CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. Nhận xét về các nghiên cứu trước
Các tác giả nghiên cứu về đánh giá tài sản vơ hình đều cho rằng việc ước tính giá trị và hiệu quả sử dụng tài sản vơ hình cho phép tổ chức duy trì lợi thế cạnh tranh. Theo Kaplan và Norton, có 3 loại tài sản vơ hình cần thiết để thực thi bất kỳ chiến lược nào là nguồn nhân lực, hệ thống thông tin và tổ chức (bao gồm văn hóa cơng ty, phương thức lãnh đạo và sự chia sẻ kiến thức của nhân viên..). Giá trị TSVH của doanh nghiệp càng lớn thì tính bền vững của lợi thế cạnh tranh càng lớn. Sự quan tâm đến TSVH đã tăng lên nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, kế toán và quản lý chiến lược. Các tài liệu về TSVH đã bùng nổ trong suốt những năm 1990. Một trong những vấn đề chính trong việc hiểu tầm quan trọng của TSVH dường như là sự thiếu thông tin chung khi các báo cáo vẫn còn sự phụ thuộc nặng nề vào thơng tin tài chính. Để đáp ứng khoảng cách thơng tin này, nhiều mơ hình đo lường đã được đề xuất trong những năm qua và thẻ điểm cân bằng được giới thiệu như một công cụ kết nối được giá trị của TSVH đối với chỉ số tài chính thơng qua bốn phương diện có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tài sản vơ hình có thể là:
(i)Vị trí, lịng trung thành của khách hàng (ii) Các thực thể pháp lý hoặc pháp lý như bằng sáng chế và hợp đồng, (iii) năng lực của nhân viên và những người khác trong chuỗi giá trị. (iv) Văn hóa, bao gồm thói quen của tổ chức, thái độ, niềm tin và giá trị. Ban giám đốc cần biết càng nhiều càng tốt về công ty, để có thể theo dõi tiến trình và có biện pháp khắc phục khi có dấu hiệu cảnh báo. Do doanh nghiệp hiện đại ln ở trong tình trạng thay đổi liên tục ít nhiều, nên có vẻ hợp lý để kết luận rằng các nhà quản lý nên quan tâm nhiều hơn đến tốc độ đo tài sản vơ hình. Điều này cho thấy rằng các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động có giá trị nhất phải tóm tắt lượng lớn thơng tin. Vì vậy, sự nhấn mạnh của đo lường phải được điều chỉnh cho phù hợp với người
ra quyết định. Thông tin quản lý nên sử dụng các chỉ số nhấn mạnh đến sự đổi mới, hiệu quả và thay đổi.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về việc áp dụng thẻ điểm cân bằng để đo lường hiệu quả hoạt động cho ngành hàng khơng tại Việt Nam.Và đó là khe hổng để các nhà nghiên cứu trong nước tiếp tục có những nghiên cứu về vấn đề này, góp phần vào việc xây dựng một ngành hàng không phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới về lý do các công ty nên sử dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gia tăng của tài sản vơ hình cần được đánh giá một cách cụ thể vì sự ảnh hưởng của nó đến các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu cũng tổng quát lại các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động gồm nhân tố bên trong doanh nghiệp, bên ngoài doanh nghiệp và quá trình thực hiện đo lường. Các tác giả đưa ra những tình huống nghiên cứu cụ thể và mơ tả cách thức mà cơng ty có thể áp dụng thẻ điểm cân bằng. Việc áp dụng thành công hay không sẽ phụ thuộc vào cách thức thực hiện cũng như điều kiện của mỗi công ty và cam kết của các cấp lãnh đạo. Để có thể cải tiến hệ thống đo lường truyền thống đang áp dụng, các công ty nên xây dựng một hệ thống đo lường có thể đáp ứng được yêu cầu quản trị cơng ty trên các chỉ số tài chính và phi tài chính. Hiệu quả hoạt động của ngành hàng khơng được đo lường thơng qua sự an tồn, hiệu quả kinh doanh, năng suất, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận đầu tư, tỷ suất lợi nhuận, chi phí, tác động đến môi trường, việc thực thi các qui định, cam kết với khách hàng... Rất nhiều yếu tố cần đo lường và nếu chỉ tập trung vào các chỉ số tài chính thì sẽ khơng tiếp cận hết các yếu tố để quản lý rủi ro, không xác định đúng đắn cách cải thiện hiệu quả kinh doanh. Việc đo lường hiệu quả còn giúp các tổ chức cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo việc cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm với chi phí tối thiểu.
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN -KẾT QUẢ