TT Các tiêu chí đánh giá Nguồn I Anh/Chị thấy lãnh đạo trực tiếp của mình:…
Bass và Avolio (1995) I.1 Cách hành xử của họ khiến mọi người tôn trọng
I.2 Họ chỉ ra một tương lai tốt đẹp của tổ chức I.3 Họ hướng dẫn cấp dưới làm các nhiệm vụ
I.4 Họ đánh giá lại các giả thuyết quan trọng để đảm bảo sự phù hợp của chúng I.5 Họ đưa ra những phương pháp làm việc mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao I.6 Họ đối xử với cấp dưới bằng tình cảm con người hơn là quan hệ giữa lãnh đạo
đối với nhân viên
I.7 Họ giúp đỡ cấp dưới phát triển những điểm mạnh
I.8 Họ hướng cấp dưới nhìn vào những khía cạnh đa chiều của vấn đề I.9 Họ đưa lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của bản thân
I.10 Họ là người tin tưởng vào quyền lực của mình
I.11 Họ khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu mạnh mẽ I.12 Họ đặt nhiệm vụ xây dựng được ý thức nhiệm vụ tập thể
I.13 Họ cho rằng niềm tin quan trọng là giá trị quan trọng nhất I.14 Họ nghĩ về tương lai với tinh thần lạc quan
I.15 Họ quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân cụ thể I.16 Họ sự tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu
I.17 Họ giải quyết vấn đề bằng những cách hiểu khác nhau
I.18 Họ truyền đạt một cách hăng hái về những yêu cầu cần phải hoàn thành I.19 Họ xét đến hệ quả về mặt đạo đức của mọi quyết định
I.20 Tự hào khi làm việc cùng họ
II Sự sáng tạo trong cơ quan Anh/Chị được thể hiện qua các khía cạnh:...
II.1 Anh/chị tìm ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp
II.2 Anh/chị tìm ra nhiều cách thức mới cho công việc
II.3 Anh/chị tham gia vào tìm cách giải quyết vấn đề
II.4 Anh/chị tạo ra những quy trình khác nhau để hồn thành cơng việc
II.5 Anh/chị cải tiến các q trình, cơng việc hiện có
Kết quả khảo sát sơ bộ
Với tất cả những câu hỏi người trả lời cảm thấy khó hiểu, hoặc hiểu theo ý nghĩa khác với ý mà câu hỏi muốn đề cập, nhóm nghiên cứu đã có những điều chỉnh phù hợp.
Trong mục “Hướng dẫn trả lời” trong Phần 1 của bản hỏi, diễn đạt chia thang đo Likert 5 điểm từ lời “1 = Hoàn tồn khơng đồng ý, 2 = Khơng đồng ý, 3 = Khơng có ý kiến, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý” đổi thành dạng bảng để người trả lời dễ đối chiếu.
1 2 3 4 5
Hồn tồn
khơng đồng ý Khơng đồng ý
Khơng có ý
kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý - Bỏ tên yếu tố “Sự sáng tạo của công chức cấp phường” và thay bằng câu dẫn
“Sự sáng tạo trong cơ quan Anh/Chị được thể hiện qua các khía cạnh:...” để phân biệt với các đánh giá của quản trị mới về chất và tránh cho người trả lời không bị hiểu nhầm.
3.1.2 Nghiên cứu định lượng
Thiết kế mẫu nghiên cứu
Tổng thể mẫu của quá trình nghiên cứu: Tồn bộ cơng chức cấp phường tại quận Tân Phú.
Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu: thuận tiện phi xác suất.
Kích thước của mẫu nghiên cứu: Trong phân tích EFA, kích thước của mẫu nghiên cứu sẽ được xây dựng dựa trên kích thước mẫu tối thiểu và số lượng biến đo lường. Theo Hair và cộng sự (2006), kích thước của mẫu nghiên cứu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100 thì mới áp dụngphân tích EFA được, đồng thời tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1. Do đó,với 25 biến quan sát của các thang đo trong các phân tích này thì để tiến hành EFA, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 125 quan sát. Do
hạn chế về điều kiện thực hiện, thời gian nghiên cứu nên để phiếu khảo sát thu về đảm bảo nghiên cứu, tác giả chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu là 160 và 160 phiếu hỏi sẽ được phát đi.
Tiêu chuẩn mẫu: là công chức của 11 phường trên địa bàn quận Tân Phú.
Thu thập dữ liệu
Trên cơ sở mẫu điều tra là 160 và bảng hỏi chính thức đã được xây dựng hoàn chỉnh, tác giả tiến hành khảo sát cụ thể:
- Bước 1: Phiếu khảo sát nghiên cứu được in ra giấy và gửi tại 11 phường trên địa bàn quận Tân Phú thông qua sự giúp đỡ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND phường để đến tay các cơng chức được hỏi và sau đó nhận lại bảng hỏi đã được trả lời từ các đáp viên.
Thời gian tiến hành từ 15/12/2018 đến 15/01/2019 Tổng số phiếu phát ra là 160 phiếu.
Tổng số phiếu thu về là 151 phiếu, trong đó số phiếu hợp lệ là 146 phiếu. - Bước 2: Tổng hợp bảng hỏi.
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng mức có ý nghĩa α chọn trong đề tài này là 0.05 (α = 0.05). Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 22. Q trình phân tích phân tích dữ liệu được thực hiện qua các giai đoạn sau:
3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Một thang đo lường khi nó phản ánh đúng giá trị cần đo lường, nghĩa là phương pháp đo lường đó khơng có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều quan trọng nhất là thang đo phải chính xác. Nhiều tác giả cho rằng thang đo Cronbach’s Alpha là thang đo tốt trong khoảng từ 0.8 đến gần 1, trong khoảng từ 0.7 đến gần 0.8 thì sẽ chính xác hơn. Và trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì Cronbach’s Alpha trong
khoảng từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Trong luận văn này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha bằng 0.7 và các biến quan sát hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau tức là khơng có biến độc lập hay phụ thuộc mà nó dựa vào mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phương pháp phân tích EFA có thể được dùng để rút gọn tập k biến quan sát thành tập F các yếu tố có ý nghĩa hơn (trong đó, F<k). Việc rút gọn dựa trên cơ sở là mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát.
Theo Hair và cộng sự (1998, 111), hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loading) dùng để đảm bảo mức ý nghĩa thực tiễn khi phân tích EFA:
- Nếu Factor loading > 0.3 thì đạt mức tối thiểu - Nếu Factor loading > 0.4 thì là quan trọng
- Nếu Factor loading > 0.5 thì là có ý nghĩa thực tiễn
Điều kiện để phân tích EFA là phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Factor loading > 0.5
0.5 ≤ KMO ≤ 1 với KMO là chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố và KMO càng gần 1 thì ý nghĩa phân tích nhân tố càng thích hợp.
Sig. < 0.05 tức là kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có mối tương quan trong tổng thể với nhau.
Phần trăm phương sai toàn bộ để thể hiện % biến thiên của các biến quan sát tức là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
3.3.3. Phân tích hồi quy
Trước hết hệ số tương quan giữa các yếu tố của lãnh đạo mới về chất tác động tới mức độ sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú được phân tích tỉ mỉ. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện thơng qua phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường nhằm xác định các mơ hình lý thuyết và qua đó xác định cường độ tác động của từng yếu tố của lãnh đạo mới về chất ảnh hưởng tới mức độ sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này được thực hiện như sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến cùng một lượt (phương pháp Enter).
- Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) được sử dụng để đánh giá độ thuận hay nghịch của mơ hình hồi quy với tập dữ liệu.
- Để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể, ta sử dụng kiểm định F.
- Để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0, ta sử dụng kiểm định T.
- Hệ số Beta được sử dụng để đánh giá mức độ tác động mạnh, yếu giữa các biến.
- Cuối cùng, các dị tìm vi phạm của giả thuyết cần thiết trong hồi quy tuyến tính gồm giả thuyết liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được sử dụngnhằm đảm bảo sự phù hợp của phương trình hồi quy.
- Mơ hình hồi quy dự kiến:
Hồi quy đa biến mô tả mối tương quancủa các biến độc lập (Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng phẩm chất, Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng hành vi, Lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng, Lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ, Lãnh đạo bằng sự quan tâm đến từng cá
nhân) với biến phụ thuộc (Sự sáng tạo của cơng chức cấp phường). Mơ hình dự kiến như sau:
ST = β + β1PC+ β2HV + β3CH + β4TT+ β5CN
Trong đó:
ST : Sự sáng tạo của công chức cấp phường (biến phục thuộc) PC : Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng phẩm chất (biến độc lập) HV : Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng hành vi (biến độc lập) CH : Lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng (biến độc lập) TT : Lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ (biến độc lập)
CN : Lãnh đạo bằng sự quan tâm đến từng cá nhân (biến độc lập) β : Hằng số
β1, β2, β3, β4, β5: Hệ số hồi quy của từng biến độc lập.
- Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết được kiểm định dựa vào giá trị của Sig và dấu hệ số hồi quy của từng biến. Giả thuyết được chấp nhận khi Sig < 0.05 và dấu hệ số hồi quy cùng chiều với dấu trong mơ hình nghiên cứu.
3.3.4. Kiểm định sự khác biệt về ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất tới mức độ sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú theo đặc điểm cá nhân sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú theo đặc điểm cá nhân
Để kiểm định xem mức độ về độ tác động của lãnh đạo mới về chất tới mức độ sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú có sự khác nhau hay khơng giữa các cơng chức có đặc điểm cá nhân khác nhau, tác giả sử dụng kiểm định T và kiểm định sâu Anova.
Kết luận Chương 3
Chương 3 đã cung cấp đầy đủ các thơng tin liên quan đến quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu, từ nghiên cứu định tính, thảo luận nhóm và nghiên cứu sơ bộ cho đến khảo sát định lượng, khảo sát chính thức. Qua đó, chúng tơi đã tiến hành điều
chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức phù hợp hơn với thực tế tại địa bàn quận Tân Phú. Theo đó, bản hỏi được thiết kế thành 02 phần:
Phần 1: Nội dung khảo sát, thiết kế gồm 02 vấn đề có lời dẫn và được mô tả trong 25 câu hỏi.
Phần 2: Thu thập các thông tin chung về mẫu khảo sát
Trên cơ sở kích thước mẫu nghiên cứu chính thức là 146 công chức, trong Chương 4 của luận văn, tác giả sẽ thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 22 để hình thành cái nhìn tồn diện về mức độ ảnh hưởng của của lãnh đạo mới về chất tới mức độ sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú, giúp đề xuất khuyến nghị trong Chương 5.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã, phường
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, chính quyền ở cấp xã, phường là cấp thấp nhất và chiếm số lượng đông đảo nhất. Đây là chính quyền gần dân nhất, có tính tự quản, tính độc lập cao hơn so với các đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Chính quyền cấp xã, phường được hình thành để quản lý Nhà nước ở địa phương, trực tiếp hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với người dân, giải quyết trực tiếp yêu cầu của người dân trong phạm vi thẩm quyền.
Sự quản lý của chính quyền cấp phường, xã bị chi phối mạnh mẽ bởi các mối quan hệ cộng đồng gắn bó chằng chịt, những thói quen, lệ làng,… hay nói cách khác bên cạnh việc bị chi phối bởi các thiết chế chính thức cịn bị chi phối bởi các thiết chế phi chính thức trong đó có cả những quy định và thiết chế do chính những thành viên trong cộng đồng lập ra vơ cùng phong phú, đa dạng. Điều đó địi hỏi chính quyền cấp phường phải vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt trong giải quyết các mối quan hệ với người dân đảm bảo các yêu cầu hợp pháp, hợp lý, hợp tình.
Theo Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Văn phịng Quốc hội thì nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã, phường được quy định như sau:
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã, phường.
2. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quốc hội số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 và quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ do cơ quan cấp trên ủy quyền.
4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp quận, huyện về kết quả thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao.
5. Quyết định, tổ chức thực hiện các biện pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời huy động các nguồn lực để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn.
4.2. Chức danh của cán bộ cấp phường tại quận Tân Phú
Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Điều 3 quy định về chức vụ, chức danh thì cán bộ cấp phường, quận Tân Phú có các chức vụ sau:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Chức danh của công chức cấp phường được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, theo đó cơng chức cấp phường tại quận Tân Phú có các chức danh sau đây:
- Trưởng Công an;
- Chỉ huy trưởng Quân sự; - Văn phịng – thống kê;
- Địa chính – xây dựng – đơ thị và mơi trường; - Tài chính – kế tốn;
- Tư pháp – hộ tịch; - Văn hóa – xã hội.
4.3. Tình hình cơng chức cấp phường tại quận Tân Phú
Do được hình thành trên cơ sở tách quận nên cơng chức của quận Tân Phú chủ yếu là của Tân Bình trước đây, chỉ một phần nhỏ là tuyển mới và từ các cơ quan khác chuyển đến.
Về giới tính, có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ cơng chức cấp phường là nữ rất thấp,