CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
4.2.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa biến độc lập và các biến trung gian
Với mục tiêu đã đặt ra là kiểm định mối quan hệ giữu chất lượng HTTTKT với nhận thức tính tương thích cơng việc, nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT và nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT và nhận thức tính tương thích cơng việc.Theo kết quả kiểm định mơ hình SEM cho thấy: tất cả các mối quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều. Cụ thể:
H1: Chất lượng HTTTKT (ASQ) có tác động cùng chiều đến nhận thức tính tương thích cơng việc (PWC) giữa nhiệm vụ kế tốn với HTTTKT
H2: Chất lượng HTTTKT (ASQ) có tác động cùng chiều đến nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT (PU)
H3: Chất lượng HTTTKT (ASQ) có tác động cùng chiều đến nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT (PEOU)
Kết quả được trình bày trong bảng 4.19 cho thấy:
➢ Mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và nhận thức tính tương thích cơng việc có ý nghĩa và có mối tương quan dương.
➢ Mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT có ý nghĩa và có mối tương quan dương.
➢ Mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT có tác động cùng chiều đến nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT có ý nghĩa và có mối tương quan dương.
Do đó các giả thuyết H1, H2, H3 đều được ủng hộ. Điều này có thể giải thích rằng: Nếu người sử dụng nhận thấy HTTTKT có chất lượng tốt hơn thì họ sẽ cảm thấy HTTTKT thích hợp hơn với cơng việc kế tốn mà họ đang thực hiện. Như đã lập luận ở mục 3.4.2.2 nhận thức tính tương thích cơng việc là một phần cốt lõi quan trọng của TTF (Sun và cộng sự, 2009). Mặt khác, các kết quả nghiên cứu trước như Tam và Oliveira (2016); Cheng (2018); Zha và cộng sự (2018); Kuo và Lee (2009) đã chứng minh được rằng chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin tác động cùng chiều với TTF. Do đó, tác giả suy đốn rằng: Chất lượng HTTTKT có thể tác động đến nhận thức tính tương thích cơng việc. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy sự suy đốn của tác giả là hồn tồn phù hợp khi chất lượng HTTTKT có tác động cùng chiều với nhận thức tính tương thích cơng việc với hệ số beta chuẩn hóa = 0.21 (xem bảng 4.19). Theo sự tìm hiểu của tác giả, đây cũng chính là một điểm mới mà nghiên cứu này phát hiện.
Trong nghiên cứu này, kết quả cũng cho thấy chất lượng HTTTKT có tác động cùng chiều với nhận thức tính hữu dụng của HTTTKT (với hệ số beta chuẩn hóa = 0.267) và nhận thức tính dễ sử dụng của HTTTKT (với hệ số beta chuẩn hóa = 0.188). Ý nghĩa có thể hiểu như sau, nếu HTTTKT có chất lượng càng cao thì
người sử dụng càng nhận thức tính hữu dụng của hệ thống và tính dễ sử dụng của hệ thống. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước (Lương Đức Thuận và Nguyễn Xuân Hưng, 2019; Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự, 2017; Nguyễn Xuân Hưng và Lương Đức Thuận, 2018b; Wixom và Todd, 2005).
Như vậy, biến độc lập chất lượng HTTTKT đều tác động cùng chiều với 3 biến trung gian (nhận thức tính tương thích cơng việc,nhận thức tính hữu dụng nhận thức tính dễ sử dụng). Tuy nhiên mức độ tác động khác nhau. Theo đó mức độ tác động của chất lượng HTTTKT tới các biến trung gian giảm dần: nhận thức tính hữu dụng , nhận thức tính tương thích cơng việc, nhận thức tính dễ sử dụng. Một điểm mới của nghiên cứ có thể nói đến là chất lượng HTTTKT có thể tác động đến nhận thức tính tương thích cơng việc.