CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết
3.1.2 Phân tích kết quả nghiên cứu
❖ Phân tích dữ liệu thứ cấp:
• Phân tích báo cáo tài chính và báo cáo thường niên: Trong các báo cáo quản
trị nội bộ và báo cáo thường niên, Vietjet sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động như sau:
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Phương diện Tài chính 1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) Hệ số thanh toán nhanh (lần)
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/Tổng tài sản (%) Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu (%)
Tổng nơ ̣ vay / Vốn chủ sở hữu Tổng nợ ròng / Vốn chủ sở hữu
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (vòng)
Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay các khoản phải trả/phải thu
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân (%) Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (%) Hệ số Lợi nhuận từ Hoạt động kinh doanh/Doanh thu
(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ của công ty từ năm 2015-2018, Bản cáo bạch năm 2017, báo cáo thường niên 2016-2018)
Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của báo cáo nội bộ
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của công ty Vietjet)
1 Chỉ tiêu Doanh thu
1.1 Tổng doanh thu phụ trợ 1.2 Tổng doanh thu bay
1.3 Doanh thu vận chuyển hành khách bình quân 1.4 Hệ số sử dụng ghế bình quân
1.5 Hệ số sử dụng ghế bình quân nội địa 1.6 Hệ số sử dụng ghế bình quân quốc tế 1.7 Doanh thu bán và cho thuê tàu bay
1.8 Doanh thu tài chính
2 Chỉ tiêu chi phí/Operating cost
2.1
Mức Tiêu hao nhiên liệu - Fuel consumption (tấn) chi tiết cho các loại tàu bay:
+ Airbus A320 + Airbus A321 CEO + Airbus A321 NEO + Boeing 737
Tàu bay NEO đạt mức tiêu thụ kỹ thuật thấp hơn bao nhiêu % so với tàu CEO.
2.2 Tổng chi phí Khối khai thác bay
2.3 Chi phí bình qn Khối Khai thác mặt đất 2.4 Chi phí bình qn Khối Kỹ thuật
2.5 Chi phí hoạt động 2.6 Giá vốn bán tàu bay
3 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả
3.1
RASK (US cents) (Doanh thu mỗi ASK)
ASKs (Available Seat Kilometres): Số ghê luân chuyển=(số ghế * quãng đường bay đơn vị km)
3.2 CASK (Cost per ASK): Tổng chi phí hoạt động trên một ghế luân chuyển
3.3 Ex-fuel CASK: Chi phí hoạt động trên một ghế luân chuyển đã loại trừ chi phí nhiên liệu
3.5 Lợi nhuận hoạt động vận tải hàng không trước thuế 3.6 Lợi nhuận bán tàu bay
3.7 Tổng lợi nhuận trước thuế
4 Chỉ tiêu thương hiệu và dịch vụ
4.1 Thị phần nội địa chiếm lĩnh tối thiểu 4.2 Tỉ lệ khiếu nại của khách hàng
4.3 Độ nhận biết thương hiệu tại Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của công ty Vietjet 2016-2018)
Như vậy, dựa vào các chỉ số đo lường mà công ty sử dụng trong bảng 3.1 và bảng 3.2 có thể thấy các thang đo là các chỉ số tài chính thường được dùng để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thang đo này thiếu tiếp cận đối với các yếu tố như khách hàng, qui trình nội bộ, học hỏi và phát triển.
• Phân tích giá cổ phiếu của Vietjet niêm yết trên thị trường chứng khoán:
Theo báo cáo sàn chứng khoán TP HCM-HOSE, giá cổ phiếu Vietjet (mã VJC) tại thời điểm 28/3/2018 cán mốc 200.000 đồng/CP nhưng hiện nay chỉ giao dịch trên dưới mức 120.000đồng/CP trong khi báo cáo tài chính vẫn thể hiện lợi nhuận tăng trưởng đều. Điều này cho thấy, ngoài các yếu tố tác động khác của thị trường thì giá cổ phiếu giảm cũng cho thấy các nhà đầu tư chưa đánh giá hết giá trị của công ty thơng qua giá trị của tài sản vơ hình. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nhận định của Baruch Lev trên tạp chí Havard Business Review khi giá trị cổ phiếu chưa được nhà đầu tư đánh giá đúng do thiếu thơng tin về tài sản vơ hình.(Lev, 2004)
• Phân tích báo cáo của ban kiểm sốt nội bộ của cơng ty: Trong báo cáo rà
Về quản lý chung của phịng kế tốn: Một số quy trình hoạt động tài chính kế tốn
chưa được cập nhật theo tình hình phát triển kinh doanh của Cơng ty, ví dụ: Quy trình thanh tốn chi phí phi cơng, quy trình Refun, quy định phân quyền phê duyệt thanh tốn. Như vậy việc cập nhập qui trình tài chính chưa kịp thời sẽ dẫn đến việc đo lường thơng tin tài chính thiếu chính xác
Hoạt động quản lý doanh thu và chi phí: Tỷ lệ thất thoát doanh thu do thẻ giả mạo
ngày càng tăng. Ghi nhận công tác chặn thẻ giả mạo hiện nay thực hiện cịn thủ cơng, cịn tình trạng khơng chặn kịp các giao dịch đã bay/sát giờ bay khi phát hiện. Theo quy trình, việc hồn vé được xử lý tối đa trong vòng 10 ngày, nhưng 1 số trường hợp xử lý vượt quá trên 10 ngày, dẫn đến rủi ro khách hàng phàn nàn. Như vậy, việc khách hàng phàn nàn và sẽ tìm tới những hãng hàng không khác hay ưu tiên bán vé của những hàng bay khác là một trong những bất lợi liên quan từ hoạt động xử lý nghiệp vụ của phịng kế tốn. Việc đánh giá rủi ro này thực tế nằm ngồi việc kiểm sốt của phịng kế tốn. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động, ban lãnh đạo không thể chỉ dựa vào việc các chỉ số liên quan đến doanh thu sụt giảm mà cịn phải nắm được qui trình nội bộ ở bộ phận nào đang gặp vấn đề, cần có hướng giải quyết để nâng cao năng suất hoạt động.
Hoạt động quản lý chi phí: Ghi nhận tình trạng một vài đơn vị bị vượt ngân sách đã
được duyệt đầu năm, nguyên nhân là do nhiều khoản phát sinh thực tế chưa được đưa vào kế hoạch đầu năm, ví dụ các khoản chi phí dịch vụ, chi phí sự kiện liên quan đến khách hàng. Do việc đánh giá sử dụng ngân sách chỉ căn cứ vào báo cáo trong quá khứ nên thường sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt cho các nghiệp vụ phát sinh.
Phê duyệt mua sắm: Ghi nhận có một số khoản mua sắm khơng được thực hiện thông
qua hệ thống Sun procurement nhưng vẫn được kế toán duyệt thanh toán. Đây cũng là một trong những lỗi qui trình gây ra thất thốt khi chưa có sự kiểm duyệt chéo từ các phịng ban.
Tỷ lệ chậm, hoãn chuyến bay dẫn đến việc khách phàn nàn vẫn chưa giải quyết được triệt để. Một vài sự cố hàng không gần đây xảy ra liên tiếp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Việc này cũng ảnh hưởng đáng kể đến danh tiếng và hình ảnh của cơng ty. Về nội bộ, cũng nên xem xét có thể trong giai đoạn này, công ty thực hiện việc gia tăng quá nhiều chuyến bay ảnh hưởng đến qui trình nội bộ (thời gian quay vòng trên mặt đất) cũng như cơng tác bảo trì.
• Phân tích kết quả phỏng vấn câu hỏi bán cấu trúc (Phụ lục số 4)
Phương pháp phỏng vấn: tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 người thuộc
HĐQT, Ban điều hành và các cấp quản lý về thực trạng đo lường hiệu quả hoạt động của Vietjet cũng như khó khăn khi chưa đánh giá được các chỉ số phi tài chính. Phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi bán cấu trúc gồm 8 câu (phụ lục số 4). Thời gian phỏng vấn mỗi cá nhân từ 20 đến 30 phút. Danh sách cá nhân được phỏng vấn tại phụ lục số 18.
Kết quả phỏng vấn: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng các chỉ số sử dụng hiệu quả
hiện nay là chỉ số tài chính. Và những chỉ số này chưa thực sự đem lại cái nhìn tồn diện cho ban lãnh đạo về bức tranh tổng thể hiệu quả của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, cùng với việc đánh giá các tài sản vơ hình ở khía cạnh khách hàng, qui trình nội bộ và tận dụng nguồn nhân lực dồi dào như Vietjet là rất cần thiết. Hầu hết các nhà quản trị đều đã biết đến việc sử dụng thẻ điểm cân bằng và HĐQT đang rất mong muốn có thể triển khai sớm tại doanh nghiệp
Sau đây là tổng hợp một số ý kiến cá nhân khi phỏng vấn trực tiếp về việc đánh giá thực trạng đo lường hiệu quả hoạt động tại Công ty CP HK Vietjet: Theo bà Nguyễn Thanh Hà- chủ tịch HĐQT của công ty: “Một trong những khó khăn của
doanh nghiệp là công tác quản lý nhân sự. Cần phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo. Công ty cũng cần xây dựng đồng bộ hệ thống đo lường và qui trình chỉ tiêu từ trên xuống dưới để tạo thành 1 hệ thống quản trị hồn chỉnh.”
Theo ơng Lưu Đức Khánh- Giám đốc điều hành công ty: “Công ty hiện nay rất
cần huy động vốn cho công tác đầu tư và sử dụng địn bẩy tài chính hiệu quả. Việc huy động vốn thơng qua định chế tài chính quốc tế là rất cần thiết và cũng là một kênh cung cấp mạnh. Tuy nhiên, với việc hạn chế về các chỉ số phi tài chính liên quan đến đánh giá hiệu quả của qui trình nội bộ, các thơng tin liên quan đến tài sản vơ hình như năng lực nhân viên, yếu tố môi trường, phát triển bền vững khiến cho thời gian thẩm định bị kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian giải ngân và có thể làm cho Vietjet bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư”
Theo Bà Hồ Ngọc Yến Phương-Giám đốc Tài chính: “Đặc điểm kinh doanh của
cơng ty là có phụ thuộc vào các bên thứ ba để cung cấp các dịch vụ tại sân bay. Bãi đậu máy bay, tiện ích và chi phí nhà ga vơ cùng quan trọng đối với hoạt động của các hãng hàng không cũng như của công ty. Các phương tiện khai thác mặt đất và bảo dưỡng bao gồm cửa ra máy bay, nhà xưởng bảo dưỡng, và các thiết bị hỗ trợ cũng rất cần được xây dựng tương thích với kế hoạch mở rộng của công ty. Công ty phải dựa vào cơ sở phương tiện và các trang thiết bị cần thiết này tại các sân bay để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cơng ty không thể đảm bảo rằng các sân bay sẽ khơng bị đóng cửa hoặc dịch vụ bị ngừng cung cấp vì những lý do ngồi tầm kiểm sốt của cơng ty, điều này có thể dẫn đến việc Cơng ty phải đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ sân bay đó, do đó có thể tác động bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. VietJet đã ký các hợp đồng với các nhà cung ứng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khai thác, bao gồm cả các bên cung ứng của Nhà nước để cung cấp các dịch vụ như dịch vụ mặt đất, bảo dưỡng, tiếp nhiên liệu, và cung ứng các trang thiết bị sân bay. Những dữ liệu này cũng cần được kết nối trong các báo cáo của kế toán quản trị để đánh giá mối quan hệ với các nhà cung cấp”
Theo ơng Mai Trung Thành-phó giám đốc thương mại của công ty cho biết
“Doanh thu của Công ty phụ thuộc vào mối quan hệ với hệ thống phân phối của bên thứ ba. Mặc dù Công ty có chiến lược tăng kênh đặt vé qua internet, nhưng kênh bán hàng thông qua các đại lý là một kênh phân phối vô cùng quan trọng.
Doanh thu của Công ty sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu các đại lý chọn ưu tiên bán vé cho hãng hàng không khác. Mối quan hệ giữa Công ty và hệ thống đại lý bán vé có thể bị ảnh hưởng bởi các điều khoản thương mại mà các hãng hàng không khác áp dụng cho các đại lý này. Hơn nữa, các đại lý này tương tác trực tiếp với các hành khách hiện tại của Công ty và hành khách tiềm năng, trong trường hợp dịch vụ của đại lý khơng tốt có thể ảnh hưởng đến uy tín và kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty.”
Bà Trần Dương Ngọc Thảo-Trưởng ban kiểm soát nội bộ cho biết “Báo cáo kiểm
tra định kỳ các hoạt động của các phòng ban được lập đầy đủ nhưng chưa thực sự hiệu quả cho Ban Giám đốc. Việc phản hồi của các phòng ban còn chậm. Phân bổ nguồn lực kiểm toán chưa hợp lý khi tham gia vào các tổ dự án, tổ tuyển dụng trên cương vị giám sát, tư vấn, hỗ trợ về quy trình, quy định, kiểm sốt rủi ro do thiếu nhân sự chuyên môn.Điều này cho thấy nhân sự chưa được sử dụng đúng kỹ năng, các báo cáo còn mang tính chung chung cũng như chưa kết nối được mối liên hệ mật thiết giữa các phòng ban”
Những dấu hiệu cho thấy hệ thống đo lường là một trong những vấn đề cần giải quyết của Vietjet:
▪ Hầu hết các báo cáo đều sử dụng chỉ số tài chính để đánh giá, so sánh và phân tích.
▪ Chưa có hệ thống đo lường và qui trình KPI từ trên xuống dưới liên quan đển quản trị nhân sự để tạo thành một hệ thống quản trị hoàn chỉnh.
▪ Thời gian thẩm định dự án vay đầu tư bị kéo dài do thiếu thông tin đánh giá hiệu quả hoạt động của các tài sản vơ hình.
▪ Thiếu dữ liệu đánh giá nhà cung cấp và khách hàng, bao gồm các đại lý phân phối vé.
▪ Phân bổ nhân sự chưa đúng người đúng việc, các phòng ban cịn chưa có sự kết nối và việc phản hồi cịn chậm.
▪ Qui trình nội bộ chưa kịp thời cập nhật thơng tin, có dấu hiệu thất thốt về doanh thu.
▪ Có dấu hiệu chi vượt ngân sách và mất cân đối.
▪ Qui trình nội bộ chưa quản lý tốt, ảnh hưởng tỷ lệ chậm, hoãn chuyến bay. ▪ Giá cổ phiếu giảm dù lợi nhuận vẫn tăng trưởng.
Những dấu hiệu này cho thấy vấn đề của Vietjet hiện nay là: “Hệ thống đo lường
HQHĐ của Vietjet chưa đánh giá được giá trị của Tài sản vơ hình đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị”
Theo một trong những cách tiếp cận gần đây và toàn diện nhất, Nhóm cơng tác về TSVH của Tổ chức Kế toán và Báo cáo về TSVH của Hiệp hội Schmalenbach - WGARIA (2005) đã nêu 7 yếu tố liên quan đến TSVH mà kế toán nên đề cập thêm trong các báo cáo kế toán là sự đổi mới trong qui trình dịch vụ, nguồn nhân lực, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, quy trình nội bộ và địa điểm của doanh nghiệp.
(1) Đổi mới trong qui trình dịch vụ: Sự đổi mới bao gồm các giá trị phi vật chất trong lĩnh vực đổi mới sản phẩm, dịch vụ và quy trình như phát triển phần mềm và bằng sáng chế. Sự đổi mới liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mới của sự phát triển tập trung vào khách hàng. Một ảnh hưởng tích cực có thể được cung cấp bằng cách thiết lập một trung tâm công nghệ chung hoặc phát triển một sản phẩm chung và / hoặc phát triển quy trình. Trao đổi kiến thức và học tập thường được chọn là một trong những lý do quan trọng để tạo nên sự đổi mới.
(2) Nguồn nhân lực: Kiến thức và kỹ năng của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng của nguồn vốn nhân lực tạo ra sự phát triển bền vững. Kiến thức về các đối tác, năng lực xã hội, cơ sở dữ liệu, tri thức là một phần của vốn nhân lực. (3) Khách hàng: Khách hàng liên quan đến tiêu dùng và sử dụng sản phẩm dịch vụ. Giá trị của Khách hàng liên quan đến danh sách khách hàng, thị phần, sự hài lòng của khách hàng, thương hiệu và hợp đồng bán hàng. Việc tăng doanh thu chủ yếu từ việc có được sự yêu mến và duy trì mối quan hệ đối với khách hàng (4) Nhà cung cấp: Về phía mua hàng, tất cả các giá trị phi vật chất dựa trên mối quan hệ cung ứng được tích hợp vào việc quan hệ với nhà cung cấp. Những giá
trị này có thể, ví dụ, hợp đồng cung cấp độc quyền cho các nguồn lực khan hiếm,