Nhóm hàng hóa, dịch vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thuốc và dịch vụ y tế Tăng 5,3% Tăng 2,55% Tăng 5,76% May mặc, mũ nón, giày dép Tăng 0,25% Tăng 0,43% Tăng 0,43% Thuốc lá, đồ uống Tăng 0,21% Tăng 0,17% Tăng 0,22% Nhà ở và vật liệu xây dựng Tăng 0,19% Tăng 0,22% Giảm 0,89%
Thiết bị và đồ dùng gia đình Tăng 0,08% Tăng 0,12% Tăng 0,16% Giải trí và du lịch Giảm 0,02% Tăng 0,03% Tăng 0,02% Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Giảm 0,03% Giảm 0,23% Tăng 0,04%
Giao thông Giảm 0,89% Tăng 0,84% Giảm 4,88%
Giáo dục Không đổi Không đổi Không đổi
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
Nhìn chung, lạm phát ở Việt Nam nói riêng hay trên thế giới nói chung đều xuất phát từ các nguyên nhân: lạm phát do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu, cầu thay đổi, do xuất hoặc nhập khẩu hay lạm phát do tiền tệ. Ở mỗi giai đoạn có thể do một hay nhiều yếu tố gây nên lạm phát. Dựa vào nguồn gốc của các yếu tố, nguyên nhân gây nên lạm phát ở Việt Nam được thành 2 loại:
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng, nền kinh tế của Việt Nam chịu khá nhiều tác động từ thị trường thế giới. Kinh tếViệt Nam phát triển mạnh trong những năm 2002- 2007, đặc biệt từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã giúp tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chậm lại và ngày càng đi xuống.
Thứ nhất, nguyên nhân từ sự biến động giá cả trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn 2010-2013, 2016-2018 giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng cao làm cho giá cả trong nước cũng tăng lên.
Việc giá vàng tăng đột biến trong giai đoạn 2010- 2011 cũng gây nên tâm lý lan tỏa sang giá các HH và DV khác trên thị trường.