CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
3.4. Đánh giá việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
3.4.2. Chính sách tài khóa
- Phấn đấu tăng thu ngân sách. Công tác kiểm tra, giám sát về việc quản lý thu thuế, phòng chống thất thu, xử lý nợ được tăng cường. Các khoản thuế cịn tồn đọng tích cực cưỡng chế thu hồi và tránh để phát sinh nợ thuế mới. Kết quả đạt được là trung bình số nợ thuế thu được so với tổng nợ thuế có khả năng thu hồi là 81% cho cả giai đoạn 2011-2016. Bình quân tốc độ tăng đạt 16,3% một năm và tỷ trọng nợ thuế so với tổng thu NSNN cũng giảm đáng kể, từ mức 7,7% năm 2015 xuống 6,7% năm 2016, năm 2017 là 6,1%. ( Duy Thái, 2017)
- Các dự án khơng được ứng trước vốn NSNN , trái phiếu Chính phủ ngoại trừ việc sử dụng để phịng, chống và khắc phục hệ quả của thiên tai.
- Tiết kiệm chi thường xuyên bằng cách tiết kiệm tối đa các chi phí sử dụng ngân sách nhà nước. Các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải tiết kiệm tất cả các khoản chi phí tiếp khách, hội nghị, đi công tác… Không trang bị các thiết bị mới không cần thiết. Không bổ sung ngân sách ngồi dự tốn trừ một số trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định như chính sách, chế độ, phịng chống thiên tai, dịch bệnh.
- Giảm bội chi ngân sách nhà nước , rà sốt, khoanh nợ Chính phủ, hạn chế nợ dự phịng, bảo đảm nợ nước ngồi an tồn trong phạm vi tài chính quốc gia. Kết quả bội chi ngân sách nhà nước đã được giảm xuống.
- Rà soát lại nguồn vốn đã duyệt nhưng chưa cần thiết thì thu hồi và chuyển cho các dự án cấp thiết. Rút ngắn thời gian thực hiện đối với các khoản sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
- Khơng khởi cơng các cơng trình, dự án mới trừ các cơng trình trọng điểm quốc gia, các dự án khắc phục hệ quả của thiên tai, các khoản đầu tư từ nguồn vốn ODA.
- Kiểm tra và rà soát đầu tư doanh nghiệp nhà nước. Xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả.