Bạc Liêu
Trước đổi mới, với cơ chế quản lí tập trung, quan liêu bao cấp, mặc dù thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư phần nào được cải thiện, nhưng vẫn còn hơn 70% dân số nghèo. Sau Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (12/1986), chúng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ bao cấp sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta bắt đầu có bước phát triển khá, đem lại sự năng động trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nảy sinh những mặt tiêu cực cần chú ý giải quyết như sự phân hóa giàu nghèo gây nên tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, cho nên xóa đói, giảm nghèo là nội dung và nhiệm vụ cần được thực hiện để đảm bảo công bằng xã hội. Thực tiễn cho thấy có nhiều nguyên nhân nảy sinh nghèo đói. Vì vậy, việc xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đó vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm trọng tâm trước mắt cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Xét tình hình thực tế trong cả nước nói chung và ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng khi bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hồ giàu nghèo diễn ra rất nhanh. Nếu ở địa phương tỉnh Bạc Liêu khơng tích cực thực hiện xố đói, giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác nảy sinh thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần cho quần chúng nhân dân. Củng cố thêm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng và sự điều hành Nhà nước, qua đó, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình XĐGN trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 1997 - 2000, giai đoạn mà Tỉnh mới được tái lập cịn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo và thiếu việc làm còn cao, nguồn vốn phục vụ cho chương trình XĐGN và việc làm cịn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN từ cơ sở cho đến các ban ngành cấp tỉnh còn thiếu số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Báo cáo tổng kết chương trình XĐGN của Tỉnh năm 1998 có “khoảng 50.000 lao động thiếu việc làm, năm 1999 có khoảng 11.413 lao động thất nghiệp và hộ nghèo trong tồn tỉnh khoảng 25.079 hộ” [35, tr.1]. Tình trạng nghèo diễn ra gay gắt trong tồn tỉnh. Trước tình hình đó, TU, UBND tỉnh tiến hành xây dựng chương trình mục tiêu về giải quyết việc làm và XĐGN giai đoạn 1998 - 2000, trong đó có chương trình xố đói, giảm nghèo quốc gia.
Như vậy, XĐGN khơng cịn chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó trở thành vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, là mục tiêu cơ bản trước mắt và cũng là nhiệm vụ lâu dài đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, địi hỏi phải có những chủ trương, chính sách, cơ chế đối với cơng tác thực hiện XĐGN một cách chính xác, đúng đắn, cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất giữa những chính sách kinh tế với các chính sách xã hội của tỉnh.
Từ điều kiện thực tế của một tỉnh có nền sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo và tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn cao so với các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, tỉnh Bạc Liêu luôn xem trọng cơng tác xố đói, giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để XĐGN về văn hố, xã hội. Vì vậy, Tỉnh uỷ (TU), UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xố đói, giảm nghèo giai đoạn 2000 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010 theo chương trình mục tiêu quốc gia xố đói, giảm nghèo của Chính phủ cho các hộ nghèo, người nghèo, hộ nông dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm mục đích phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh cây lúa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để XĐGN ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng tăng vụ, đan xen vụ lúa, vụ tôm, vụ màu, xem đây như là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoặt cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, làm cho bộ mặt nông thơn trong tồn tỉnh từng giờ, từng ngày khơng ngừng thay đổi.
Cùng với cả nước, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người dân vượt qua đói nghèo, làm cho Tỉnh mạnh thêm tiềm lực về kinh tế, chủ động trong việc thực hiện XĐGN. Đây cũng chính là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giúp đỡ người nghèo vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm. Thực hiện thành cơng chương trình xố đói, giảm nghèo ở tỉnh Bạc Liêu không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nơng dân, người nghèo ổn định cuộc sống lâu dài, mà XĐGN (XĐGN) phát triển kinh tế nơng thơn cịn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững ở địa phương góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Hơn thế nữa, thực hiện thành cơng cơng tác XĐGN cịn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị - xã hội. Cơng tác XĐGN góp phần nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hồ nhập vào cuộc sống cộng đồng. Xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lịng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ mơi trường sinh thái.
Ngồi ra, có thể nói rằng khơng giải quyết thành cơng các nhiệm vụ và yêu cầu XĐGN thì sẽ khơng chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hố giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hố và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của sự phát triển kinh tế -xã hội. Nếu khơng giải quyết thành cơng các chương trình XĐGN sẽ khơng thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh hoá xã hội trong cả nước nói chung và ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng, dẫn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững sẽ không thể thực hiện thành công. Khơng có sự nỗ lực tập trung để XĐGN sẽ khơng thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực của con người phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới, sớm thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.
Như vậy, có thể khẳng định XĐGN đã trở thành yếu tố cơ bản khơng thể thiếu được trong việc đề ra chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của TU, UBND tỉnh Bạc Liêu với mục đích đảm bảo cơng bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. XĐGN trở thành nhiệm vụ chiến lược mà toàn Đảng bộ, toàn quân, tồn dân phải ra sức thực hiện, đây khơng chỉ là cơng việc trước mắt mà cịn là nhiệm vụ lâu dài. Trước mắt là XĐGN đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho người dân và lâu dài là xóa đi sự nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu nhận thức công việc XĐGN không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động vươn lên thốt nghèo, khơng dừng lại một cách đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế với đối tượng có nhiều lực lượng mà cịn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và đảm bảo sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”. Do đó, XĐGN là một trong những mục tiêu của tăng trưởng (cả trên góc độ xã hội - kinh tế) đồng thời cũng là tiền đề (điều kiện) cho tăng trưởng bền vững. Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình XĐGN thì nguồn lực kinh tế dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, nhận xét một cách tồn diện về dài hạn thì việc XĐGN lại tạo ra điều kiện tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Nhiều người dân nhờ đó thốt khỏi đói nghèo và có điều kiện tham gia thực hiện cách mạng xanh, tạo ra phát triển mới cho nông nghiệp.
Chương 2
QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH BẠC LIÊU LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO (2000 - 2010)