Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

3.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên trên thế giới hiện có nhiều khái niệm về QTRRTD khác nhau. Trong tài liệu tập huấn về QTRRTD của trường Đào tạo NH Thụy Sĩ - Á Châu (2012), “QTRRTD là quá trình độc lập kiểm sốt và giám

sát mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng để đảm bảo rằng hoạt động đó nằm trong giới hạn đã định và phù hợp với chính sách quy trình. Qua đó có thể kiểm sốt được thất thoát trong mức độ chấp nhận được và tránh những tổn thất không mong đợi”. Trong nghiên cứu của mình, Altman cho rằng QTRRTD là nhằm đảm

bảo hệ thống của NH hoạt động hiệu quả, kịp thời nhận biết được rủi ro tồn tại, đồng thời phân tích và định lượng được để sử dụng các công cụ, biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát thiệt hại (Nguyễn Thị Vân Anh, 2016). Ủy ban giám sát NH Basel định nghĩa “QTRRTD là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất

sinh lời điều chỉnh theo rủi ro tín dụng bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép”. Những khái niệm này cho thấy QTRRTD là “việc NH thực hiện đồng bộ các biện pháp để điều chỉnh RRTD nhằm kiểm soát thất

thoát và tránh những tổn thất không mong đợi”. QTRRTD là nhu cầu cấp thiết của các NH và là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách, quy trình tín dụng nhằm “kiểm sốt CLTD, từ đó giảm thiểu tổn thất” của NHCSXH.

3.1.2.2 Nguyên tắc chung về quản trị rủi ro tín dụng

Theo Hiệp ước Basel II do Ủy ban giám sát hoạt động NH ban hành, QTRRTD phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

* Xây dựng một mơi trường tín dụng thích hợp:

Để thực hiện quả trị RRTD, NH cần xây dựng chiến lược RRTD theo từng định kỳ, trong đó phải chú trọng đến các nội dung liên quan đến khẩu vị rủi ro, mức độ sinh lời. Cần xây dựng chính sách tín dụng với đầy đủ các nội dung về quy “trình cấp tín dụng, cách thức quản lý rủi ro danh mục tín dụng để làm cơ sở đánh giá, kiểm sốt rủi ro. Bên cạnh đó, NH cần” xác định mức độ rủi ro của toàn bộ các sản phẩm và hoạt động của mình. Mọi hoạt động của NH phải tuân thủ đầy đủ quy trình ban hành.

* Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

Trong quy trình tín dụng phải quy định rõ “tiêu chuẩn cấp tín dụng như biểu hiện người vay, mục đích sử dụng vốn, cơ cấu tín dụng. Phải xây dựng danh mục tín dụng chi tiết trên cơ sở quy định hạn mức tín dụng tổng quát cho từng đối tượng khách hàng/nhóm khách hàng” nhằm hạn chế rủi ro tập trung. Quy trình tín dụng xây dựng chi tiết nhiệm vụ, vai trị của mỗi vị trí đi từ bước tư vấn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn đến bước thanh lý tín dụng. Quy trình tín dụng xây dựng chặt chẽ để đảm bảo quản lý tốt khoản vay, nhằm hạn chế rủi ro cho NH cũng như các chủ thể khác có liên quan.

* Xây dựng và tuân thủ quy trình quản lý, đánh giá và kiểm sốt tín dụng có hiệu quả:

NH cần xây dựng và tuân thủ “quy trình quản lý tín dụng được đánh giá là hiệu quả, áp dụng cho các danh mục tín dụng. Nên xây dựng quy trình quản lý tín dụng theo hướng tiếp cận với quy định, thơng lệ quốc tế để đảm bảo tính hiệu quả, đầy đủ

trong quản lý tín dụng của NH. Đồng thời, NH cần xây dựng” “hệ thống kiểm sốt từng khoản vay. Hệ thống QTRRTD nói riêng, rủi ro nội bộ nói chung cần được quan tâm triển khai. “”NH cần có hệ thống thơng tin và sử dụng các kỹ thuật phân tích để xem xét những thay đổi vĩ mơ có thể xảy ra trong tương lai ảnh hưởng” thế nào đến tổng thể danh mục tín dụng để phục vụ cho hoạt động QTRR.

* Đảm bảo quy trình kiểm sốt đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

NH cần thiết lập hệ thống đánh giá “tín dụng độc lập và liên tục. Đồng thời phải có cơ chế báo cáo kết quả cho HĐQT và ban quản lý cấp cao. Việc tuân thủ quy trình cấp tín dụng cần phải theo dõi đầy đủ. Đặc biệt, các khoản nợ có vấn đề cần phải được quản lý chặt chẽ nhằm” tăng khả năng thu hồi nợ cho NH.

Do đặc điểm của NHCSXH, việc tuân thủ đầy đủ các quy định của Basel sẽ “gây khó khăn cho q trình hoạt động. Do khách hàng của NHCSXH là những người yếu thế, các đối tượng khó tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại, được Chính phủ hỗ trợ vốn để vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những đối tượng được vay vốn tín dụng thường thu nhập bấp bênh, thiếu ổn định, khó có tài sản bảo đảm…Điều này làm cho khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng tương đối cao nếu áp dụng theo tiêu chuẩn Basel của ngân hàng thương mại. Mục đích của NHCSXH khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận cũng như nguồn vốn hoạt động chủ yếu là từ vốn ngân sách trung ương, do đó, hoạt động quản trị rủi ro dù đóng vai trị quan trọng nhưng cơ chế quản trị rủi ro mang tính đặc thù như gắn kết trách nhiệm thơng qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, có sự liên kết chặt chẽ với các hội, địa phương. Vì vậy, khi áp dụng Basel vào QTRRTD tại NHCSXH cần có sự điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của NHCSXH. Ví dụ như xác định khẩu vị rủi ro trong chính sách tín dụng”, phân khúc thị trường, xếp hạng tín nhiệm và cơ chế quản trị RRTD theo danh mục tín dụng…

3.1.2.3 Các nội dung trong quản trị rủi ro tín dụng

Dựa trên quan điểm của Ủy ban giám sát NH Basel, đang được áp dụng như chuẩn mực trong việc giám sát hoạt động NH toàn cầu, hoạt động QTRRTD phải

tuân thủ “17 nguyên tắc được ban hành trong bản Các nguyên tắc QTRRTD” (Principles for the management of credit risk, 2001). Các nguyên tắc cần tuân thủ trong QTRRTD gồm: (1) Xác lập môi trường RRTD phù hợp; (2) “Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh; (3) duy trì quy trình quản lý, đo lường và giám sát phù hợp; (4) đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với RRTD; (5) Đảm bảo vai trị của cơ quan giám sát. Đứng ở góc độ là NH, các NH cần tuân thủ 4 nhóm nguyên tắc đầu tiên trong hoạt động QTRRTD. Để đảm bảo các nguyên tắc” trong QTRRTD, theo Basel, NH cần thực hiện các nội dung:

Thứ nhất, hoạch định chiến lược quản trị rủi ro

NH muốn QTRRTD cần xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phù hợp “với đặc điểm hoạt động của mình. Trong đó, NH cần chú trọng xác định khả năng cũng như thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của mình trong hoạt động cho vay. Đây là yếu tố đầu tiêu giúp NH” đề ra chính sách hoạt động thích hợp cho hoạt động cho vay.

Thứ hai, xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách quản lý RRTD là một bộ phận của chính sách tín dụng của NH. Chính sách tín dụng đóng vai trị là “kim chỉ nang” trong hoạt động tín dụng của NH, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, định hướng cũng như các quy định của NH trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng được “NH thông qua phải phù hợp với chiến lược phát triển của NH cũng như quy định pháp lý hiện hành của chính phủ. Về cơ bản, nội dung QTRRTD phải bao gồm những nội dung sau: (1) Chính sách về giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng, (2) Chính sách phân tán rủi ro thơng qua việc đề xuất danh mục cấp tín dụng nhằm đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề, khu vực địa lý, từ đó, phân tán rủi ro theo đối tượng được cấp tín dụng”, (3) Chính sách đảm bảo an tồn cho q trình cấp tín dụng như các quy định về lãi suất, tài sản bảo đảm, vốn đối ứng…, (4) Chính sách trích lập dự phịng tổn thất tín dụng.

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Tổ chức bộ máy QTRRTD là cách thức tổ chức các bộ phận chức năng của hệ thống QTRRTD của NH theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm tạo ra mối liên kết giữa các bộ phân trong NH tham gia vào việc đạt được mục tiêu QTRRTD.

Dựa trên chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng nói chung, QTRRTD nói riêng, mơ hình QTRRTD được xây dựng. Đây là mơ hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động tín dụng của NH.

Thứ tư, tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

Việc tổ chức thực hiện QTRRTD là một nội dung quan trọng trong hoạt động QTRRTD tại các NH bởi đây là hoạt động phải có “sự tham gia của nhiều bộ phận, phịng ban trong NH. Nếu khơng có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng có thể dẫn đến sai sót, vi phạm trong q trình cấp tín dụng”. Do đó, “việc xây dựng quy trình tín dụng chi tiết, chặt chẽ sẽ giúp các bộ phận, phòng ban trong NH nắm được nhiệm vụ cụ thể của mình, tránh hiện tượng chồng chéo trách nhiệm, để có sự phối hợp nhịp nhàng trong cơng việc” (Hồng Xn Trường và cộng sự, 2016).

Thứ năm, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện

Theo nghiên cứu của Hoàng Xuân Trường và cộng sự (2016), quá trình thực hiện cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế RRTD phát sinh trong từng bước của quy trình tín dụng, trong đó:

Trước khi cho vay: tn thủ chính sách, thủ tục, quy định, quy trình cho vay đã được ban hành, trong đó, đặc biệt kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn, thẩm định tín dụng. Giấy tờ trong hồ sơ vay phải đầy đủ theo quy định. Tờ trình thẩm định tín dụng phải lượng hóa được mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn cũng như phải có chứng từ nhằm đảm bảo tính khách quan.

Trong khi cho vay: Hoạt động kiểm soát trong khi cho vay gắn liền với quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng vay. Trong đó, các điều khoản trong hợp đồng phải chặt chẽ, có tính ràng buộc pháp lý cao và quan tâm đến những điều khoản ràng buộc trách nhiệm trả nợ gốc và lãi của người vay cho NH. Sau khi ký kết hợp đồng, quá trình giải ngân cũng cần phải được kiểm soát nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích.

“Sau khi cho vay: các nghiệp vụ “NH cần thực hiện đó là giám sát định kỳ và bất thường sau khi giải ngân, kiểm sốt q trình trả nợ của khách hàng, tiến hành đánh giá lại, tái thẩm định tín dụng theo quy định. Việc phát hiện sớm các dấu

hiện bất thường của khoản nợ có vấn đề sẽ giúp NH kịp” thời xử lý. Do đó, q trình giám sát và kiểm tra q trình thực hiện tín dụng rất quan trọng để kiểm sốt rủi ro. Vì hoạt động tín dụng ln tiềm ẩn rủi ro nên NH” cần chủ động trong việc đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với các khoản nợ có vấn đề. Đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể trong việc xử lý nợ có vấn đề như khoản nợ như thế nào thì thực hiện phương án khai thác, còn khi nào phải thực hiện thanh lý bắt buộc.

Ngồi ra, NH phải hình thành quỹ dự phịng RRTD nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc thực hiện phân loại nợ dựa trên chất lượng khoản vay giúp các NH tiến hành trích lập dự phịng RRTD phù hợp với tổn thất ước tính. Trích lập dự phịng RRTD nghiêm túc sẽ giúp NH giảm được nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh của mình, chủ động trong việc đối phó với rủi ro.

Thứ sáu, các biện pháp điều chỉnh sau giám sát

Cuối cùng nhưng không kém phần ““quan trọng trong hoạt động QTRRTD của NH chính là biện pháp điều chỉnh sau giám sát. Nếu trong quá trình giám sát xuất hiện các dấu hiệu bất thường như tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với kế hoạch, dư nợ danh mục tín dụng tập trung cao vào một số lĩnh vực, ngành nghề… thì NH cần có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm kiểm sốt RRTD theo kế hoạch đề ra. NH có thể áp dụng các biện pháp xử lý nợ có vấn đề thơng qua pháp luật, mua bán nợ, điều chỉnh danh mục tín dụng” dần trở về định hướng ban đầu cũng như tận dụng các biện pháp điều chỉnh hiện đại khác như hốn đổi RRTD, chứng khốn hóa nợ….

Mặc dù NHCSXH có những đặc điểm khác biệt về đối tượng khách hàng, về mục tiêu hoạt động, về bảo đảm tín dụng nhưng để hạn chế RRTD, NHCSXH cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc và nội dung về quản trị RRTD để hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)