Giai đoạn 2012-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân lạm phát ở việt nam và giải pháp kiểm soát (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

3.1.2. Giai đoạn 2012-2015

Từ các vấn đề yếu kém được bộc lộ sau giai đoạn 2010-2011: lạm phát cao, tỷ giá và thị trường vàng bất ổn, cơ cấu kinh tế mất cân đối đã giúp Chính phủ đưa ra các đề án tái cấu trúc nền kinh tế.

Năm 2012, lạm phát có nhiều biến động bất thường. Hàng ăn, dịch vụ ăn lần đầu tiên chỉ tăng 1% so với tháng 12 năm trước. Dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 45,23%, giáo dục tăng 16,97% do sự điều chỉnh giá từ Nhà nước. Việc điều chỉnh giá xăng từ 21.000 lên 23,650 đồng / lít đã làm chỉ số giá nhóm hàng giao thơng tăng. Tuy nhiên áp lực này lên giá giao thông cuối năm đã được giảm nhẹ do đến tháng 10, tháng 11 giá dầu và năng lượng giảm nhẹ. Tính đến tháng 12 năm 2012, nhà ở và vật liệu xây dựng đã đóng góp 13,4% mức CPI chung của cả nước do sự tăng giá mạnh vào các tháng cuối năm.5

( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm giai đoạn 2012-2015

Tương tự năm 2012, nhân tố chi phí đẩy tiếp tục tác động đến tỷ lệ lạm phát năm 2013. Việc quán triệt Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP giúp cho chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,04%, đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại.

5

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012

98% 99% 99% 100% 100% 101% 101% 102% 102% 103% 2012 2013 2014 2015

Thuốc và dịch vụ y tế tiếp tục tăng, đặc biệt tăng mạnh vào các tháng 1,4,5,8. Từ tháng 9 tăng chậm hơn từ 0,04% đến 0,1%. Đợt điều chỉnh tăng mạnh giá xăng ngày 17/7/2013 đã làm chỉ số giá nhóm hàng giao thơng tăng mạnh trong hai tháng 7 và 8: 1,34% và 1,11%. Tuy nhiên từ tháng 9 trở đi đến cuối năm, giá xăng quay đầu giảm giá làm giảm áp lực lên tỷ lệ lạm phát các tháng cuối năm. Giáo dục , nhà ở và vật liệu xây dựng đóng góp lần lượt 0,67% và 0,55% vào CPI chung.6

Năm 2014, lạm phát cả nước chỉ tăng 1,84%. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua.Chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 có 3 tháng 3,11,12 giảm cịn các tháng cịn lại tăng nhưng tỷ lệ thấp. Một số luồng ý kiến chỉ ra CPI năm 2014 thấp do nền kinh tế có sức cầu yếu. Nhưng khi so sánh số liệu tốc độ tăng về lượng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội khi loại trừ yếu tố giá và lạm phát thì thấy CPI năm 2014 thấp không phải do nhu cầu tiêu dùng.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng lượng bán HHDV và lạm phát giai đoạn 2012-2014

Năm 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng HH và DV 4,7 % 6,2 % 5,6 % 6,5 %

Lạm phát 18,13 % 6,81 % 6,04 % 1,84 %

( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)

Năm 2015, tỷ lệ lạm phát tăng 0,63% so với năm 2014. Bình quân tốc độ tăng mỗi tháng là 0,05%. Trong số 11 nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa dùng để tính CPI, có 7 nhóm hàng hóa tăng nhưng mức tăng khơng đáng kể, 4 nhóm hàng hóa cịn lại có tỷ lệ giảm. 7

Bảng 3.2: CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ năm 2015 so với năm 2014

Nhóm hàng hóa Chênh lệch Tỷ lệ

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Tăng 0,16%

Đồ uống và thuốc lá Tăng 0,16%

May mặc, mũ nón, giầy dép Tăng 0,32%

Nhà ở, vật liệu xây dựng Tăng 0,5%

Thuốc và dịch vụ y tế Tăng 0,14%

Giáo dục Tăng 0,04%

Hàng hóa và dịch vụ khác Tăng 0,15%

Bưu chính viễn thơng Giảm 0,03%

Giao thông Giảm 1,57%

Văn hóa, giải trí và du lịch Giảm 0,05% Thiết bị và đồ dùng gia đình Giảm 0,1%

( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)

Mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã đạt thành cơng kèm với đó là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh. Từ mức lạm phát cao trong những năm 2010- 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, Việt Nam đã kiểm sốt tốt tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên nhân lạm phát ở việt nam và giải pháp kiểm soát (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)