostBank)
Biểu đồ 3.7 : Lạm phát và lãi suất cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 2008-2016
Mặt bằng lãi suất trong những năm 2010- 2011 tăng mạnh do lạm phát tăng cao nên NHNN phải dùng công cụ lãi suất để tiền tệ được thắt chặt.
Trong thời kỳ 2012-2014 mặt bằng chung của lãi suất giảm liên tục theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Thêm vào đó, các chỉ số vĩ mơ của nền kinh tế như GDP và tỷ lệ lạm phát đều bắt đầu khởi sắc, tạo động lực giảm lãi suất cho các NHTM để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp và tạo đà tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 2015 đến 2018 , lãi suất được giữ ổn định theo hướng giảm lãi suất tiền đồng VND, lãi suất huy động USD giữ nguyên ở mức 0% và lãi suất cho vay USD tiếp tục giảm để chống lại việc đô la hóa và phát triển kinh tế.
3.3.4. Lạm phát tác động tới phân phối thu nhập xã hội
Khi lạm phát tăng cao sẽ gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng gay gắt. Hiện tượng đầu cơ, đầu tư sẽ giúp cho những người có tiền ngày càng giàu trong khi đó những người nghèo lại càng khó khăn hơn vì khơng có đủ tiền để chi tiêu khi hàng hóa ngày càng tăng giá.
Bảng 3.10: Thu nhập bình qn đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất theo vùng
ĐVT: nghìn đồng Khu vực 2010 2012 2014 2016 Nhóm thu nhập thấp nhất Nhóm thu nhập cao nhất C/T Nhóm thu nhập thấp nhất Nhóm thu nhập cao nhất C/T Nhóm thu nhập thấp nhất Nhóm thu nhập cao nhất C/T Nhóm thu nhập thấp nhất Nhóm thu nhập cao nhất C/T Thành thị 633,0 4.983,0 7,9 952,0 6.794,0 7,1 1.267,0 9.421,0 7,4 1.452,0 10.623,0 7,3 Nông thôn 330,0 2.462,0 7,5 450,0 3.615,0 8,0 565,0 4.641,0 8,2 667,0 5.644,0 8,5
Ghi chú: C/T: Nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất (Lần)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa thu nhập ở khu vực thành thị và khu vực nơng thơn. Tỷ lệ giữa nhóm có thu nhập cao nhất so
với nhóm có thu nhập thấp nhất có sự thay đổi trung bình khoảng 2,11% đối với nhóm có thu nhập thấp và 1,95% đối với nhóm có thu nhập cao.