Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

3.5.1. Mẫu nghiên cứu:

3.5.1.1. Đối tượng khảo sát

Mẫu mục tiêu của nghiên cứu này là cá nhân tham gia vào việc sử dụng trực tiếp HTTTKT tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối tượng khảo sát là các nhân viên kế toán và các nhà quản lý tham gia sử dụng HTTTKT tại địa bàn TPHCM.

3.5.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Việc khảo sát và thu thập dữ liệu được thực hiện tại các doanh nghiệp trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Việc chọn lựa phạm vi khảo sát tập trung chủ yếu thành phố Hồ Chí Minh vì đây là nơi có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước, đa dạng về loại hình doanh nghiệp, quy mơ, ngành nghề và HTTTKT cũng tốt hơn các doanh nghiệp ở địa phương khác. Do đó, các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể đại diện cho các doanh nghiệp ở các địa phương khác.

3.5.1.3. Kích thước mẫu

Như đã giới thiệu ở chương mở đầu, tác giả chọn kỹ thuật kiểm định mơ hình CB_SEM để kiểm định các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Theo Barrett (2007) kích thước mẫu tối thiểu sử dụng trong phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính cấu trúc CB_SEM là 200. Tuy nhiên, theo (Bollen, 1989) tỉ lệ cần thiết để thiết kế mẫu là: cỡ mẫu tối thiểu phải có 5 quan sát trên mỗi thơng số ước lượng (tỷ lệ 5: 1) để nghiên cứu. Có nghĩa, theo Bollen (1989) trong nghiên cứu này cỡ mẫu tối thiểu là 130. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách xác định mẫu tối thiểu trong kỹ thuật phân tích CB_SEM. Nhưng để tăng độ tin cậy tác giả chọn kích thước mẫu chính thức là 220.

3.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.5.2.1. Sự chuẩn bị bảng câu hỏi khảo sát

Thornhill và cộng sự (2009) khi nghiên cứu khoa học hàn Lâm được thực hiện trong một khoảng thời gian bị hạn chế thì việc thu thập dữ liệu tại một thời điểm cho dữ liệu khảo sát là hồn tồn phù hợp. Do đó, trong nghiên cứu này, dữ liệu khảo sát được thu thập tại một thời điểm. Tác giả chuẩn bị bảng khảo sát như sau:

Thứ nhất, để đảm bảo độ tin cậy của thang đo tác giả tìm thang đo gốc cho

mỗi biến qua việc tổng quan các nghiên cứu trước.

Thứ hai, dịch thang đo gốc cho các biến từ tiếng anh sang tiếng Việt sao cho

đúng thuật ngữ, nội dung và phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam nhằm giảm lỗi khi tiến hành khảo sát thực.

Thứ ba, tác giả kiểm tra sự phù hợp của bảng hỏi bằng cách tiến hành nghiên

cứu thí điểm (phỏng vấn các chun gia). Sau đó, bảng hỏi được sửa đổi theo sự đề xuất của các chuyên gia.

Bảng hỏi khảo sát được tác giả thiết kế gồm ba phần chính:

Phần 1: Thơng tin cá nhân đối tượng được khảo sát (phần này có một câu hỏi gạn lọc nhằm mục đích chọn đúng đối tượng khảo sát)

Phần 2: Thông tin đơn vị của người được khảo sát. Phần 3: Nội dung chính của bảng khảo sát.

3.5.2.2. Nghiên cứu thí điểm

Nghiên cứu thí điểm gọi là nghiên cứu "tính khả thi" hoặc "tiên phong".

Waite (2002) định nghĩa một dự án thí điểm hoặc nghiên cứu là một thử nghiệm, khám phá, thử nghiệm, sơ bộ, thử nghiệm hoặc thử điều tra.

Theo Thabane và cộng sự (2010) cho rằng: Nghiên cứu thí điểm được thiết kế để đánh giá sự an toàn của điều trị hoặc can thiệp; để đánh giá tiềm năng tuyển dụng; để đánh giá tính khả thi của sự hợp tác hoặc phối hợp quốc tế cho các thử nghiệm đa trung tâm, là cách tốt nhất để đánh giá tính khả thi của một nghiên cứu quy

mô lớn, đắt tiền và trên thực tế là một điều kiện tiên quyết gần như cần thiết. Khi tiến hành thí điểm trước nghiên cứu chính có thể tăng cường khả năng thành cơng của nghiên cứu chính và có khả năng giúp tránh các nghiên cứu chính bị tiêu diệt (Thabane và cộng sự, 2010).

Để tiến hành nghiên cứu thí điểm, tác giả sử dụng bảng hỏi sơ bộ ban đầu thảo luận tay đôi với 4 chuyên gia trong lĩnh vực kế tốn và hệ thống thơng tin kế tốn nhằm mục đích cải thiện độ tin cậy thang đo cho các biến nghiên cứu. Nội dung cuộc thảo luận được dựa theo phương pháp nghiên cứu trong kế toán của Smith (2017) gồm:

➢ Lời ngỏ và câu hỏi được sử dụng có phù hợp với người trả lời và có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra hay không?

➢ Những thuật ngữ và các cụm từ được sử dụng trong bảng hỏi có ý nghĩa mơ hồ hay khơng?

➢ Sự rõ ràng và dễ hiểu của câu hỏi

➢ Độ dài của bảng hỏi

➢ Việc thêm hoặc bớt câu hỏi.

(Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn các chuyên gia)

Sau khi nghiên cứu thí điểm, tác giả có được thang đo chính thức cho khái niệm và bảng hỏi khảo sát chính thức (Xem phụ lục 6)

3.5.2.3. Phương pháp chọn mẫu

Đám đông nghiên cứu của đề tài là: các nhân viên kế toán và các nhà quản lý tham gia sử dụng hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Đám đơng nghiên cứu này có thể rất khó xác định vì đây là dạng dữ liệu thống kê khơng có sẵn. Để chọn mẫu mang tính đại diện cao thì nên chọn mẫu theo phương pháp xác suất. Tuy nhiên, do những hạn chế về về mặt thời gian của đề tài tác giả sử dụng chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, cụ thể là kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện để thu thập càng nhiều câu trả lời càng tốt. Vì phương pháp này đáp ứng được tiêu chí lựa chọn mẫu có mục đích liên quan đến mục đích nghiên cứu (Thornhill và cộng sự, 2009) và có những ưu điểm sau:

➢ Phương pháp này tiết kiệm thời gian và chi phí

➢ Tác giả dễ dàng tiếp cận các đối tượng khảo sát (bạn bè, người quen, đồng nghiệp, bạn học…) và nhờ họ giới thiệu bạn bè người quen của họ cùng tham gia khảo sát.

3.5.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu

Sau khi tiến hành nghiên cứu thí điểm, tác giả có được bảng hỏi khảo sát chính thức. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp và trực tuyến.

➢ Khảo sát trực tiếp: tác giả phát 300 phiếu khảo sát cho 6 giảng đường đại học: hệ liên thơng kế tốn, hệ vừa học vừa làm, hệ văn bằng hai, hệ cao học thu về 231 phiếu phản hồi trong đó có 109 bảng hỏi hợp lệ

➢ Khảo sát trực tuyến: bằng cách thiết kế bảng câu hỏi trên google.doc, sau đó gởi lời mời khảo sát qua email, zalo, facebook. Tác giả gởi 259 lời mời khảo sát thu về được 196 phản hồi trong đó có 111 bảng hỏi hợp lệ

Như vậy, số lượng mẫu cuối cùng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình là 220 trên 559 khảo sát, chiếm tỷ lệ 39.4%, tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với mức đề xuất của Thornhill và cộng sự (2009) là từ 30% -50%

3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu

Để đạt mục tiêu trong nghiên cứu này đề ra, tác giả sử dụng kỹ thuật: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính CB_SEM, kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap

Tác giả sử dụng các công cụ sau để thực hiện:

Microsoft excel: được dùng để nhập dữ liệu thu thập được và mã hóa các dữ liệu nghiên cứu trước khi đưa vào phần mềm SPSS và AMOS.

➢ Phân tích thống kê mơ tả để tóm tắt đơn giản về mẫu nghiên cứu và các biến đo lường

➢ Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các biến nghiên cứu thông qua hệ số Cronbach’s alpha

➢ Phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo.

Phần mềm AMOS 20: được sử dụng để phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân

tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định ước lượng mơ hình lý thuyết bằng bootstrap nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho sự tác động của biến độc lập, biến trung gian đến biến phụ thuộc, và kiểm tra độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả trình bày chi tiết các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cho đề tài . Đầu tiên tác giả trình bày thiết kế nghiên nghiên cứu và khung nghiên cứu được áp dụng cho đề tài. Tiếp đến tác giả trình bày mơ hình nghiên cứu đề xuất, phát triển các giả thuyết nghiên cứu và tìm kiếm thang đo ban đầu cho các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Kế tiếp tác giả trình bày về mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu đồng thời cũng đưa ra được thang đo chính thức cho các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu, bảng hỏi khảo sát chính thức. Dựa trên mơ hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, thang đo chính thức cho các khái niệm, bảng hỏi khảo sát chính thức tác giả trình bày cụ thể phương pháp xử lý dữ liệu thu được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)