CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
3.4. Đánh giá việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
3.4.1. Chính sách tiền tệ
Để kìm chế và kiểm sốt lạm phát, Việt Nam đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt: ưu tiên vốn cho phát triển hoạt động sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tỷ trọng và tốc độ vay vốn tín dụng ở khu vực phi sản xuất đặc biệt là bất động sản và chứng khoán.
Nhà nước đã sử dụng phối hợp các cơng cụ của chính sách tiền tệ để kiểm sốt lạm phát bằng việc thực hiện các chính sách mở đầu là Nghị quyết 11/ NP-CP ngày 24/2/2011, Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012, Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 và các nghị quyết của mỗi năm sau đó.Điều hành linh hoạt và hiệu quả các cơng cụ nhằm thực thi chính sách tiền tệ, đặc biệt trực tiếp điều tiết lãi suất khi có biến động bất thường của thị trường.
Với công cụ lãi suất, tùy từng thời điểm NHNN đã tăng hoặc giảm tỷ lệ lãi suất cơ bản nhằm mục đích điều chỉnh lượng tiền trong lưu thơng . Trong giai đoạn lạm phát cao 2010-2011, Nhà nước điều chỉnh mức lãi suất cơ bản, tăng mức lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn để hạn chế việc NHTM ỷ lại vào NHNN và cẩn trọng hơn trong việc cho vay tín dụng. Lãi suất cho vay và lãi suất huy động khơng có sự thay đổi nhiều, khá ổn định. Trong giai đoạn này, NHNN quy định lãi suất trần huy động nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Kết quả đạt được là nửa năm sau của 2011, lãi suất cho vay đã có dấu hiệu đi xuống. Chính sách này được bắt đầu từ tháng 3/ 2011, tuy nhiên đến cuối năm 2011 mới có chuyển biến tích cực, vì vậy chính sách này thực sự chưa đạt được hiệu quả. Đã có 8 lần điều chỉnh giảm mức trần lãi suất huy động từ cuối năm 2011 đến năm 2013. Lãi suất cho vay thay đổi liên tục từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4 % năm 2012 và tiếp tục giảm cho những năm tiếp theo và đạt mức 6 % - 10% năm2018.13
Đối với nghiệp vụ thị trường mở, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khi lạm phát cao dẫn đến tính thanh khoản của các NHTM khó khăn, đặc biệt là các NHTM quy mơ nhỏ. Vì vậy, NHNN linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ trên OMO kết hợp với cho vay tái cấp vốn để giúp các NHTM có khó khăn về thanh khoản nhằm hoàn thành tốt mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất tái chiết khấu được thay đổi liên tục tùy từng thời điểm, ở mức 6% vào đầu năm 2010 và đỉnh điểm đạt 15% vào cuối năm 2011, 7% năm 2012, 5% năm 2013, 4,5% năm 2014 và duy trì như vậy đến tháng 7/ 2017 là 4,25 %.14
Chính phủ quyết tâm kiểm sốt lạm phát thơng qua việc sử dụng các công cụ trên OMO.
Đối với việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối, NHNN đã dần thể hiện được sự chủ động trong việc quản lý và đón đầu những rủi ro của thị trường. Cơ chế tỷ giá cố định được chuyển dần thành tỷ giá thả nổi có quản lý giúp tỷ giá được điều hành tương đối ổn định, góp phần tích cực trong hỗ trợ sản xuất và kiềm chế lạm phát. Tỷ giá từ chế độ cố định ở mức 18.932 USD/VND năm 2010 được thay đổi lên 20.828 USD/VND năm 2011 và dần chuyển sang thả nổi có quản lý, cuối năm 2018 là 22.825 USD/ VND.15 NHNN cũng có những động thái can thiệp khi thị trường ngoại hối có dấu hiệu căng thẳng bằng cách can thiệp trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng thông qua việc yêu cầu các NHTM lớn bán ngoại tệ trên thị trường, đồng thời bán ngoại tệ hỗ trợ cho một số nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Việc quản lý mạnh tay của NHNN đã giúp khoảng cách tỷ giá giữa thị trường chính và thị trường tự do được thu hẹp lại.
Để thị trường vàng được duy trì ổn định trong bối cảnh biến đổi liên tục, khó lường trước được khiến giá vảng trong nước cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng đầu cơ vàng càng khiến cho thị trường vàng khó kiểm sốt. Vì vậy NHNN đã chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng thơng qua việc ban hành Thơng tư để giảm phương tiện thanh tốn bằng vàng trong lưu thông, ổn định thị trường ngoại hối. Đối với các khách hàng vay vốn bằng cầm cố, thế chấp vàng,
15
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm tra chặt chẽ, đồng thời ban hành quy định hệ số rủi ro đối với các khoản vay đảm bảo bằng vàng. NHTM còn được phép bán một lượng vàng huy động và giữ hộ tồn quỹ ra thị trường, cùng với đó mở một tài khoản vàng ở nước ngoài để bảo hiểm các rủi ro có thể xảy ra do biến động giá vàng. Sau khi thực hiện, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đã được rút hẹp đáng kể dẫn đến tỷ giá đô la Mỹ trên thị trường tự do cũng giảm làm cho việc thu gom đô la Mỹ để nhập khẩu vàng lậu giảm mạnh. Giới đầu cơ vàng không thể thao túng giá vàng trong nước trên thị trường.
Để thực hiện quản lý tín dụng ngân hàng, kìm hãm tín dụng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn lạm phát cao, công cụ được NHNN sử dụng là dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng. Cụ thể Nhà nước điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng nguồn cung tièn cùng với đó tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Các NHTM và tổ chức tín dụng phải kiềm hãm tăng trưởng dưới 20% với năm 2011, 15% với năm 2012, 18% năm 2015 và 14% năm 2018 và hình phạt cho những tổ chức không đạt mục tiêu là tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc16
NHNN tiến hành kiểm soát chặt chẽ giá cả, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh tiền tệ trái pháp luật.