Tình hình kinh doanh của Ngân hành Công thương Khánh Hoà

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu cho ngân hàng công thương khánh hoà (Trang 27 - 32)

Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Công thương Khánh Hoà đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro.

15 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Công thương Khánh Hoà đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối. Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh – dịch vụ ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại. Công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính – ngân hàng và đề

28

án cơ cấu lại Ngân hàng Công thương Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Công thương Khánh Hoà đến năm 2010 là :

“ Góp phần xây dựng Ngân hàng Công thương Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”

Bảng 1:Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Công thương Khánh Hoà từ năm 2004 đến năm 2006 Đvt : triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 +/- 2005 A. Nguồn vốn huy động 396.690 466.400 530.000 +14 % a. Từ dân cư 292.700 308.717 363.744 + 18 % b. Từ các TCKT 103.990 157.683 166.256 + 5 % B. Sử dụng vốn

1. Tổng dư nợ cho vay bình quân 442.834 478.260 550.000 + 15 %

- Nội tệ 451.000

- Ngoại tệ 99.000

- Ngắn hạn 396.000

- Trung dài hạn 154.000

2. Doanh số cho vay (tỷ đồng) 1.302 1.432 1.690 + 18 % 3. Doanh số thu nợ (tỷ đồng) 1.378 1.515 1.713 + 13 %

29

4. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 121.732 130.072 92.448 - 29 % Trong đó: Dư nợ cho vay trung

dài hạn

8.520 7.672 6.872 - 10,4 %

5. Đầu tư khác 5.000 5.000 5.000 0 %

- Mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh 5.000 5.000 5.000 0 % 6. Nợ quá hạn 39.808 37.364 31.397 - 16 % - Nợ quá hạn khó đòi 36.730 35.406 25.359 - 28 % C. Kết quả hoạt động kinh doanh 1. Tổng thu nhập 35.443 506.490 919.000 + 81 % 2. Tổng chi phí 24.902 485.490 897.000 + 85 %

3. Lợi nhuận hạch toán 10.541 21.000 22.000 + 10 % Nhận xét :

Qua bảng kết quả trên ta thấy trong 3 năm 2004 đến 2006 Ngân hàng Công thương Khánh Hoà đã liên tục làm ăn có lãi. Cụ thể :

- Năm 2005 tổng thu nhập đạt 506.490 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 919.000 triệu đồng tăng 81 % so vơi năm 2005. Tổng chi phí năm 2006 cũng tăng 85 % so với năm 2005(Năm 2005 chi phí là 485.490 triệu đồng,năm 2006 chi phí là 897.000 triệu đồng) nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập nên Ngân hàng Công thương Khánh Hoà vẫn đạt được lợi nhuận.

- Nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là từ dân cư, với việc đa dạng hoá các hình thức huy động, mở rộng đối tượng đầu tư, năm 2006 Ngân hàng huy động

30

Vốn từ dân cư tăng 18 % so với năm 2005 và huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng 5 %

- Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng năm 2006 có khởi sắc hơn năm 2005, cụ thể là tổng dư nợ năm 2006 tăng 15 % so với năm 2005.

- Việc đầu tư vào Ngân hàng không có tiến triển gì thêm so với năm 2005 và 2004 - Tình trạng nợ quá hạn khó đòi năm 2006 có phần giảm hơn năm 2005, giảm 28 % chứng tỏ tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng là có hiệu quả.

Chính sự tăng trưởng trên các mặt hoạt động nên chi nhánh đã đưa mức lợi nhuận của mình ngày càng tăng(năm 2005 lợi nhuận đạt 21.000 triệu đồng, năm 2006 đạt 22.000 triệu đồng). Đây là chỉ tiêu phản ánh phần nào hiệu quả kinh doanh mà chi nhánh đã đạt được, đó là việc tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, đầu tư tín dụng có hiệu quả, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, ứng dụng công nghệ tin học vào thanh toán cùng với việc nâng cao trình độ, năng lực, đổi mới phong cách giao dịch của chi nhánh góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thông qua việc tăng nộp ngân sách cho nhà nước. 4 Cơ cấu tổ chức quản lý

Hệ thống tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam Sơ đồ 1 : Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam

31

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khánh hoà

32

Chương 3: Vị trí thương hiệu Ngân hàng Công

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu cho ngân hàng công thương khánh hoà (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)