Những điểm hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân lạm phát ở việt nam và giải pháp kiểm soát (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

3.4. Đánh giá việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

3.4.4. Những điểm hạn chế

Mặc dù sau khi sử dụng đồng bộ các chính sách đã giúp lạm phát được ổn định, tuy nhiên cũng cịn khơng ít khó khăn, hạn chế mà nước ta phải đối diện.

- Mơ hình tăng trưởng kinh tế chưa được chuyển đổi hoàn toàn từ chiều rộng thành chiều sâu nên khi thực thi các chính sách cần phải được điều chỉnh và nới lỏng. Cụ thể trong năm 2017, lượng cung tiền và tăng trưởng tín dụng đều đạt và vượt mức 20%, gây sức ép lên lạm phát.

- Một số chính sách đưa ra chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta vì vậy cịn có những hệ quả ngồi mong đợi, giá cả chưa được kiểm sốt phù hợp với nguyên tắc thị trường.

17 Phạm Thị Hải Chuyền, 2016. Những thách thức và giải pháp để làm tốt chính sách an sinh xã hội.

18

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp , còn hiện tượng thất thốt vốn với quy mơ lớn nhưng chưa có biện pháp khắc phục.

- Chính sách ổn định vĩ mô kinh tế chưa sâu sát, kịp thời, chủ yếu mang tính ổn định, lâu dài.

Tóm tắt chương 3

Chương này chú trọng nghiên cứu thực trạng lạm phát ở Việt Nam, tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát Ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018.

Khi phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018, có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 2010-2012: Lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp; giai đoạn 2013-2015: Lạm phát được kiểm sốt , kinh tế bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng và giai đoạn 2016-2018: lạm phát tương đối ổn định, nền kinh tế được phục hồi và tăng trưởng.

Đối với mỗi giai đoạn, lạm phát ở Việt Nam đều có nguyên nhân riêng của nó. Có thể phân tích theo ngun nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Việc biến động của giá cả trên thị trường thế giới, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, quan hệ cung – cầu HH và DV theo mùa trong một năm là những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát còn chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu kinh tế và chính sách quản lý vĩ mơ, cơ cấu kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội cũng như tâm lý của người dân. Mức độ độc laạp của NHTW cũng là vấn đề thiết yếu cần xem xét.

Lạm phát có tác động lớn tới nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng , tỷ lệ thất nghiệp, mức sống dân cư; tỷ giá hối đối, vốn đầu tư nước ngồi; tín dụng và lãi suất; phân phối thu nhập trong xã hội. Lạm phát cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, thêm vào đó là việc tăng nhanh tỷ lệ thất nghiệp, mức sống dân cư thấp. Đồng tiền của Việt Nam mất giá so với các đồng tiền ngoại tệ làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài . Lãi suất tăng cao dẫn đến việc các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sản lượng của nền kinh tế sụt giảm. Đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo do phân phối thu nhập khi có lạm phát ngày càng rõ. Người nghèo chịu nhiều ảnh hưởng nhất khi lạm phát tăng cao.

Chính phủ đã có những biện pháp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này đạt hiệu quả cao. Bằng việc thực thi phối hợp, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và

chính sách tiền tệ. Các chính sách đều nhằm hỗ trợ tối đa cho việc kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống, an sinh xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên khi nhìn lại về lạm phát giai đoạn 2010-2018 cùng với những chính sách để kiểm sốt lạm phát có thể thấy mặc dù lạm phát đã được kiểm soát thành cơng, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa cao . Các chính sách cịn có một vài khuyết điểm. Vì thế , phải có những giải pháp cụ thể hơn cho thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân lạm phát ở việt nam và giải pháp kiểm soát (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)