CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
5.2.2 Thực hiện tuân thủ nghiêm chính sách tín dụng được ban hành để hạn
chế rủi ro tín dụng
Việc chưa tuân thủ các quy định trong chính sách tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cũng là một trong những nguyên nhân từ phía chi nhánh dẫn đến những hạn chế trong QTRRTD, được phân tích ở mục 4.2 và trình bày đánh giá trong mục 4.3.3.1
5.2.2.1. Thực hiện qui trình cho vay chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Một trong “những khâu quan trọng của quy trình cho vay chính là bước phân tích, thẩm định tín dụng. Do đặc thù của NHCSXH, “các khoản vay có thể thực hiện qua hình thức ủy thác, lúc này bước thẩm định tín dụng về bản chất do bên nhận ủy thác, Tổ TK&VV thực hiện vì các tổ TK&VV có nhiệm vụ xác định các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định của mỗi chương trình vay, mục đích vay của mỗi hộ phải cụ thể và là nhu cầu cần thiết, thời hạn vay vốn phải hợp lý và phải được sự nhất trí của các thành viên trong tổ” (NHCSXH Việt Nam, 2018). Vì vậy, với vai trị là đơn vị quản lý khoản vay, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cần có hệ thống thơng tin được cập nhật thường xuyên về khách hàng, cung cấp cho các Tổ TK&VV khi thực hiện xem xét nhu cầu vay. Bên cạnh đó, cũng cần có các buổi tập huấn, hướng dẫn Tổ trưởng, tổ viên của các Tổ TK&VV để họ hiểu hơn về việc xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay…, từ đó hạn chế được hiện tượng cho vay cào bằng thường xảy ra tại các tổ Điều này cũng là cần thiết để đảm bảo mức cho vay và thời gian vay là phù hợp với khách hàng, giúp khách hàng đảm bảo được khả năng trả nợ. Bước thẩm định được thực hiện tốt sẽ là cơ sở để hạn chế RRTD trong q trình cho vay.
Sau khi ra quyết định tín dụng, bước giải ngân cũng đóng vai trị quan trọng. Các văn bản pháp lý, chứng từ trong hồ sơ vay vốn cần phải được tuân thủ theo quy định. Việc yêu cầu người vay khi nhận tiền bắt buộc phải có chứng minh nhân dân trong thời gian nghiên cứu đã giúp giảm thiểu được rủi ro người nhận vốn
không phải là khách hàng vay. Khi khách hàng nhận tiền giải ngân, phải yêu cầu khách hàng ký vào hồ sơ chứng từ, đúng chữ ký của khách hàng. Nếu khách hàng khơng biết chữ có thể u cầu điểm chỉ tay, cán bộ tín dụng khơng được ký thay hoặc khơng yêu cầu khách hàng ký. Việc ký vào chứng từ là chứng cứ pháp lý quan trọng cho thấy khách hàng đã nhận vốn vay và phải có nghĩa vụ hồn trả nợ cho NH. Điều này sẽ giúp NH hạn chế được RRTD và thuận lợi trong các khâu kiểm tra, giám sát, xử lý rủi ro sau giải ngân.
Vấn đề giám sát khoản vay, trong đó có khâu thu hồi nợ đóng vai trị quan trọng trong việc hạn chế RRTD xảy ra. Hiện nay, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long ủy quyền cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV thu lãi và thu tiền gửi tiết kiệm nhưng không ủy nhiệm thu gốc do số tiền gốc thường khá lớn dễ xảy ra mất mát, xâm tiêu chiếm dụng. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp tổ trưởng hoặc tổ chức được ủy thác chiếm dụng nguồn lãi thu về do NH khơng có cơ chế kiểm sốt thường xuyên giữa CN và hộ vay, phụ thuộc quá nhiều vào Tổ TK&VV. Trong đó, CN khơng biết chính xác hộ vay đã thực sự nộp tiền hay chưa còn khách hàng thì khơng nắm được chính xác dư nợ, dư lãi của mình, hồn tồn phụ thuộc vào thơng tin mà Tổ trưởng cung cấp. Giải pháp để hạn chế rủi ro trong khâu này chính là NHCSXH tỉnh Vĩnh Long nên chủ động in và phát hành chứng từ, trong đó, trên chứng từ thơng báo rõ số dư nợ, số tiền khách hàng phải nộp và giao cho tổ trưởng để tổ trưởng thực hiện thu nợ giúp. Khi ủy quyền cho tổ trưởng thu lãi, yêu cầu người trả nợ phải ký vào chứng từ để làm minh chứng đối chiếu giữa số tiền tổ trưởng nộp và khách hàng đóng, cũng như xác thực việc đã trả nợ của khách hàng. NH cần nghiên cứu ứng dụng tin nhắn SMS để thông báo đến khách hàng vay những thông tin về khoản nợ cũng như nhắc nợ.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế RRTD, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cần được tạo cơ chế để thành lập phịng kiểm sốt với những cán bộ có trình độ, đã trải qua nghiệp vụ tín dụng nhằm đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát. Bên cạnh đó, CN cũng cần nghiên cứu và đưa vào áp dụng các phương pháp kiểm tra trong việc giám sát tín
dụng. Việc áp dụng các biện pháp giám sát, kiểm tra cần linh hoạt hơn, tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng, thời điểm kiểm tra và mục đích kiểm tra. Ngoài ra, cần chú trọng thực hiện kiểm tra chéo đột xuất giữa các cán bộ theo dõi địa bàn, giữa các PGD để tăng kiểm tra, kiểm sốt trong hoạt động tín dụng.
5.2.2.2. Tuân thủ “ngun tắc tín dụng trong q trình xử lý nợ quá hạn để đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng”
NHCSXH là “NH được áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ vay linh hoạt, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng vay vốn với mục đích xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì điều này nên tạo cho một số khách hàng tâm lý chây ỳ, ỷ lại, khơng chịu hồn trả nợ”. Thực tế hiện nay là những khách hàng này sẽ không được tiếp tục cấp vốn nhưng chế tài này gần như chưa đủ mạnh để khách hàng trả nợ khi có nguồn thu. Do đó, NHCSXH cần có chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý các khách hàng thiếu thiện chí trả nợ. Ví dụ như có thể liên kết với UBND phường, xã nơi sinh sống của khách hàng vay không xác nhận vào các thủ tục hành chính khi khách hàng có nhu cầu cho đến khi khách hàng trả nợ. Kiểm soát nguồn thu của khách hàng, chia nhỏ kỳ trả nợ với giá trị thấp để có thể thực hiện thu nợ dễ dàng hơn. Đối với nhóm khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo…, tránh hiện tượng tích lũy nợ gây khó khăn cho khách hàng trả nợ. Cần áp dụng biện pháp trả góp với nhiều kỳ hạn trả nợ, mỗi kỳ khách hàng chỉ trả một số tiền nhỏ, nằm trong khả năng để hạn chế RRTD xảy ra.
Trong quá trình giám sát khoản vay, “hội “đoàn thể nhận ủy thác cần liên kết, phối hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tổ chức tập huấn, tư vấn cho khách hàng để khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả. Nếu trong quá trình giám sát khoản vay, hội đồn thể nhận ủy thác phát hiện” nợ có vấn đề”, cần tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp với khách hàng để lựa chọn phương pháp hỗ trợ phù hợp nhằm hạn chế RRTD cho NH.
NHCSXH cũng cần phải thường xuyên phối hợp với các tổ chức hội nhận ủy thác để kiểm tra, “giám sát khoản vay. Cần tập huấn cho các chủ thể liên quan các
nguyên tắc, cách thức tổ chức kiểm tra, giám sát khoản vay cũng như cách thức xử lý khi khoản vay có vấn đề để cơng tác kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt hơn, hạn chế RRTD xảy ra”.
5.2.2.3 Thực hiện phân loại nợ, lập hồ sơ rủi ro kịp thời, đảm bảo chính xác, cơng bằng
Nhằm có thể chủ động trong việc xác định biện pháp phịng ngừa và xử lý nợ có vấn đề phù hợp, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cần thực hiện nghiệm túc, chính xác dư nợ theo “mức độ rủi ro từ thấp đến cao. Theo “báo cáo tổng kết của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2014 - 2019, CN mới chỉ thực hiện phân loại theo nợ quá hạn, nợ khoanh mà trong nợ quá hạn, nợ khoanh chưa phân thành nhóm có khả năng thu hồi và khơng có khả năng thu hồi. Điều này sẽ gây khó khăn cho CN trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của RRTD tại CN”, vì vậy, sẽ khó lịng đưa ra được những biện pháp khắc phục mang tính chủ động, phù hợp với tình hình. Trong thời gian tới, muốn giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh dưới 0.3%, CN cần thực hiện phân loại nợ theo nhiều tiêu chí hơn nữa, đi sâu vào mức độ tổn thất của khoản nợ để đánh giá được chính xác tình hình chất lượng nợ, từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp hơn.
“Chính phủ đã có “qui định về xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan. Trong đó, Chính phủ đã quy định rõ các nôi dung để xác định, cách thức xử lý theo từng loại nguyên nhân khách quan và mức độ thiệt hại. Các biện pháp xử lý nợ phù hợp đối với các khoản vay này là gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ…Như vậy, khi rủi ro càng lớn sẽ làm chi thu nhập của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long càng giảm, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của CN. Vì" vậy, khi xảy ra các khoản nợ có ngun nhân khách quan theo quy định của Chính phủ, CN cần nhanh chóng “lập hồ sơ, biên bản xử lý rủi ro đảm bảo kịp thời, chính xác từng trường hợp thuộc nhóm rủi ro đã được phân loại” (NHCSXH Việt Nam, 2018)
5.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng để thực hiện tốt cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
Với mơ hình QTRRTD phân tán, “phịng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và cán bộ tín dụng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác QTRRTD của CN đã trình bày trong mục 4.3.3.1. Do đó, muốn nâng cao cơng tác QTRRTD, CN cần chú trọng đào tạo năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ tín dụng”. Cán bộ tín dụng phải có kiến thức về nhiều ngành nghề lĩnh vực. Vì thế đối với mỗi cán bộ tín dụng ln ln phải tự nâng cao trình độ (nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng máy tính, phương tiện truyền thông) “thường xuyên rèn luyện đạo đức, nâng cao kỹ năng giao tiếp thông qua các lớp tập huấn, đào tạo.
Bên cạnh đó cần phải có chính sách thu hút nhân tài ngay từ khi cịn ở trường đại học. Với nhân viên mới, CN cần phải trang bị, tập huấn cho nhân viên các quy định về cơng tác tín dụng để nhân viên mới có thể tiếp cận với thực tế cơng việc. Qua thực tế công tác và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, từ đó người quản lý sẽ có những điều chỉnh phù hợp.