CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
4.1.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
“Tỷ lệ nợ quá hạn” của CN được cải thiện đáng kể, được thể hiện rõ qua Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
(Nguồn: NHCSXH CN tỉnh Vĩnh Long)
Năm 2015, nợ quá hạn của CN là 9,545 triệu đồng, chiếm 0,69% tổng dư nợ của CN, tăng nhẹ 0.01% so với năm 2014. Đây là năm có ““tỷ lệ nợ quá hạn” cao nhất” trong khoảng thời gian nghiên cứu. Nguyên nhân “tỷ “lệ nợ quá hạn cao là do hậu quả của thiên tai nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó, một số khách hàng chây ỳ khơng trả nợ theo thỏa thuận” làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của CN tăng lên cao”.
Sau 1 năm đánh giá lại hoạt động, nhận diện ra những vấn đề bất cập trong quá trình cho vay, giám sát khoản vay, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra hàng
loạt các biện pháp quan trọng để xử lý nợ quá hạn, tích cực thu hồi nợ như áp dụng biện pháp: phối hợp với hội cấp trên giao chỉ tiêu, “tỷ lệ nợ quá hạn cho hội cấp dưới, giao chỉ tiêu thu hồi đến từng cán bộ, từng phòng giao dịch, phát động các đợt thi đua khen thưởng cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, thường xuyên đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng vay” (NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, 2016)… Với hàng loạt các biện pháp được thực hiện, CN đã thu hồi được 2.028 “triệu đồng nợ quá hạn, dư nợ quá hạn năm 2016 giảm xuống chỉ còn 7.517 triệu đồng, chiếm 0,5% dư nợ. Đà giảm tiếp tục được duy trì trong năm 2017 khi dư nợ quá hạn năm năm 2017 chỉ còn lại 6,104 “triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm nợ quá hạn là -18.8%. Do dư nợ quá hạn giảm trong khi tổng dư nợ của CN tăng lên nên tỷ lệ nợ quá hạn năm 2017 chỉ còn lại 0.37%. Trong năm 2017, CN đã tiếp tục thực hiện chặt chẽ các quy định về cho vay, thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng” cũng như” đã tiến hành đơn đốc, kiểm tra khách hàng vay vốn. Bản thân các hộ gia đình vay vốn tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long ln ý thức được nghĩa vụ trả nợ của mình, đã hình thành thói quen trả nợ theo thỏa thuận. “Các trường hợp chây ỳ trong trả nợ đã được CN đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, khơng để hình thành tâm lý lây lan, ảnh hưởng đến hoạt động của CN” (NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, 2017).
Tuy nhiên, năm 2018, nợ quá hạn tăng nhẹ lên 6,415 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 5.1%. Do “tổng dư nợ tăng cao hơn so với nợ quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017, đạt ở mức 0.35%. Năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống chỉ còn lại 0,32% và tỷ lệ nợ khoanh chỉ còn lại 0,3%. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn năm 2018, 2019 tăng nhẹ chủ yếu là do nguyên nhân khách quan” như “thiên tai, dịch bệnh và một số khách hàng gặp tai nạn, bệnh tật làm cho khách hàng không đảm bảo được khả năng trả nợ theo thỏa thuận” (NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, 2019). Mặc dù chỉ tăng nhẹ và chủ yếu do nguyên nhân khách quan nhưng với quy mơ nợ q hạn tăng CN cũng cần hồn thiện công tác QTRRTD trong thời gian tới.
4.1.2 Tỷ lệ nợ khoanh
Các khoản nợ khoanh với đặc thù là “các khoản nợ đến hạn trả nhưng khách hàng không trả được nợ, nguyên nhân là do thiên tai, dịch bệnh và do cấp có thẩm quyền quyết định. Tỷ lệ nợ khoanh càng cao cũng phản ảnh RRTD của NH càng lớn”. Do đó, nếu giá trị các khoản nợ khoanh, tỷ lệ nợ khoanh giảm xuống cho thấy RRTD của NH ngày càng được cải thiện.
Bảng 4.1: Nợ khoanh, tỷ lệ nợ khoanh của NHCXH tỉnh Vĩnh Long
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nợ khoanh 7,081 10,280 9,023 7,105 5,710 5956.8 Dư nợ tín dụng 1,265,705 1,385,029 1,501,966 1,665,709 1,834,620 1.985.600 Tỷ lệ nợ khoanh 0.56% 0.74% 0.60% 0.43% 0.31% 0.30% Mức tăng/giảm tuyệt đối 0.18% -0.14% -0.17% -0.12% -0.01% (Nguồn: NHCSXH CN tỉnh Vĩnh Long)
Phân tích biến động nợ khoanh theo bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ nợ khoanh cũng có xu hướng giảm dần và đặc biệt giảm mạnh xuống trong năm 2017. Năm 2015, giá trị tuyệt đối các khoản nợ khoanh tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long là 10,280 triệu đồng, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, ứng với tỷ lệ nợ khoanh là 0.76%. Năm 2015, tỷ lệ nợ khoanh tăng thêm 0.18% so với năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng nợ khoanh là do năm 2015, các hộ gia đình gặp thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng với mức độ thiệt hại tổn thất lớn, khơng có khả năng chi trả nên được Chính phủ, HĐQT quyết định khoanh nợ. Tuy nhiên, sang đến năm 2016, một số các khoản nợ khoanh được trả, một số được “xóa nợ theo chỉ thị của Chính phủ nên nợ khoanh giảm xuống chỉ còn 9,023 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 0.6%. Năm
2017, tỷ lệ này tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn 0.43%, tương ứng với số tiền là 7,105 triệu đồng. Đến năm 2018, nợ khoanh tiếp tục giảm còn 5,710 triệu đồng”, tương ứng với tỷ lệ nợ khoanh là 0.31%. Đến năm 2019, nợ khoanh tăng nhẹ lên 5659.8 triệu đồng, chiếm 0.3% dư nợ của CN. Kết quả nợ khoanh và tỷ lệ nợ khoanh của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giảm dần từ năm 2014 đến 2019 cho thấy CLTD của CN đang được cải thiện đáng kể.
4.1.3 Cơ cấu nợ quá hạn
“Phân tích cơ cấu nợ quá hạn theo mức độ bảo đảm cho thấy khả năng thu hồi hoặc bù đắp thiệt hại nếu RRTD xảy ra. Đồng thời, phân tích cơ cấu nợ quá hạn theo” phương thức cấp tín dụng cho thấy phương thức nào đang gây ra RRTD cao cho CN.
Bảng 4.2: Cơ cấu nợ quá hạn theo mức độ bảo đảm của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ quá hạn khơng có TSBĐ 8469 98.4 9429 98.8 7416 98.7 6007 98.4 6319 98.5 7239 98,8 Nợ quá hạn có TSBĐ 142 1.6 112 1.2 101 1.3 97 1.6 97 1.5 90 1.2 Tổng cộng 8611 100 9545 100 7517 100 6104 100 6416 100 7329 100 (Nguồn: NHCSXH CN tỉnh Vĩnh Long)
Các khoản nợ quá hạn của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long phần lớn là các khoản nợ không tài sản đảm bảo. Cụ thể, tỷ trọng nợ q hạn khơng có tài sản bảo đảm chiếm trên 98% dư nợ quá hạn của CN, đặc biệt năm 2015 tỷ lệ này còn lên đến 98.8%. Điều này phù hợp với quy định mà các “CTCV chính sách do Chính phủ ban hành. Một số các khoản vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn chương trình “cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, có giá” trị khoản vay trên 50 triệu đồng mới áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản, trong khi dư nợ của nhóm khách hàng này thường không chiếm tỷ trọng cao” trong dư nợ của CN nên tỷ trọng nợ quá hạn có tài sản bảo đảm chỉ chiếm khoảng 1-2% dư nợ quá hạn. Điều này mặc dù mang lại rủi ro cao cho CN do “khó khăn trong việc thu hồi nợ nhưng lại là “đặc điểm chung của hệ thống NHCSXH với mục đích cho vay các ĐTCS. “Bản thân quan hệ tín dụng được xác định trên cơ sở niềm tin, tài sản bảo đảm là yếu tố không phải là quan trọng nhất khi quyết định cấp tín dụng nên tài sản bảo chỉ giúp cho NH giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra” (NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, 2017)”. Bên cạnh đó, việc phối hợp cho vay, kiểm tra giám sát, đánh giá khoản vay, khách hàng vay giữa NHCSXH tỉnh Vĩnh Long và Tổ TK&VV hoặc các tổ chức chính trị xã hội” khác đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nên trong giai đoạn 2016 - 2017 cũng đã giảm đáng kể nợ quá hạn.
Bảng 4.3: Cơ cấu nợ quá hạn theo phương thức cho vay của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 NQH trực tiếp (ĐVT: triệu đồng) 310 241 180 171 112 95 Tỷ trọng NQH trực tiếp 3.6 2.5249 2.3946 2.8014 1.7456 1.2962 NQH ủy thác (ĐVT: triệu đồng) 8301 9304 7337 5933 6304 7234 Tỷ lệ NQH ủy thác 96.4 97.475 97.605 97.199 98.254 98.704 (Nguồn: NHCSXH CN tỉnh Vĩnh Long)
Theo kết quả bảng 4.3 có thể thấy phương thức hoạt động cho vay ủy thác tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng khơng nhỏ đến
hoạt động QTRRTD của CN. Tỷ trọng “các khoản nợ quá hạn của phương thức cho vay ủy thác chiếm tỷ trọng trên 96% tổng dư nợ quá hạn của CN và có xu hướng chiếm tỷ trọng tăng dần mặc dù số tuyệt đối có xu hướng giảm. Đây là điều mà NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cần chú trọng cải thiện trong thời gian tới”.
Kết quả phân tích số liệu liên quan đến CLTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cho thấy các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và nợ khoanh đều có xu hướng giảm. Do chỉ thực hiện cho vay đối với các đối tượng theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ nên việc giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ khoanh trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy CN đã chú trọng đến công tác QTRRTD. Tuy nhiên, hoạt động QTRRTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long nói riêng vẫn cịn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể như chưa có “hệ thống quản lý rủi ro chuyên biệt là một “điểm hạn chế lớn trong công tác QTRRTD của NHCSXH Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động QTRRTD tỉnh Vĩnh Long. Hệ thống thông tin khách hàng” của NHCSXH Việt Nam và NHCSXH tỉnh Vĩnh Long vẫn còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến việc lưu giữ, cập nhật thông tin đối với khách hàng” vay vốn. Việc bảo đảm tiền vay chủ yếu bằng hình thức khơng có TSBĐ là đặc trưng cấp tín dụng của NHCSXH. “Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay thông qua các Tổ VV&TK vẫn còn nhiều hạn chế… Để đánh giá được những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại, đề tài thực hiện hệ thống lý thuyết về QTRRTD tại NHCSXH cũng như phân tích “thực trạng QTRRTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long trong các chương sau. Dựa trên đánh giá, đề tài kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động” QTRRTD” tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.
4.2 “THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG”