Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân lạm phát ở việt nam và giải pháp kiểm soát (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam

3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng, nền kinh tế của Việt Nam chịu khá nhiều tác động từ thị trường thế giới. Kinh tếViệt Nam phát triển mạnh trong những năm 2002- 2007, đặc biệt từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã giúp tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chậm lại và ngày càng đi xuống.

Thứ nhất, nguyên nhân từ sự biến động giá cả trên thị trường thế giới.

Trong giai đoạn 2010-2013, 2016-2018 giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng cao làm cho giá cả trong nước cũng tăng lên.

Việc giá vàng tăng đột biến trong giai đoạn 2010- 2011 cũng gây nên tâm lý lan tỏa sang giá các HH và DV khác trên thị trường.

Bảng 3.4: Bảng so sánh chỉ số giá vàng bình quân năm 2009-2017

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Chỉ số giá vàng 119,16 136,72 139,00 107,83 88,74 88,51 95,27 105,95 103,71

Giai đoạn 2012-2015, lạm phát được kiểm soát tương đối ổn định. Các yếu tố bên ngoài của thị trường thế giới gây ảnh hưởng nhiều đến giá các mặt hàng trong nước.

Năm 2012, sự giảm mạnh về chỉ số giá lương thực, thực phẩm bắt nguồn từ giá lương thực thế giới giảm mạnh và sức mua của nền kinh tế cùng với việc nhập lậu ngày càng nhiều làm cho mức giá chung của nền kinh tế cũng sụt giảm. Nhóm lương thực, thực phẩm giảm giá kéo dài trong vòng sáu tháng liên tục với mức giảm từ -0,14% đến -0,83%.8

Năm 2014, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 2,61% do nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào.

Năm 2015 sản lượng lương thực trên thế giới tăng vọt cùng với việc cạnh tranh xuất khẩu gạo của các nước như Thái Lan, Ấn Độ đã khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Giá lương thực tại thời tháng 11 năm 2015 luôn thấp hơn các nước khác, giá trị xuất khẩu của gạo giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. 9

Cũng trong năm này, giá gas, giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh. Giá dầu giảm khoảng 45,6% so với năm 2014, giá gas bình quân giảm 18,6% so với năm trước dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm hàng giao thơng, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 11,92% và 1,62 % so với năm trước. Đến năm 2016, giá xăng dầu và gas trên thế giới tăng trở lại, tăng 15,49% và 15,91% so với năm 2015 dẫn đến mức giá cả chung tăng 0,64%.10

Những yếu tố sản xuất đầu vào của sản xuất Việt Nam phải nhập khẩu nếu có biến động tăng giá cũng dẫn đến giá bán của mặt hàng đó tăng và chỉ số giá tiêu dùng nhập khẩu tăng. Như năm 2017, giá thép đầu vào tăng cao dẫn đến giá bán tăng từ 5-10%, CPI nhập khẩu tăng 2,57% so với năm 2016 và chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 2,82%.11

8, 9 , 10 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, 2015, 2016.

11

Thứ hai, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

Cũng trong giai đoạn 2010-2011 có 30 / 63 tỉnh thành trên cả nước bị ảnh hưởng bới dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng làm giảm nguồn cung thực phẩm trên thị trường và chi phí chăn ni tăng cao. Cùng với đó thời tiết diễn biến trong năm khắc nghiệt làm cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lượng cung trên thị trường làm mặt bằng giá tăng cao. Cân đối nguồn cung trong nước bị mất do hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia lân cận ( Lào, Campuchia, Trung Quốc) bị chênh lệch giá khi nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá. Cung cầu mất cân đối ảnh hưởng đến giá cả chung của các hàng hóa trên thị trường, mặt bằng giá ngày càng tăng nhanh khiến lạm phát tăng cao.

Năm 2016, số lượng cơn bão là 16 cơn cộng với đó là 4 đợt áp thấp nhiệt đới, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay dẫn đến chỉ số giá của nhóm lương thực và thực phẩm tăng cao.

Thứ ba, quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm.

Hầu hết khi nhìn vào biểu đồ lạm phát, các tháng đầu năm và các tháng cuối năm nhằm vào dịp Tết nguyên đán thì chỉ số tiêu dùng ln cao hơn các tháng khác trong năm. Do nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tại thời điểm này tăng đột biến khiến giá hàng hóa tăng dẫn đến tăng mức giá chung của nền kinh tế.

Năm 2018, giá gạo vào dịp Tết nguyên đán tăng cao, mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 3,71% trong đó giá thịt lợn tăng 10,37% so với cùng kỳ năm trước dẫn đến CPI tăng 0,44%. Cũng vào dịp này, tổng công ty đường sắt Việt Nam điều chình tăng mức giá vé dịp Tết và hè, các đơn vị vận tải cũng tăng giá chiều đông khách đã làm cho giá dịch vụ giao thông tăng 2,54%.12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân lạm phát ở việt nam và giải pháp kiểm soát (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)