Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

4.2.1 Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Cốt lõi của hoạt động QTRRTD chính là hoạch định chiến lược QTRRTD. Đối tượng khách hàng “của NHCSXH với đặc thù là những khách hàng có rủi ro cao, khó vay vốn tại các ngân hàng thương mại nên NHCSXH xác định rõ hoạt

động QTRRTD có vai trị quan trọng trong hoạt động của NH”. Nếu nguyên nhân dẫn đến RRTD là nguyên nhân khách quan như hạn hán, lũ lụt…, xảy ra trên diện rộng thì do Chính phủ trực tiếp xem xét và xử lý. NHCSXH tỉnh Vĩnh Long nói riêng chú trọng hạn chế RRTD xuất phát từ nguyên nhân từ phía NH và từ người vay. Dựa trên đặc điểm của địa phương, mỗi CN của NHCSXH sẽ đề ra mục tiêu hoạt động cụ thể, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược QTRRTD phù hợp. NHCSXH tỉnh Vĩnh Long với mục tiêu đảm bảo được ““100% số “hộ nghèo, cận nghèo và các ĐTCS đủ điều kiện và có nhu cầu vay được tiếp cận vay vốn từ các chương trình TDCS của Nhà nước. Trên cơ sở này, CN sẽ xác định số lượng các ĐTCS thuộc địa phương” có nhu cầu vay vốn và đặt ra chiến lược hoạt động phù hợp”, trong đó cả vấn đề về quản trị rủi ro”. Các mục tiêu liên quan đến QTRRTD của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2014 – 2019 bao gồm:

- Mục tiêu tăng trưởng an toàn mức dư nợ, cho từng CTCV cụ thể - Các giới hạn RRTD trong danh mục cho vay

Mục tiêu hoạt động được NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đề ra hàng nằm nhằm “định hướng cho hoạt động tín dụng. Trong năm 2015, chiến lược QTRRTD của NHCSXH xác định dư nợ tín dụng tăng 6% so với năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát ở mức dưới 1%, nợ khoanh được kiểm soát ở mức dưới 0,8% dư nợ. Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh hàng năm theo số liệu thống kê và dự báo về tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo và một số ĐTCS tại địa phương. Riêng về các chỉ tiêu kiểm soát RRTD, dựa trên thực tế của địa phương cũng như hoạt động của CN, luôn luôn được đặt ra ở mức thấp và giảm dần qua các năm”. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2015 được xử lý giảm xuống còn 0.57%, nợ khoanh giảm xuống còn 0.94% đến năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn lại 0.35%, nợ khoanh giảm còn 0.31%. Việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro với mục tiêu rõ ràng cho từng năm đã giúp NHCSXH có những bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Về cơ bản, CN luôn “thực hiện tốt việc hoạch định chiến lược QTRRTD hàng năm làm cơ sở cho hoạt động tín dụng từng năm cũng như phục vụ cho mục tiêu lâu dài” của CN.

4.2.2 Áp dụng các quy định liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng

NHCSXH ra đời để thực hiện các khoản cho vay chính sách theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, do đó NHCSXH phải ban hành và tuân thủ các quy định về giới hạn và hạn chế cấp tín dụng được ban hành. Chính phủ quy đinh chặt chẽ việc “xác định nhóm khách hàng mục tiêu, mức cho vay và ưu đãi về lãi suất. NHCSXH dựa vào quy định của Chính phủ để ban hành chính sách tín dụng gồm các CTCV, các phương thức cho vay, cách xác định thời hạn vay, số tiền cho vay, tài sản bảo đảm” (nếu có), quy trình tín dụng....

Hiện nay, hoạt động tín dụng đối với người nghèo và các ĐTCS khác của NHCSXH được quy định bởi “Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các ĐTCS khác”. Trong Nghị định này, Điều 20 quy định về “RRTD và xử lý rủi ro”. Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ rủi ro tại NHCSXH. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 về Hướng dẫn thực hiện qui chế xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng các quy chế và hướng dẫn thực hiện xử lý nợ rủi ro trong hệ thống NHCSXH giai đoạn 2011 - 2018. Để có thể đánh giá chính xác CLTD, Tổng giám đốc đã có văn bản 1669/NHCS-TDNN, 3107/NHCS-TDNN chỉ đạo rà soát, đánh giá nợ xấu. Đến năm 2015, Quyết định số 976/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phân loại nợ tại NHCSXH được phê duyệt ngày 01/07/2015 đã tạo cơ sở pháp lý mới cho việc phân loại nợ của NHCSXH, giúp NHCSXH QTRRTD tốt hơn, “phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của NHCSXH. Trên “cơ sở” Quyết định 976/QĐ-TTg, Tổng Giám đốc đã ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế” phân loại nợ tại văn bản số 4363/NHCS- QLN ngày 30/12/2015.

Trên cơ sở các quy định ban hành, NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Vĩnh Long nói riêng chưa có chính sách QTRRTD, các nội dung QTRRTD được lồng ghép trong chính sách tín dụng. Tùy theo từng đối tượng vay vốn, từng CTCV mà quy trình tín dụng “được quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ. Các văn bản hướng dẫn trình bày chi tiết các nội dung, các thủ tục giấy tờ nhằm

đảm bảo các khoản vay trong hệ thống NHCSXH được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thống nhất. Việc tuân thủ nghiêm quy trình tín dụng theo quy định sẽ giúp NHCSXH đảm bảo CLTD, hạn chế được rủi ro xảy ra”, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động cho vay của mình. Các khoản cho vay chính sách hiện nay được thực hiện theo phương thức cho vay từng lần. NHCSXH có thể cho vay thơng qua cho vay ủy thác và cho vay trực tiếp nên quy trình cũng được quy định rõ cho từng hình thức cụ thể. Các nội dung cụ thể liên quan đến QTRRTD của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long như sau:

Thứ nhất, quy trình tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long bao gồm cho vay theo phương thức ủy thác và phương thức trực tiếp.

Một trong những đặc điểm khác biệt của NHCSXH chính là thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác. Do đối tượng khách hàng là những hộ nghèo hoặc những người yếu thế, những ĐTCS theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ nên thơng tin về cá nhân, phương án vay vốn không đầy đủ, thiếu tài sản bảo đảm nên RRTD cao. NHCSXH thường cho vay thông qua tổ TK &VV để kiểm soát rủi ro. Quy trình cho vay theo phương thức gián tiếp và phương thức trực tiếp được trình bày chi tiết trong Phụ lục 02. Về cơ bản, quy trình tín dụng theo cả hai phương thức đều được quy định cụ thể, chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế RRTD trong q trình thực hiện cho vay chính sách.

Trong giai đoạn 2014 – 2019, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện 15 CTCV theo quy định của Chính phủ. Trong đó, có 8 CTCV được thực hiện theo phương thức cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (cho vay hộ nghèo, cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, cho vay hộ đồng bào dân tơc thiểu số…), 7 CTCV áp dụng phương thức cho vay trực tiếp (trong đó có 2 phương thức vừa thực hiện cho vay ủy thác vừa cho vay trực tiếp). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện QTRRTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. Khi các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động cấp tín dụng nhưng không thực hiện đúng chức năng, vai trị có thể dẫn đến RRTD cho

ngân hàng.

Thứ hai, quy định về bảo đảm an tồn cho khoản vay

Chính sách đảm bảo an tồn cho q trình cấp tín dụng như các quy định về lãi suất, tài sản bảo đảm (nếu có), vốn đối ứng…Ngồi ra, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long yêu cầu khách hàng vay phải đảm bảo gửi tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện và khuyến khích đầu tư vào bảo hiểm vi mô để hạn chế, khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro.

NHCSXH tỉnh Vĩnh Long tuân thủ chặt chẽ các quy định về giám sát RRTD đối với từng khách hàng (được chia thành khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp). NHCSXH tỉnh Vĩnh Long tuân thủ quy định tại các chương trình TDCS như thời hạn cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, bảo đảm tiền vay…, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng, xử lý các khỏan nợ rủi ro theo quy định của Chính phủ.

Ngồi ra, theo quy định của văn bản số văn bản 4030/NHCS-TD ngày 10/12/2014 về tổ chức và hoạt động của điểm giao dịch xã, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã công khai dư nợ của từng hộ gia đình vay vốn tại điểm giao dịch đặt ở UBND xã. Việc công khai thông tin này giúp các khách hàng vay vốn nắm được thông tin về khoản vay của mình cũng như của các hộ gia đình khác trong tổ TK&VV cũng như tồn xã. Điều này sẽ có tác dụng lớn trong việc các hộ gia đình kiểm tra, giám sát lẫn nhau, hỗ trợ cho công tác giám sát sau cho vay của NH, góp phần hạn chế việc chiếm dụng vốn, chậm trả nợ của các tổ viên.

Thứ ba, quy định về bảo đảm tiền vay

Các nội dung về bảo đảm tiền vay cũng được quy định rõ trong các văn bản hướng dẫn thực hiện CTCV. Trong đó, giai đoạn 2014 - 2019, trong chính sách quy định “biện pháp bảo đảm của phần lớn các khách hàng vay là khơng có tài sản đảm bảo. Riêng các khoản cho vay đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn CTCV giải quyết viêc làm, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay xuất khẩu lao động có thể bảo đảm bằng nhiều hình thức khác nhau như: bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay… Do

quy định Chính phủ nên phần lớn các khoản cho vay” tại NHCSXH là các khoản cho vay khơng có tài sản bảo đảm. Vì khơng có tài sản đảm bảo nên vai trị của Tổ TK&VV có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế rủi ro cho NHCSXH trong việc đảm bảo khả năng thu hồi nợ”. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cũng phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát khoản vay theo quy định để hạn chế rủi ro.

Thứ tư, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Về phân loại nợ, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long thực hiện phân nhóm nợ theo quy định của Quyết định 976/QĐ-TTg và văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế phân loại nợ tại văn bản số 4363/NHCS-QLN ngày 30/12/2015 của Tổng Giám đốc NHCSXH. Với các tiêu chí phân loại nợ cụ thể gồm ““theo CTCV, theo thời hạn vay, theo trạng thái nợ, theo hình thức bảo đảm tiền vay, theo nguồn vốn cho vay, theo hình thưc cho vay và đơn vị nhận ủy thác với NHCSXH, theo khu vực cho vay, theo dân tộc, theo ngành kinh tế và theo khả năng trả nợ của khách hàng. Bảng 2.3 đã trình bày cho thấy việc thực hiện phân loại nợ theo CTCV của Chính phủ”. Ngồi ra, để phục vụ cho “công tác QTRRTD, CN thực hiện đầy đủ phân loại nợ theo các tiêu chí, trong đó có phân loại nợ theo trạng thái nợ để đánh giá về CLTD” nhằm có biện pháp kiểm sốt, giám sát các khoản nợ quá hạn phù hợp. Để thực hiện xử lý nợ phù hợp, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long khi phân loại nợ theo trạng thái cần phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ theo thỏa thuận là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan”. Các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long gồm: (1) sản xuất kinh doanh thu lỗ, (2) sử dụng vốn vay sai mục đích, (3) chây ỳ bỏ trốn khỏi địa phương, (4) người vay chết, mất tích, (5) giải thể, ngừng hoạt động và nguyên nhân khách quan khác. Theo báo cáo nội bộ của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long năm 2018, nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ quá hạn của CN chủ yếu do nguyên nhân khách quan như thiên tai, bệnh tật, chết. Các nguyên nhân khác chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. Do đó, cần phải có biện pháp xử lý những khách hàng vay vốn vì lý do chủ quan không thực hiện trả nợ theo thỏa thuận.

Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng chung theo quy định tại Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. NHCSXH theo quy định chỉ cần trích lập dự phòng RRTD chung là 0.75% dư nợ cho vay (khơng tính nợ q hạn và nợ khoanh). Với góc độ CN, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long luôn thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phịng RRTD chung theo quy định của pháp luật, tức đảm bảo luôn bằng 0.75% dư nợ cho vay (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh).

4.2.3 Tổ chức bộ máy và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

Để phù hợp với hoạt động cấp TDCS của NHCSXH, bộ máy tổ chức QTRRTD của NHCSXH được tổ chức theo mơ hình phân tán. Mơ hình quản trị RRTD phân tán chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Bộ phận tín dụng “thực hiện đầy đủ” cả ba chức năng và chịu trách nhiệm trong mọi khâu của quy trình tín dụng. Điều này làm cho mỗi CN NH với bộ phận tín dụng như một NH con trong NH mẹ, có tính độc lập cao. Mơ hình này về tổ chức đơn giản, gọn nhẹ giúp giảm chi phí. Tuy nhiên, một nhân viên tín dụng vừa thẩm định tín dụng, vừa giám sát kiểm tra khoản vay sẽ dễ thiếu khách quan, độc lập, cũng như khối lượng công việc đồ sộ dễ xảy ra sai sót trong q trình thực hiện. Mặc dù mơ hình này cịn hạn chế trong hoạt động QTRRTD nhưng lại phù hợp với hoạt động của NHCSXH, do các khoản vay của NHCSXH là những khoản vay nhỏ, nghiệp vụ không quá phức tạp, mang nhiều đặc điểm có tính địa phương, cơng nghệ của NHCSXH còn chưa phát triển.

Thực tế, trong quá trình hoạt động, tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long chưa có phịng quản lý rủi ro nhằm chú trọng quản trị rủi ro “trong hoạt động nói chung, hoạt động TDCS nói riêng”. Điều này đang được áp dụng trong cả hệ thống. Cơng tác phịng ngừa, hạn chế rủi ro, đặc biệt trong trường hợp RRTD có nguyên nhân khách quan đều do Chính phủ hoặc HĐQT xem xét xử lý. NHCSXH nói chung, NHCSXH

đối tượng, “kiểm sốt “khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích để hạn chế RRTD xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Phịng kế hoạch nghiệp vụ Tín dụng đang thực hiện cơng tác cấp tín dụng kiêm cơng tác xử lý rủi ro”; thực hiện hướng dẫn, kiểm soát việc xử lý rủi ro ở cấp huyện, tổng hợp” chuyển lên tỉnh và tỉnh chuyển lên Hội sở chính để trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý. Đối với các chương trình sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương, việc ký quyết định xử lý rủi ro được giao cho Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện hoặc phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng NHCSXH tỉnh phối hợp với chủ đầu tư trình UBND cấp huyện/tỉnh quyết định xử lý.

4.2.4 Giám sát và kiểm tra

Việc giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện việc quản lý RRTD được đi từ việc kiểm sốt trước khi cấp tín dụng, trong khi cấp tín dụng và cuối cùng là sau khi cấp tín dụng. Trong quy trình quản lý RRTD, chính sách tín dụng cũng như các văn bản khác liên quan, NHCSXH đã quy định rõ các cá nhân, bộ phận phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)