CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
3.4. Đánh giá việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
3.4.3. Các biện pháp hỗ trợ khác
3.4.3.1. Ổn định đời sống, sản xuất
- Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất bằng các chính sách , gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, đảm bảo an ninh, lương thực.
- Cơng tác tái cơ cấu, cổ phần hóa được đẩy mạnh, chi phí sản xuất , cơng tác quản trị của các doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh , bảo đảm ổn định mức giá hợp lý, vốn được tập trung để phát triển các ngành nghề sản xuất chính.
- Thực hiện nghiêm ngặt về chống lãng phí, tiết kiệm,kiểm tra, giám sát chặt chẽ chính sách này, đặc biệt những người đứng đầu các đơn vị, tổ chức, cơ quan, địa phương có trách nhiệm giảm tối đa chi phí hội thảo, hội nghị, tiếp khách, cơng tác phí. Các doanh nghiệp được khuyến khích tiết kiệm điện và toàn dân chung tay tiết kiệm năng lượng, sử dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch.
3.4.3.2. Quản lý giá các mặt hàng thiết yếu
- Ban hành quy định và thực hiện điều tiết cân đối cung – cầu, đảm bảo giá trị sản xuất trong nước với hoạt động xuất – nhập khẩu.
- Ổn định giá lương thực trong nước, dự trữ quốc gia phải đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm . Công tác theo dõi sự thay đổi của giá cả trên thị trường trong nước và quốc tế được đảm bảo thường xuyên để kịp thời phản ứng.
- Chủ động có những biện pháp đầu cơ, nâng giá.
3.4.3.3. Quản lý cán cân thương mại
- Các biện pháp thiết yếu để điều tiết thuế, phí được chủ động áp dụng nhằm giám sát và điều tiết lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các yếu tố đầu vào có giá thấp trên thị trường.
- Miễn, gia hạn nộp thuế, giảm thuế đối với những nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất những mặt hàng xuất khẩu còn thiếu vật liệu để sản xuất như dược phẩm, gỗ, dệt may, các loại thủy sản, …
- Việc áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi theo cam kết được thỏa thuận tại hiệp định thương mại tự do và chính sách ưu đãi thuế ở các khu vực đặc biệt được kiểm tra sát sao, kỹ lưỡng. Nghiên cứu gia tăng thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài ngun, ngun liệu thơ.
- NHNN đảm bảo ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu, hạn chế cho vay nhập khẩu đối với những mặt hàng mà Bộ Cơng thương khơng khuyến khích nhập.
3.4.3.4. Chính sách về an sinh xã hội
- Trong mùa khô, nhu cầu phụ tải điện tăng cao, vì vậy các nhà máy điện phải huy động công suất tối đa. Ưu tiên điện cho sản xuất, đồng thời khuyến khích tiết kiệm điện, phân bổ hợp lý để đảm bảo đời sống và sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá xăng, dầu, điện theo cơ chế thị trường.
- Các kế hoạch, dự án, chương trình trong chính sách an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ, đẩy mạnh các giải pháp triển khai.
- Hỗ trợ xóa nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn ở các địa phương. Triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các quy định hỗ trợ đối tượng chính sách, người có cơng, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Bình qn tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 2% một năm, từ mức 14,2% năm 2010 còn 4,5% năm 2015.17
3.4.3.5. Vấn đề quản lý của Nhà nước
Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt tăng cường phòng chống tham nhũng; tăng cường cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia, đổi mới cơng tác cán bộ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách thể chế, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.Công tác thanh tra được thực hiện toàn diện nhiều dự án lớn, gây thua kéo dài, thất thoát nặng nề. Kết quả đạt được đã thu hồi được hơn 188 ngàn tỷ đồng, hơn 12 ngàn ha đất, điều tra xử lý hình sự hơn 338 đối tượng, hơn 300 văn bản pháp luật không phù hợp được thay thế, bổ sung, hủy bỏ.18
Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, thông tin, dự báo và phản biện chính sách xã hội. Tăng cường tham vấn nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và các chun gia khi xây dựng chính sách, hồn thiện thể chế.