CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan chủ yếu đến từ chính sách xã hội, khả năng điều hành nền kinh tế, tâm lý của người dân khi có lạm phát.
Thứ nhất, đầu tư phát triển và cơ cấu kinh tế bất hợp lý, kém hiệu quả.
Chính phủ hoạt động kém hiệu quả về chi tiêu và đầu tư thông qua doanh nghiệp nhà nước đã làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách của nước ta triền miên. Vì vậy Chính phủ phải ráo riết thực hiện tài cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015. Trường hợp tiêu biểu cho vốn cấp nhà nước dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả, khơng có trách nhiệm có thể kể đến như Vinalines- Tổng cơng ty hàng hải Việt Nam, SBIC Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam…Việc sử dụng tiền một cách lãng phí trong khu vực kinh tế nhà nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước và tốc độ phát triển kinh tế của nước ta.
Bảng 3.5: Cơ cấu Vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam 2010-2018
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Khu vực nhà nước 38,1% 38,9% 37,8% 40,4% 39,9% 38% 37,6% 35,7% 40,4%
Khu vực ngoài nhà
nước 36,1% 35,2% 38,9% 37,6% 38,4% 38,7% 39% 40,5% 37,6%
Khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài 25,8% 25,9% 23,3% 22% 21,7% 23,3% 23,4% 23,8% 22,0%
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Qua bảng cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010- 2018, ta có thể thấy vốn đầu tư vào khu vực nhà nước khá cao trong toàn bộ giai đoạn. Chưa có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn vào khu vực nhà nước có thực sự hiệu quả hay chưa cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu kỹ hơn nhằm sử dụng khoản vốn của hoạt động đầu tư hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế..
( Nguồn:Số liệu Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 2012-2018
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam trước đây luôn chú trọng về nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu này đang dần được chuyển dịch theo hướng giảm nông, lâm nghiệp- thủy sản và tăng cơ cấu ngành cơng nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận xét rằng có sự chuyển dịch qua từng năm, tuy nhiên tốc đọ chưa cao.
Thứ hai, mức độ độc lập của Ngân hàng Nhà nước.
Tính độc lập của NHNN cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc kiểm soát lạm phát. Khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế đi kèm với kiềm chế lạm phát nhưng lúc thiếu vốn NHNN lại đưa thêm tiền vào lưu thông khi lạm phát đang cao bằng cách mua trái phiếu đã bán từ hệ thống NHTM do Chính phủ đánh tiếng thiếu vốn để phát triển kinh tế. Vì vậy chưa thực sự thể hiện được tính độc lập của NHNN. Lượng cung tiền tăng lên khi lạm phát đang tăng khiến cho việc kiểm soát lạm phát càng trở nên khó khăn.
Thứ ba, Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế
Trong những năm 2010- 2011, đồng tiền Việt Nam bị phá giá liên tục, giá điện, giá xăng dầu đồng loạt tăng đột ngột đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế.
0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nông, lâm nghiệp - thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Lạm phát leo thang do chi phí đẩy. Ở nước ta, có một thời gian dài chính sách tỷ giá áp dụng là tỷ giá cố định. Khi giá giao dịch trên thị trường tư do cao hơn đã gây áp lực buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá đột ngột. Việc điều chỉnh tỷ giá đã làm ảnh hưởng đến mức giá chung của nền kinh tế. Tỷ lệ Việt Nam đồng bị phá giá từ 3,36%, 2,09% và 9,3% sau mỗi lần điều chỉnh.
Bảng 3.6: Tỷ giá USD/ VND giai đoạn 2010- 2011
Thời gian Tỷ lệ trước khi nâng Tỷ giá sau khi nâng
11/2/2010 17,941 18,544
18/8/2010 18,544 18,932
11/2/2011 18,932 20,693
( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Năm 2013, tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP giảm dần từ 36,4% ở năm 2011 thành 30% ở năm 2013, doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, chính sách tiền tệ kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã giúp chính phủ ổn định được lạm phát.
Bảng 3.7: Lương cơ bản qua các giai đoạn 2010-2018
1/5/2010 1/5/2011 1/5/2012 1/7/2013 1/5/2016 1/7/2017 1/7/2018
Lương cơ bản 730,000 830,000 1,050,000 1,150,000 1,210,000 1,300,000 1,390,000
( Nguồn: Tổng hợp Luật Việt Nam)
Khi Chính phủ điều chỉnh tăng lương cơ bản, các doanh nghiệp cũng phải tăng chi phí đầu vào sản xuất, dẫn đến giá cả trên thị trường cũng tăng theo. Giá cả các hàng hóa tăng dẫn đến mức giá cả chung tăng cao dẫn đến lạm phát.
Năm 2014, công tác quản lý giá được thực hiện hợp lý khi điều chỉnh giá không phải các tháng cao điểm dẫn đến mức giá dịch vụ giáo dục, y tế thấp hơn so với năm 2013.
Xăng dầu và điện là hai ngành được Nhà nước trợ cấp giá lâu nay. Việc giá được định hướng theo cơ chế thị trường là điều hợp lý tuy nhiên cần xem xét tình hình kinh tế để có quyết định hợp lý. Trong điều kiện lạm phát cao, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nếu tăng đồng loạt và đột ngột cả giá xăng dầu và điện sẽ
làm cho yếu tố đầu vào của sản xuất gia tăng, giá cả của các mặt hàng liên quan gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lạm phát.
( Nguồn: Pháp luật Việt Nam)
Biểu đồ 3.5: Giá điện bình quân giai đoạn 2009-2018
Thứ tư, tâm lý của người dân là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến lạm phát.
Bởi hoạt động chi tiêu của người dân ảnh hưởng tới lượng cầu hàng hóa trên thị trường. Khi có các yếu tố bên ngồi tác động đến tâm lý làm ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu sẽ làm lượng cầu thay đổi. Chẳng hạn như khi có dịch bệnh trên động vật chăn ni, người dân có tâm lý sợ hãi mặc dù mình nằm trong vùng an toàn với dịch bệnh, khiến cho lượng cung không thay đổi nhưng lượng cầu giảm. Kết quả là tác động đến giá cả hàng hóa chung trên thị trường.
Yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố gây nên lạm phát trong ngắn hạn và cả dài hạn. Lạm phát lúc này được gọi là lạm phát kỳ vọng.
Trong ngắn hạn, khi giá cả của nhiều mặt hàng tăng, giới đầu cơ , các nhà buôn cho rằng giá đang tăng và sẽ tiếp tục tăng dẫn đến việc đẩy mạnh tích trữ hàng hóa. Kết quả là giá cả tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi đạt được mức lợi nhuận mong muốn, các nhà đâu cơ sẽ xả hàng chốt lời. Khi lượng cung có sự biến động, giá cả có thể tạm thời giảm xuống. Nếu kỳ vọng tăng giá vẫn tồn tại, quá trình đầu cơ mới lại tiếp tục diễn ra làm cho giá cả tăng liên tục.
970.9 1,058 1,242 1,304 1,437 1,508.85 1,622.01 1,702.65 1,702.65 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Giá điện Giá điện
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, khi mức giá dự kiến cao hơn mức giá chung thì họ sẽ quyết định giảm sản lượng sản xuất. Làm cho tổng cung trong ngắn hạn giảm và gia tăng giá cả.
Trong dài hạn, kỳ vọng lạm phát của dân chúng cũng dựa trên tình hình quan sát trong quá khứ. Nếu giá cả gia tăng nhanh chóng, người dân dự kiến nó sẽ tiếp tục tăng nhanh.