Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Dư nợ có TSBĐ 896 43,42 1.325 43,62 1.719 43,60 429 47,86 394 29,76 Dư nợ khơng có TSBĐ 1.168 56,58 1.712 56,38 2.224 56,40 545 46,64 512 29,89 Tổng cộng 2.064 100 3.037 100 3.943 100 973 47,17 906 29,84 (Nguồn: Phịng Tín dụng-HNCB HCM)
Theo cơ cấu về dư nợ có tài sản bảo đảm và dư nợ khơng có tài sản bảo đảm như đã thống kê ở bảng trên, thì đa số dư nợ vay tại HNCB HCM đều khơng có tài sản đảm bảo. Do KH của HNCB HCM có đặc thù là KH lớn và có vốn đầu tư của Đài Loan, cho nên theo chủ trương của ngân hàng mẹ thì hầu hết đều cho doanh nghiệp Đài Loan vay tín chấp. Đối với các khoản vay có thế chấp, thì hầu hết là tài trợ vốn để mua sắm tài sản cố định phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các khoản vay có TSBĐ thì hầu hết là loại hình ký quỹ tương đương 10% đến 30% khoản vay.
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 2016 2017 2018
Dư nợ khơng có tài sản bảo đảm
Dư nợ có tài sản bảo đảm
Theo thống kê, thì dư nợ khơng có TSBĐ chiếm 56,58%, 56,38% và 56,40% lần lượt tại các năm 2016, 2017 và 2018. Tỷ trọng giữa dư nợ có TSBĐ và dư nợ khơng có TSBĐ đều được giữ ổn định qua các năm. Hầu hết các khoản cấp tín dụng tại HNCB HCM đều được vay tín chấp và do ngân hàng mẹ phê duyệt hạn mức, trừ trường hợp TSBĐ là từ 100% trở lên đối với hạn mức và khoản vay thì mới thuộc cấp TGĐ HNCB HCM phê duyệt. Những trường hợp như vậy hầu như rất hiếm, đa phần là ký quỹ và TSBĐ là bất động sản-nhà xưởng tương đương 60%-70% khoản vay.
Hàng năm, HNCB HCM đều gửi công văn đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mẹ đề ra. Theo công văn chấp thuận của NHNN cho phép HNCB HCM tăng trưởng tín dụng năm 2016, 2017 và 2018 tối đa lần lượt không được vượt quá 3.800 tỷ đồng, 3.680 tỷ đồng và 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại các thời điểm trên dư nợ chỉ tăng lần lượt là 54,30%, 82,52% và 87,62% so với mức tăng trưởng của NHNN cho phép.
Về dư nợ tín dụng theo loại tiền, HNCB HCM cho vay bằng USD chiếm 70% tổng dư nợ, cho vay bằng VND dao động khoảng 21%~32% tổng dư nợ qua các năm.
Đến thời điểm 31/12/2018, HNCB HCM có hơn 110 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Phần lớn các khách hàng có tình hình kinh doanh, tài chính ổn định, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Ngoại trừ 15/80 khách hàng xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ thuộc nhóm thấp, hệ số nợ tương đối cao, lỗ trong nhiều năm qua, nhưng vẫn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Kế hoạch kinh doanh năm 2017 và 2018 của HNCB HCM đạt chỉ tiêu về hoạt động tín dụng (đạt lần lượt 115% và 106% kế hoạch) do ngân hàng mẹ đề ra và được xếp thứ 2 sau chi nhánh New York về tình hình kinh doanh của các chi nhánh Hua Nan Bank ở hải ngoại.
4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại HNCB HCM 4.2.1. Hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là q trình xác định các mối đe dọa mà ngân hàng phải đối mặt đối với việc cấp tín dụng. Tai HNCB HCM, các cán bộ tín dụng người Việt Nam thu thập thơng tin liên quan đến KH và môi trường kinh doanh, so sánh hoạt động kinh doanh của KH và dự án trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng và mơi trường để có thể xác định được những mối đe dọa đối với doanh nghiệp hay dự án và gián tiếp đe dọa đến tình trạng khoản nợ mất khả năng thu hồi đối với ngân hàng.
Thông qua việc thu thập thông tin cơ bản để lập các báo cáo điều tra tín dụng KH vay từ đó làm tiền đề để phân tích và đánh giá rủi ro đối với việc cấp tín dụng và đồng thời cung cấp dữ liệu giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra cách lựa chọn xử lý rủi ro.
Để nắm được tình hình rủi ro tín dụng của danh mục tín dụng, cán bộ ngân hàng sẽ xác định rõ lý do rủi ro tín dụng là gì? Do đánh giá tín dụng chưa tốt? Do sự thối trào trong kinh doanh? Do gian lận? Do chất lượng tài sản thế chấp kém? Do cho vay tập trung không đúng thị trường?...
Việc nhận diện rủi ro tín dụng là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình thẩm định đề giúp cho ngân hàng có thể đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không. Các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro bao gồm: dựa vào khả năng bản thân cán bộ tín dụng, sử dụng bảng hỏi về tình hình triển vọng thị trường và sản xuất-bán hàng đối với mỗi công ty vay vốn, sử dụng dữ kiện trong quá khứ gồm báo cáo tài chính đã kiểm tốn của 3 năm gần nhất của cơng ty vay vốn, tình hình thanh tốn cho nhà cung ứng, thơng tin CIC về tình hình vay vốn quan hệ tín dụng trong thời gian vừa qua.
Tóm lại tất cả các thơng tin có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và dự án mà ngân hàng có thể thực hiện cấp tín dụng sẽ được ngân hàng thu thập để phục vụ cho việc
nhận diện rủi ro. Trong quá trình nhận diện, ngồi những dấu hiệu về tài chính cụ thể (Cấu trúc tài chính, khả năng thanh khoản, hiệu quả quản lý vốn và hệ số sinh lời) ra, còn đòi hỏi tư duy và kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng và cấp chủ quản của HNCB HCM, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy và chính xác của thơng tin thu thập được.
4.2.2. Đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng
Để duy trì nợ xấu ở tỷ lệ thấp nhất, HNCB HCM đã sử dụng mơ hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng để đảm bảo tính khách quan trong q trình cho vay, đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng và để phù hợp với quy định tại thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chầm điểm và xếp hạng tín dụng được thực hiện khi KH đến giao dịch lần đầu và được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngân hàng mẹ tại Đài Loan, nhằm tính tốn các chỉ số đo lường rủi ro tài chính và phi tài chính của KH vay.
Ngồi ra, HNCB HCM có quy định mơ hình phân tích tín dụng 5C (được đề cập trong quy trình và chính sách cho vay). Mơ hình này dựa trên 5 đặc điểm tài chính và phi tài chính của KH vay tại HNCB HCM để đưa ra đánh giá, nhận xét về RRTD, 5 đặc điểm – chính là 5 chữ C trong phương pháp bao gồm: Tư cách người vay (Character), Năng lực của người vay (Capacity), dòng tiền (Cash flow), Bảo đảm tiền vay (Collateral), Các điều kiện khác (Conditions). Tuy nhiên, trong quy trình cịn có biện pháp kiểm sốt sốt (Control), vì vậy cũng có thể được gọi là mơ hình 6C. Điểm hạn chế của mơ hình này là phụ thuộc rất nhiều vào chủ ý của cán bộ đánh giá.
HNCB HCM đang thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN. Hiện nay, HNCB HCM phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Theo quy định tại thông tư 02, tất cả các khoản vay được phân thành 5 nhóm tương ứng với tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro được thể hiện như sau:
Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn : 0% Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: 5%
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: 20% Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: 50%
Các khoản nợ vay tại HNCB HCM được thống kê, tổng kết hàng tháng và tiến hành trích lập DPRR tín dụng vào cuối mỗi tháng. Cán bộ tín dụng lập báo cáo nộp CIC theo quy định vào mỗi đầu tháng. Đến giữa tháng, sau khi nhận được phản hồi từ CIC sẽ tiến hành phân loại nợ lại và thực hiện trích lập DPRR tín dụng theo kết quả nhận được của CIC, sau đó gửi báo cáo về Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng cho Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân háng.
Việc áp dụng quy định này giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc đo lường các khoản vay thông qua đánh giá khả năng trả nợ thực tế của KH vay tại HNCB HCM cũng như tại các TCTD khác, thể hiện được tính tồn diện trong đánh giá, phân loại các khoản vay. Từ đó cải thiện được khả năng quản lý rủi ro và có nguồn dự phịng tài chính để xử lý khi xảy ra rủi ro.
Hiện nay, cơng tác kiểm tra giám sát q trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ vay của KH tại HNCB HCM như sau :
- Liên tục theo dõi tình trạng dư nợ (tăng, giảm), trạng thái nợ và phân loại nhóm nợ của khách hàng vay.
- Theo dõi và nhắc nhở KH vay trả nợ theo ngày-tháng đã thỏa thuận giữa ngân hàng và KH, chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày đến hạn, cán bộ phụ trách phải liên lạc KH chuyển khoản nguồn tiền hoặc nộp tiền vào tài khoản để trả nợ đúng hạn.
- Công tác theo dõi việc sử dụng vốn vay của KH là việc làm định kỳ và đột xuất khi thấy được những dấu hiệu bất thường của bên vay, chẵn hạn có biểu hiện vi phạm hợp đồng đảm bảo tiền vay và hợp đồng tín dụng, các chứng từ KH cung cấp bị nghi vấn về tính trung thực, nghi ngờ về mục đích sử dụng vốn và tài sản hình thành từ vốn vay của KH.
- Nhân viên phịng tín dụng định kỳ 06 tháng thực hiện một lần việc đánh giá tình hình tài chính, đồng thời nắm bắt hoạt động sản xuất và kinh doanh, xem xét tình hình quan hệ vay vốn tín dụng của KH vay tại HNCB HCM và các TCTD khác, kết hợp với việc xem xét lại việc bảo đảm nợ vay, chấm điểm xếp hạng tín dụng, để có thể đưa ra các cảnh báo rủi ro sẽ xảy ra nhằm kịp thời xử lý tình trạng tín dụng khơng tốt đối với từng KH.
- Cần xem xét mức tín nhiệm của KH khi kiểm tra, giám sát vốn vay. Nếu phát hiện có thơng tin khơng trung thực, vi phạm thỏa thuận tín dụng, các cam kết đảm bảo tiền vay, thường xuyên không thực hiện việc trả vay đúng hạn, thể hiện thái độ khơng thiện chí trả nợ, tình hình kinh doanh hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, có nguy cơ phá sản, hành vi lừa đảo... thì ngân hàng cần thực hiện theo quy định của NHNN về cấp tín dụng để xử lý và thực thi các chế tài tín dụng như: chấm dứt giải ngân rút vốn, ngừng cho vay mới, thu hồi nợ trước hạn, yêu cầu bổ sung TSBĐ, truy đòi bảo lãnh, chuyển nợ quá hạn, phát mãi TSBĐ để thu nợ, khởi kiện...
4.2.3. Hoạt động kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng
a. Kiểm sốt rủi ro tín dụng
- HNCB HCM đã ban hành và áp dụng các chính sách, quy định về cấp tín dụng
và QLRR tín dụng sau khi được Ngân hàng mẹ phê duyệt. Về cơ bản, các văn bản này do HNCB HCM ban hành phù hợp với quy định pháp luật và thực tế tại Việt Nam và được phổ biến đến tất cả các cán bộ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và hàng năm được rà soát và điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Tại HNCB HCM việc giám sát rủi ro tín dụng được thực hiện bởi: (i) Ngân hàng mẹ (thông qua Bộ phận quản lý tín dụng doanh nghiệp và Bộ phận QLRR Ngân hàng mẹ); (ii) Ban điều hành HNCB HCM (thông qua Ủy ban QLRR, Hội đồng XLNX, Ban tín dụng và Bộ phận QLRR, phịng Kiểm sốt nội bộ (KSNB) và Kiêm toán nội bộ (KTNB)). Định kỳ (hàng ngày/tuần/tháng/năm), TGĐ và các thành viên Ban điều hành tiếp nhận các báo cáo về hoạt động tín dụng từ các bộ phận có liên quan nhằm phục vụ cho hoạt động giám sát, QLRR tín dụng.
- Việc QLRR tín dụng được thực hiện tập trung tại Ngân hàng mẹ, thông qua việc thiết lập, theo dõi, giám sát các hạn mức rủi ro, như: (i) Hạn mức rủi ro quốc gia (Hàng năm hạn mức rủi ro quốc gia được xác định do Ủy ban QLRR và Tổng giám đốc Tập đồn tài chính Hua Nan thơng qua và có hiệu lực từ tháng 02 hàng năm); (ii) Hạn mức
rủi ro ngành nghề (Hàng năm, do Ngân hàng mẹ thiết lập hạn mức cao nhất đối với
ngành nghề chính và phân bổ cho tồn ngân hàng, gồm 31 ngành nghề); (iii) Hạn mức rủi ro tập đoàn (Ngân hàng mẹ thiết lập hạn mức rủi ro tín dụng doanh nghiệp tập đồn
hiện đang có quan hệ tín dụng).
- Việc kiểm sốt RRTD được thực hiện theo sự phân cấp ủy quyền từ Ngân hàng mẹ đến HNCB HCM trong từng khâu quy trình QLRR tín dụng. Định kỳ hàng năm, sự phân cấp ủy quyền đều được ngân hàng mẹ xem xét lại căn cứ theo quy mơ, năng lực, trình độ của cán bộ, căn cứ theo kết quả hoạt động, việc đáp ứng các tiêu chí vê tín dụng của KH, tuân thủ theo các điều khoản của luật định và hài hòa với hiện thực, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
b. Hoạt động xử lý rủi ro tín dụng
HNCB HCM xử lý nợ xấu theo định hướng chung là thực hiện các giải pháp phù hợp với cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng.
Nếu có phát sinh nợ xấu trong tháng, HNCB HCM sẽ thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng mà có kế hoạch xử lý phù hợp.
Khi khách hàng vay có phát sinh nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, HNCB HCM luôn chủ trương thực hiện công tác thương thảo, phối hợp với KH xử lý nợ xấu. Nếu KH có thái độ thiếu trách nhiệm, bất hợp tác đối với nghĩa vụ trả nợ thì HNCB HCM sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.
Các bước xử lý nợ có vấn đề:
Bước 1 : Phát hiện dấu hiệu của khoản tín dụng có vấn đề, nợ tiềm ẩn rủi ro và thực hiện phân loại nợ
Bước 2 : Thực hiện kiểm tra các loại hồ sơ khách hàng, nội dung khoản tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm, quy trình giám sát vay vốn, sử dụng vốn vay và lịch sử trả nợ của khách hàng
Bước 3 : Đánh giá lại tài sản bảo đảm, đề xuất và báo cáo với cấp lãnh đạo về giá trị của TSBĐ để có hướng xử lý
Bước 4 : Gặp gỡ, thảo luận với khách hàng về biện pháp giải quyết các khoản nợ vay có vấn đề, thảo luận về tiến độ phương án giải quyết nợ có vấn đề.
Bước 5 : cán bộ quản lý rủi ro tín dụng sẽ xây dựng phương án xử lý nợ có vấn đề, trình cấp lãnh đạo HNCB HCM họp phê duyệt nội dung và đưa ra hướng xử lý.
4.3.1 Kết quả đạt được
Quy trình, thủ tục cho vay tại HNCB HCM (gồm 13 khâu) được thực hiện theo “Chính sách và quy trình cho vay” và Quy trình, thủ tục phát hành bảo lãnh tại HNCB HCM (gồm 11 khâu) được thực hiện theo “Quy đinh về nghiệp vụ bảo lãnh”. Về cơ bản, Quy trình cấp tín dụng đã đảm bảo sự phân tách giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cấp tín dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 Luật các TCTD. Mỗi khâu trong quy trình tín dụng đều được kiểm soát kép trong cùng một bộ phận, trách nhiệm được phân tách giữa các khâu thẩm định, quyết định cho vay và giám sát, thu hồi vốn vay. HCNB HCM hiện đang áp dụng chính sách phê duyệt theo quy định của Ngân hàng