Thương Khánh hoà trong khách hàng 1 Phân tích môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu cho ngân hàng công thương khánh hoà (Trang 32 - 34)

1. Phân tích môi trường bên ngoài

1.1 Sơ lược tình hình kinh tế Khánh hoà năm 2000 – 2006

* Nền kinh tế Khánh hoà trong những năm qua tăng trưởng với tốc độ cao, nguồn thu ngân sách không những đảm bảo nhu cầu chi trong tỉnh mà còn đóng góp vào ngân sách trung ương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, nhiều chỉ tiêu kinh tế đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đời sống nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là miền núi, hải đảo được cải thiện rỏ rệt. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- GDP tăng bình quân hàng năm trên 10,84 %. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt trên 763 USD.

- Thu ngân sách vượt kế hoạch hàng năm, tỷ lệ huy động ngân sách trong GDP tăng dần. Năm 2006 ước thu được 3.406 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000, chiếm 24,6% GDP. Tỷ lệ huy động ngân sách trong GDP từ 17,8 % năm 2000 đã được nâng lên 24,9 % năm 2005. Nhờ đó, tỉnh đã chủ động đầu tư cho các công trình trọng điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng chính sách, xã hội …

- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 22,67%/năm, một số cơ sở công nghiệp được đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất. Một số sản phẩm chủ lực của Khánh hoà như: Thuốc lá điếu, thuỷ sản chế biến, cát trắng, bia, nước khoáng, sửa chữa tàu thuyền ngày càng tăng, góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

- Các ngành dịch vụ, du lịch tăng bình quân hàng năm trên 13,44%, phát triển thêm nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật mới và ngành dịch vụ mới, thu hút lao động,

33

phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhân dân, góp phần tăng thu ngân sách và tăng tỷ lệ huy động vào ngân sách.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển ổn định mặc dù gặp hạn hán dịch bệnh 2 năm liên tiếp. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 2,34 %, năng suất cây trồng tiếp tục tăng, sản lượng lương thực đạt trên 220 ngàn tấn, nuôi trồng thuỷ sản mở rộng diện tích góp phần giải quyết nhiều việc làm cho nông thôn, miền biển.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực: Năm 2000 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp đạt 35,3 %, dịch vụ 37,8 %, nông nghiệp 26,9 %, đến năm 2006 tỷ trọng tương ứng là 40,9% - 41,1 % - 18 %. Thành phần kinh tế tập thể được củng cố, thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh với hơn 2.500 doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đăng ký hoạt động.

- Cơ cấu lao động chuyển biến theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động dịch vụ công nghiệp, lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo.

- Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng nhanh về số lượng và đã có chuyển biến về chất lượng. Đến năm 2006 xuất khẩu được 458 triệu USD, nhập khẩu 205 triệu USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 71 % GDP. Xuất khẩu địa phương tăng bình quân hàng năm trên 18% có trên 110 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Hàng xuất của Khánh hoà đến 59 nước, vùng lãnh thổ với các mặt hàng chủ lực: thuỷ sản, cát trắng, hạt điều, sắn lát, mộc mỹ nghệ… Nhập khẩu địa phương tăng bình quân hàng năm trên 28 % có trên 30 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu. Hàng nhập từ 40 nước, vùng lãnh thổ. Nhập khẩu hàng máy móc, nguyên liệu sản xuất ngày càng chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ nền công nghiệp của ta ngày càng phát triển.

- Khánh hòa có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng du lịch dịch vụ, dịch vụ cảng hàng không, cảng biển ở Cam ranh, dịch vụ cảng trung chuyển container quốc tế ở

34

Vân phong đang được nghiên cứu đầu tư phát huy thế mạnh để tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế – xã hội của Khánh hoà trong thời gian tới.

- Tuy nhiên kinh tế Khánh hoà vẫn còn một số khuyết điểm yếu kém cần khắc phục như: việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, nhất là Khu nông nghiệp công nghệ cao còn chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp địa phương và sản xuất nông nghiệp; việc quản lý của nhà nước về giống, thức ăn, quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh dẫn đến rủi ro cao, đánh bắt hải sản xa bờ không đạt hiệu quả; công tác quản lý đầu tư và xây dựng đối với một số dự án chưa chặt chẻ, thẩm định dự án còn sơ hở.

1.2 Chính trị

* Chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng- an ninh giữ vững

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu cho ngân hàng công thương khánh hoà (Trang 32 - 34)