Đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hua nan commercial bank, ltd – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

3.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

3.2.4.2. Đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng

Đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng liên quan đến việc xem xét các nguồn gốc rủi ro, hậu quả của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Các yếu tố rủi ro trong bước nhận diện sẽ được xác định về hậu quả và khả năng có thể xảy ra trong bước phân tích, đánh giá rủi ro. Mục đích của đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng là giúp cho tồn bộ hệ thống quản trị rủi ro nắm bắt chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích ngun nhân và lượng hóa mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Như vậy, dựa trên q trình phân tích rủi ro ngân hàng sẽ phải tính tốn đến khả năng xảy ra những nguy cơ đối với ngân hàng và đánh giá tác động hay hiệu quả của nó. Tác động của rủi ro được lượng hóa bằng cách lấy chi phí phát sinh xảy ra sự kiện nhân với xác suất sự kiện đó. Quy trình chung của việc phân tích, đánh giá rủi ro là:

- Nhận dạng các hiểm họa và tổn thất tiềm năng có thể xảy ra đối với các khoản cấp tín dụng

- Nhận dạng rủi ro và xếp hạng mức độ nghiêm trọng của các rủi ro. - Nhận dạng nguyên nhân và xếp hạng khả năng xảy ra.

Sau khi hoàn thành các việc này, có thể lập ma trận rủi ro như sau để xác định mức độ rủi ro của khoản vay.

Mức độ rủi ro = Khả năng xảy ra rủi ro x Mức độ nghiêm trọng Khả năng xảy ra Mức độ nghiêm trọng Rất khó xảy ra Hiếm khi Thỉnh thoảng Có thể xảy ra Thường xuyên Không đáng kể 1 2 3 4 5 Ít 2 4 6 8 10 Nhiều 3 6 9 12 15 Nghiêm trọng 4 8 12 16 20 Thảm khốc 5 10 15 20 25 1-3: Rủi ro rất thấp 4-6: Rủi ro thấp

8-10: Rủi ro trung bình 12-25: Rủi ro cao

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2009) Để có một mức RRTD hợp lý trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì việc đo lường RRTD là rất cần thiết, việc này giúp các cấp chủ quản có được kế sách phịng ngừa và giảm thiểu RRTD, việc đo lường đó phải thực thi thường xun, có phân tích đánh giá qua sự kết hợp của các dữ liệu quá khứ. Các chỉ tiêu cơ bản để đo lường rủi ro tín dụng gồm:

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay, theo thành phần kinh tế, theo lĩnh vực cho vay

Thực tế, chúng ta thấy đối với các khoản vay trung và dài hạn do thời gian vay dài nên rất khó trong việc lượng hố rủi ro. Mặt khác doanh nghiệp khi đầu tư dài hạn sẽ chịu sự biến động của lãi suất, tỷ giá và các yếu tố tác động của môi trường kinh doanh.v.v nên việc lượng hố và phịng chống rủi ro rất hạn chế. Vì vậy với một ngân hàng có số lượng nợ trung và dài hạn càng lớn thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn.

Nếu dư nợ cho vay tập trung quá vào một khách hàng, một ngành nghề, thành phần kinh tế…sẽ khiến ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro. Như chúng ta đã biết bài học về phân tán rủi ro là khơng nên bỏ trứng vào một giỏ. Chính vì vậy, việc đề ra giới hạn cho vay tối đa, cũng như dàn trải cho vay đa lĩnh vực, đa ngành nghề, đa dạng loại hình khách hàng sẽ giúp ngân hàng san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 (Theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro)

Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu / Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ xấu trên chi phí dự phịng rủi ro

Tỷ lệ nợ xấu trên chi phí dự phịng RRTD = Nợ xấu / chi phí dự phịng RRTD Tỷ lệ nợ xấu cho ta biết trong khoảng 1.000 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu thể hiện sự khó khăn về khả năng thu hồi được vốn. Lúc này vốn của ngân hàng ở trạng thái có nguy cơ mất vốn, khơng cịn ở mức độ rủi ro thơng thường nữa. Điều này không những ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng.

Mức trích lập dự phịng rủi ro

Mức trích lập dự phịng rủi ro = Dự phịng chung + Dự phòng cụ thể

Tại thời điểm cuối năm, các ngân hàng căn cứ vào việc đánh giá chất lượng tín dụng hiện tại, dự đốn những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai như rủi ro về thị trường, rủi ro về khách hàng… để đưa mức trích lập dự phòng rủi ro, bao gồm Dự phòng chung và Dự phòng cụ thể.

Trong đó, Dự phịng chung được tính bằng 0.75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Cịn Dự phịng riêng (cụ thể), phải tùy nhóm nợ thực tế mà giá trị từng khoản nợ được trích lập từ 5 đến 100% (sau khi trừ giá trị TSĐB đã được định giá lại). Cho nên, khi tỷ lệ trích lập dự phịng càng cao chứng tỏ danh mục cho vay của ngân hàng càng rủi ro. Thường thì tỷ lệ này dao động trong khoảng 0 đến 20%.

Chấm điểm tín dụng

Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử dụng các dữ liệu trong quá trình hoạt động và nghiên cứu thống kê để phân tích đo lường mức độ RRTD đối với khách hàng. Điểm tín dụng là kết quả của một con số do ngân hàng xác định theo nguyên tắc phân tích thống kê dựa trên việc ước lượng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trên nên tảng của các phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chí chấm điểm tín dụng khơng giống nhau tuy nhiên chủ yếu việc chấm điểm này dựa vào kết quả hoạt động tài chính của khách hàng trong quá khứ để đưa ra nhận định.

Đánh giá rủi ro là sử dụng những hiểu biết về nguy cơ RRTD có thể phát sinh trên cơ sở phân tích và ra các quyết định về các nguyên tắt thực hiện sau này. Việc đề xuất các quyết định phụ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng trước các thiệt hại có thể gặp phải. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ phân tích và nhận định của cán bộ tín dụng về sự không chắc chắn của những rủi ro mà có thể quyết định thực hiện phân tích thêm để hỗ trợ cho việc ra quyết định. Mục đích là để giúp bộ máy quản trị rủi ro quản lý tình trạng rủi ro của ngân hàng diễn biến theo thời gian như thế nào?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hua nan commercial bank, ltd – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)