Tác động của vấn đề đến doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) để đo lường hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần hàng không vietjet (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2 Dự đoán nguyên nhân – Tác động

3.2.2 Tác động của vấn đề đến doanh nghiệp

Việc thiếu thông tin đánh giá giá trị của các tài sản vơ hình dẫn đến tổn thất lớn cho các nhà đầu tư, do lợi thế thông tin của người trong cuộc và thơng tin kế tốn có thể bị bóp méo và sai lệch do chủ quan của ban giám đốc (Aboody & Lev, 2000). Theo Kaplan (1996), chỉ sử dụng các chỉ số tố tài chính sẽ khơng đánh giá được sự kết nối với các chiến lược, không đánh giá được tác động tới tương lai. Các chỉ số tài chính chỉ cho biết những gì đã thực hiện trong quá khứ. Điều này cũng tạo ra sự mất cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giữa yếu tố bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp.

Có 7 lý do chính để đo lường tài sản vơ hình: (1) Tập trung hơn vào việc đo lường giá trị (những gì được đo sẽ được quản lý); (2) Cải thiện việc quản lý tài sản vơ hình; (3) Xây dựng các chiến lược dựa trên giá trị của TSVH; (4) Tăng hiệu quả giám sát từ các hành động; (5) Chuyển chiến lược kinh doanh thành hành động; (6) Xây dựng các khóa học cho các hành động; và (7) Tăng cường quản lý doanh nghiệp nói chung.(Andriessen, 2004).

Trong bảng 3.6, Tuomela (2005) cũng đánh giá hệ thống đo lường truyền thống chỉ sử dụng chỉ số tài chính sẽ ít hiệu quả hơn so với hệ thống đo lường phi truyền thống là kết hợp cả chỉ số tài chính và phi tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động.

Bảng 3.6: So sánh đánh giá yếu tố tài chính và phi tài chính

Hệ thống đo lường truyền thống Hệ thống đo lường phi truyền thống

Dựa trên phương pháp kế toán truyền

thống Dựa trên chiến lược cơng ty

Sử dụng thang đo tài chính Sử dụng thang đo phi tài chính Dành cho các nhà quản lý cấp trung và

cấp cao Dành cho tất cả nhân viên

Số liệu được báo cáo trễ (hàng tuần

hoặc hàng tháng) Số liệu được báo cáo cập nhật (hàng giờ hoặc hàng ngày) Số liệu có thể gây khó hiểu Số liệu đơn giản, chính xác và dễ sử dụng Kết quả đo lường thường dẫn đến sự

thất vọng của nhân viên

Kết quả đo lường thường dẫn đến sự hài lòng của nhân viên

Thanh đo theo một định dạng cố định Thang đo khơng có định dạng cố định (tùy theo nhu cầu)

Thang đo không thay đổi theo thời gian Thang đo có thay đổi theo thời gian khi nhu cầu thay đổi Kết quả để theo dõi hiệu suất Kết quả để cải thiện hiệu suất

Không được cải thiện liên tục Giúp đạt được cải tiến liên tục (Nguồn: Tuomela, 2005)

Theo nghiên cứu tổng quan của Neely (1999), các biện pháp đo lường chỉ sử dụng chỉ số tài chính truyền thống bị chỉ trích vì chúng:

• Khuyến khích chiến lược ngắn hạn, gây ra sự chậm trễ đầu tư vốn (Banks and Wheelwright, 1979; Hayes và Abernathy, 1980).

• Thiếu trọng tâm chiến lược và không cung cấp dữ liệu về hiệu quả của một chuỗi hành động, khơng có khả năng đáp ứng và tính linh hoạt (Skinner, 1974).

• Khuyến khích tối ưu hóa cục bộ, ví dụ như vẫn sản xuất hàng tồn kho để duy trì hoạt động của doanh nghiệp mà khơng đánh giá hàng hóa đó sẽ được bán như thế nào.

• Khuyến khích các nhà quản lý chỉ chú trọng giảm thiểu các qui chuẩn thay vì tìm cách cải thiện liên tục (Schmenner, 1988; Turney và Andersen, 1989).

• Khơng cung cấp thông tin về khách hàng và lợi thế cạnh tranh từ phương diện khách hàng (Camp, 1989; Kaplan và Norton, 1992).

Hình 3.2: Sơ đồ Tác động của việc khơng đánh giá được các chỉ số phi tài chính

Theo (Otley, 1999), để ngân sách có thể được gắn tốt hơn vào việc đạt được các mục tiêu chiến lược cần trả lời các câu hỏi sau:

✓ Làm thế nào phân bổ nguồn lực có thể phù hợp với mệnh lệnh chiến lược?

Hệ thống đo lường khơng đánh giá chỉ số phi tài chính

Thơng tin kế tốn bị bóp méo và sai lệch Gây ra tổn thất cho nhà đầu tư Không đánh giá được tác động đến hiệu quả tương lai

Chủ yếu đánh giá thông tin quá khứ

Không đo lường mức độ thực thi chiến lược Mất cân bằng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Chậm trễ đầu tư vốn và phân bổ ngân sách không hợp lý Không đánh giá phương diện khách hàng, nguồn lực

✓ Làm thế nào để lập ngân sách có thể được điều chỉnh để giám sát và kiểm sốt các quy trình kinh doanh dọc theo chuỗi giá trị chạy từ việc khai thác nguyên liệu thô cho đến việc giao sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng?

✓ Có cách nào tốt hơn để thiết lập các mục tiêu ngân sách hơn so với chủ nghĩa gia tăng thơng thường dựa trên thành tích lịch sử?

✓ Chúng ta có thể tránh các tác động xuyên tạc phát sinh khi các nhà quản lý được trao phần thưởng cho việc đạt được các mục tiêu ngân sách không? ✓ Trên tất cả, quy trình ngân sách có thể được khai thác để tăng thêm giá trị cho

các hoạt động của tổ chức thay vì thể hiện sự hao hụt tài nguyên của tổ chức và quản lý khơng?

Do đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động giúp cho việc nghiên cứu và sửa đổi thực tiễn lập ngân sách. Nếu ngân sách chỉ tập trung vào kết quả tài chính mà khơng chú ý đầy đủ đến các phương tiện để đạt được những kết quả đó cũng như khơng tập trung vào chuỗi giá trị và quy trình kinh doanh của tổ chức sẽ dẫn đến khơng kiểm sốt được ngân sách. Điều này cũng phù hợp với dấu hiệu cho thấy Vietjet thường xuyên bội chi ngân sách so với kế hoạch.

Với những tác động như vậy, Vietjet cần phải có bước đột phá trong việc xây dựng một hệ thống đo lường thực sự mang lại hiệu quả quản trị. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động phải được đánh giá trên toàn bộ các lĩnh vực nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, quản trị rủi ro và tận dụng nguồn lực sẵn có từ doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã kiểm chứng vấn đề cần giải quyết và dự đoán nguyên nhân tác động. Dựa trên các phân tích tài liệu thứ cấp và quan sát thực tế, tác giả đã kiểm chứng vấn đề thực sự tồn tại của Vietjet, đó là thơng tin KTQT chưa đánh giá được giá trị của tài sản vơ hình đối với hiệu quả hoạt động của cơng ty do hệ thống đo lường hiệu quả chỉ sử dụng các chỉ số tài chính. Căn cứ vào các nghiên cứu trên thế giới, tác giả dự đoán nguyên nhân của việc chưa cải tiến được hệ thống đo lường của công ty. Tác động của vấn đề khi hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động chỉ đánh giá các chỉ số tài chính là thơng tin kế tốn bị bóp méo, gây ra tổn thất cho nhà đầu tư, không đánh giá được tác động đến hiệu quả trong tương lai và không đo lường được mức độ thực thi chiến lược. Điều này ảnh hưởng đến sự cạnh tranh cũng như phát triển bền vững của công ty trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) để đo lường hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần hàng không vietjet (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)