Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % CN CBCT 1.636 79,29 2.559 84,25 3.523 89,34 923 56,38 964 37,68 Điện lực 127 6,17 97 3,18 108 2,75 -31 -24,10 12 12,30 XD-BĐS 67 3,26 234 7,69 213 5,40 166 247,68 -21 -8,90 Khác 233 11,29 147 4,88 99 2,52 -85 -36,41 -49 -33,05 Tổng cộng 2.064 100 3.037 100 3.943 100 973 47,17 906 29,84 (Nguồn: Phịng Tín dụng-HNCB HCM)
Phần lớn các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư vào Việt Nam để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, đa phần ngành nghề kinh doanh của họ đều được
xếp vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Chủ yếu KH vay thuộc lĩnh vực chế biến, gia công sắt thép, dệt may và ngành nhựa chiếm trên 80% dư nợ trong lĩnh vực CN CBCT. Do Việt Nam đã ký kết FTA, TPP, CPTPP và các hiệp định thương mại khác về ưu đãi thuế quan trong xuất-nhập khẩu sản phẩm đi và đến các nước liên quan tham gia hiệp định thương mại, làm thúc đẩy các tổ chức, cá nhân Đài Loan đầu tư vào Việt Nam để được hưởng các ưu đãi thuế quan này. Vì vậy mà nguồn FDI từ Đài Loan đổ vào Việt Nam cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực CN CBCT ngày càng nhiều, cho nên nguồn vốn tài trợ của HNCB HCM cũng vì thế mà tăng lên.
Biểu đồ 4.5. Quy mô, cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2016
2017 2018
Công nghiệp chế biến chế tạo
Điện lực
Xây dựng-Bất động sản Ngành khác
Dư nợ thuộc lĩnh vực CN CBCT tăng hàng năm, từ 1.636.128 triệu đồng năm 2016 tăng lên 2.558.561 triệu đồng năm 2017 và 3.522.521 triệu đồng năm 2018. Ngoài ra, cho vay lĩnh vực điện lực cung có tăng 11.883 triệu đồng trong năm 2018 lên 108.468 triệu đồng, sau khi dư nợ lĩnh vực điện lực bị giảm 24,10% trong năm 2017 so với năm 2016. Trong năm 2017-2018 trở lại đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiến hành thực hiện chủ trương của chính phủ là giảm dần các khoản vay được chính phủ bảo lãnh, đồng thời nguồn vốn ODA, vốn viện trợ của các chính phủ và tổ chức nước ngoài dần khang hiếm, nên buộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty con phải tự đi tìm đến các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước để tiến hành ký kết những khoản vay thương mại phục vụ cho xây dựng và sản xuất kinh doanh lĩnh vực điện. Cho nên, trong năm 2018 HNCB HCM đã tham gia cho vay hợp vốn tín chấp cho EVN
HCMC. Chính vì thế mà số dư nợ điện lực tăng lên và sẽ còn tăng thêm trong những năm tới. Song song đó, HNCB HCM cũng thực hiện chủ trương của ngành ngân hàng là hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sản-xây dựng, cho nên, số dư nợ vay lĩnh vực này có tăng lên 233.574 triệu đồng năm 2017, nhưng đã giảm 20.798 triệu đồng trong năm 2018 và sẽ giảm tiếp trong những năm tới. Cho vay lĩnh vực ngành nghề khác (vận tải, kho bãi, thương mại dịch vụ…) cũng có xu hướng giảm qua các năm.
Dư nợ tín dụng theo Tài sản Bảo đảm