Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng

3.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Một trong những hoạt động quan trọng của NHCSXH chính là cho vay các đối tượng khách hàng theo chính sách của Chính phủ từng thời kỳ. Đã là hoạt động cho vay thì ln ln tiềm ẩn rủi ro cho NH đó chính là RRTD. RRTD, gắn liền với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, được “định nghĩa nhiều cách khác nhau”:

- Rủi “ro tín dụng có thể hiểu là khoản lỗ tiềm tàng của NH khi NH cấp tín dụng cho khách hàng. Nói cách khác, “sau khi cho vay, các luồng thu nhập dự tính

thu về của ngân hàng khơng được người vay thực hiện đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn thỏa thuận” là RRTD của NH. (A.Saunder và H.Lange, 1999)

- Rủi ro tín dụng, theo Besis J (2012), là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng

cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản tín dụng của ngân hàng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”.

- Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng RRTD là “khả năng mà

khách hàng vay hoặc đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”.

Dựa trên khái niệm về “RRTD trong hoạt động NH”, Hoàng Xuân Trường và cộng sự (2016) đã đưa ra định nghĩa RRTD trong hoạt động của NHCSXH là “khả năng bị thiệt hại khi khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết dẫn đến khơng có khả năng trả nợ gốc và lãi cho NHCSXH”.

Như vậy, mặc dù “có nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD nhưng tựu chung lại, RRTD nói chung, RRTD của NH nói riêng được hiểu là khi người vay thanh

toán chậm trễ hoặc khơng thanh tốn nợ gốc và lãi theo cam kết trong hợp đồng vay vốn và điều này sẽ gây ra tổn thất, thiệt hại cho “NH. Khi “RRTD xảy ra, ảnh hưởng của nó đến NH khơng phải là làm tổn thất, sụt giảm lợi nhuận mà chính là buộc NH phải tăng thêm chi phí để đảm bảo" cho hoạt động của NH” theo quy định của pháp luật cũng như có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của NH”.

3.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều tiêu chí để phân loại RRTD. Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013), RRTD có thể phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro hoặc theo mức độ tổn thất. Trong đó:

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Thứ nhất rủi ro giao dịch: “Là rủi ro liên quan đến từng khoản vay đơn lẻ hoặc từng khách hàng cụ thể. Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những những hạn chế, sai sót trong q trình tác nghiệp như thẩm định xét duyệt tín dụng, giải ngân, kiểm sốt sau khi cho vay hoặc thực hiện đảm bảo tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng” (Bùi Diệu Anh và cộng sự,

2013). “Rủi ro giao dịch bao gồm”:

- Rủi ro lựa chọn đối nghịch: nguyên nhân do thông tin bất cân xứng tạo ra trước khi ra quyết định tín dụng.

- Rủi ro đảm bảo: đây là rủi ro gắn với các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng, các rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm, các hình thức bảo đảm hay quy định về tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm.

- Rủi ro nghiệp vụ: Là các rủi ro liên quan đến con người trong việc thực hiện cấp tín dụng và quản lý khoản vay.

Thứ hai, rủi ro danh mục tín dụng: Là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do

những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của NH, bao gồm:

- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ “các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong (nội tại) của mỗi khách hàng hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động hay đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng” (Bùi Diệu Anh và cộng sự,

2013).

- Rủi ro tập trung: NH tập trung tín dụng quá mức vào một hay một “số khách hàng, vào cùng một ngành, lĩnh vực” hay cùng khu vực địa lý.

Căn cứ vào mức độ tổn thất

- Rủi ro đọng vốn (do khơng hồn trả nợ đúng hạn): Là “rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn trả nợ theo thỏa thuận mà NH vẫn chưa thu hồi được vốn, ““dẫn đến các khoản vốn bị đóng băng và ảnh hưởng đến NH về kế hoạch sử dụng” vốn” và khó khăn trong quản lý thanh khoản” (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013)

Rủi ro mất vốn (do khơng có khả năng trả nợ): Là rủi ro xảy ra trong trường hợp “khách “hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi””, buộc NH phải thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Rủi ro mất vốn làm tăng chi phí nợ khó địi và chi phí giám sát” (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013)

3.1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng Giảm uy tín của NH

Khi NH không thu hồi được nợ từ khách hàng vay sẽ làm cho uy tín của NH bị giảm sút. Điều này sẽ “tác động tiêu cực đến hoạt động huy động vốn của NH mặc dù được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh tốn và bù lỗ” (Hồng Xn Trường và cộng sự, 2016). Khi CLTD của ngân” hàng không tốt sẽ làm cho người gửi tiền, người ủy thác hoài nghi về năng lực hoạt động của NH cũng” như lo lắng về việc Chính phủ có thể sẽ thay đổi chính sách bù lỗ và đảm bảo thanh khoản cho NH. Bên cạnh đó, khi khách hàng vay khơng đảm bảo được khả năng trả nợ mà NH khơng có biện pháp xử lý phù hợp sẽ làm cho các khách hàng khác chây ỳ trả nợ theo, làm cho RRTD ngày càng cao và uy tín của NH ngày càng giảm sút.

RRTD dẫn đến giảm nguồn thu cho NH

“Hoạt động của NH mặc dù khơng phải vì “mục tiêu lợi nhuận nhưng các khoản cho vay các ĐTCS” với mức lãi suất ưu đãi vẫn tạo ra nguồn thu quan trọng cho NH để “

đảm bảo như dự kiến sẽ làm cho “NH gặp khó khăn trong việc chi trả các chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, khi khơng thu hồi được nợ gốc và lãi sẽ làm cho thất thoát vốn của Nhà nước, làm tăng thêm gánh nặng cho ngân sách” nhà nước”. (Hoàng Xuân Trường và cộng sự, 2016)

RRTD có thể tạo nên bất ổn của hệ thống NH

Hoạt động “cho vay của NH có mức độ rủi ro cao nguyên nhân là do rủi ro tập trung lớn, khi phần lớn danh mục tập trung ở nhóm đối tượng khách hàng là người nghèo hoặc vào những ngành” được chỉ định. Bên cạnh đó, trong danh mục tài sản của NH cũng tập trung ở cho vay nên khơng có đa dạng hóa được danh mục tài sản. Vì vậy, khi RRTD ở mức cao ở cả hệ thống sẽ dễ dẫn đến hiện tượng sụp đổ hệ thống NH (Hoàng Xuân Trường và cộng sự, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)