Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 78 - 94)

Bảng 2.2: Bảng điều tra xác định hộ nghèo theo tiêu chí mớ

3.1.1. Kết quả đạt được

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua gần 15 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu đã đồn kết một lịng, vượt qua những khó khăn thách thức phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ trong cơng cuộc đổi mới nói chung và lãnh đạo thực hiện XĐGN nói riêng. Tỉnh Bạc Liêu đã gặt hái được rất nhiều những thành tựu quan trọng, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bộ mặt thành thị và nông thôn không ngừng thay đổi, số hộ nghèo, người nghèo giảm nhanh, sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị được rút ngắn, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp, phong trào đền ơn đáp nghĩa, xố đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương và chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được đơng đảo cán bộ, nhân dân tích cực tham gia, ủng hộ. An ninh - quốc phịng trên địa bàn tỉnh được đảm bảo, tích cực góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng và làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể qua những kết quả sau:

* Giai đoạn 2000 - 2005

Thực hiện Quyết định 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dự án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và sự quan tâm chỉ đạo thường

xuyên, sát sao của TU, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 16/2002/QĐ - UB ngày 19 tháng 3 năm 2002 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo - việc làm của tỉnh giai đoạn 2001-2005.

Để cho chương trình nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống, giúp cho người nghèo, hộ nghèo sớm có cuộc sống no đủ. UBND tỉnh đã ban hành các quyết định phân công lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo và giúp xã, phường, thị trấn XĐGN. Các cấp ủy, chính quyền huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Phân cơng cấp ủy chỉ đạo, đảng viên, đồn viên, hội viên trực tiếp giúp đỡ cho hộ nghèo ở các khóm, ấp, khu dân cư. Tiến hành tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cho chương trình, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đào tạo tư vấn nghề, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động ở nơng thơn. Như vậy, việc thực hiện các chương trình chính sách đối với người nghèo, hộ nghèo là nội dung cơ bản của quá trình thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN - việc làm giai đoạn 2001-2005 trong toàn tỉnh.

Các ngành, các cấp, các cơ quan thơng tin đại chúng đã tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, u cầu của việc thực hiện chương trình XĐGN - việc làm, huy động cộng đồng hướng về đồng bào nghèo với tinh thần “lá lành đùm lá rách ” tạo thành phong trào tồn xã hội tham gia xóa đói giảm nghèo.

Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể vận động quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội từ thiện tham gia đóng góp quỹ vì người nghèo trên 100 tỷ đồng, xây dựng sữa chữa nhà ở, cứu trợ xã hội đối với hộ nghèo và người gặp hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

Liên đồn Lao động tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ đạo Cơng đồn các cấp thực hiện cơng tác XDGN. Đã vận động được 280 triệu đồng, xây dựng và hỗ trợ 66 căn nhà tình thương, tặng 503 suất quà, 6.300 kg gạo với tổng trị giá trên 83 triệu đồng cho gia đình chính sách và gia đình nghèo.

Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, đẩy mạnh học tập, nâng cao kiến thức sản xuất, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tổ chức hơn 4.327 tổ hùn vốn, 1.718 tổ tiết kiệm với 25.428 thành viên, huy động trên 2,9 tỷ đồng để giúp cho chị em nghèo có vốn sản xuất.

Đồn Thanh niên với phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên sản xuất giỏi, tổ chức cho 36 trí thức trẻ tình nguyện về giúp các xã đặc biệt khó khăn, vận động xây dựng quỹ 1,8 tỷ đồng để giúp vốn cho thanh niên nghèo phát triển sản xuất xóa đói, giảm nghèo.

Hội Cựu chiến binh với phong trào giúp đỡ những người bạn chiến đấu làm nhà ở, phát triển sản xuất, vận động góp vốn hơn 3,7 tỉ đồng giúp cho hội viên nghèo mượn khơng tính lãi suất để làm ăn, nhiều hội viên của hội đã thoát nghèo và ngày càng vươn lên trong cuộc sống.

Cơ quan ban ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, hỗ trợ tạo việc làm lao động nghèo ở địa phương.

Qua đó, đa số hộ nghèo đã có chuyển biến về nhận thức, thấy được nguyên nhân nghèo đã tự lực vươn lên, tổ chức sản xuất, cải tạo vườn tạp, điều chỉnh chi tiêu, bớt dần những hủ tục lạc hậu, sinh đẻ có kế hoạch, nhiều hộ biết cách làm ăn và thoát được nghèo.

- Kết quả cụ thể thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo:

+ Chính sách hỗ trợ cơng cụ và đất sản xuất: Các địa phương như thị xã Bạc Liêu, huyện Phước Long, huyện Vĩnh Lợi, huyện Đông Hải, huyện Hồng Dân xuất ngân sách hàng trăm tiệu đồng mua công cụ sản xuất, giống cây con tặng cho gia đình chính sách và hộ nghèo người dân tộc Khơmer sản xuất. Ở địa phương huyện Giá Rai tổ chức “chiến dịch” vận động quyên góp tiền và vật chất có trị giá trên 500 triệu đồng để giúp cho hộ nghèo sửa chữa nhà ở và làm vốn sản xuất, “Hội Nông dân tỉnh bảo lãnh trên 1.500 hộ nghèo mua 895 máy Di-e-zen và 600 tấn phân trả chậm với tổng trị giá 5 tỉ đồng” [39, tr.2].

+ Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, đất ở: Một trong những giải pháp cơ bản để giúp cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững hơn là cần tập trung giải quyết nhà cho hộ nghèo, ưu tiên xóa nghèo trong gia đình hộ thương binh, liệt sĩ và người có cơng, tổ chức vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa - xây dựng nhà tình nghĩa. Qua 5 năm tồn tỉnh đã vận động hơn 24 tỉ đồng và tiến hành xây dựng và trao tặng 1.368 nhà tình nghĩa, mỗi căn nhà trị giá 15 triệu đồng trở lên. Đồng thời hỗ trợ sửa chữa 391 căn, trị giá mỗi căn từ 8 đến 10 triệu đồng, giúp cho gia đình thương binh, liệt sĩ thật sự khó khăn về nhà ở. Đến ngày 27/7/2003 toàn tỉnh đã hoàn toàn dứt điểm việc xây dựng nhà ở cho những hộ chính sách thực sự khó khăn về nhà ở.

Về chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh vận động cán bộ, nhân dân trong tỉnh và một số cá nhân, đơn vị ngồi tỉnh tham gia đóng góp quỹ “vì người nghèo” được trên 129,6 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 11 tỉ đồng, nguồn hỗ trợ của chính phủ 22 tỷ đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ 810 triệu đồng, huyện, thị và nhân dân trong tồn tỉnh đóng góp 95 tỉ đồng, tiến hành xây dựng và trao tặng 24.799 căn nhà tình thương cho các gia đình nghèo gặp khó khăn về nhà ở, trong đó có 4.379 hộ là người dân tộc Khơmer được cất nhà tình thương. Kết quả trên đây thể hiện một bước đột phá rất quan trọng, hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững hơn.

+ Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Việc thực hiện hỗ trợ đồng bào dân tộc Khơmer nghèo luôn được các cấp, các ngành quan tâm triển khai như: triển khai chính sách hỗ trợ giá, trợ cước hơn 3 tỉ đồng, hỗ trợ vốn khơng hồn lại cho sản xuất và đời sống hàng năm khoảng 450 triệu đồng. Đồng thời tỉnh chỉ đạo cho các ban, ngành ứng tiền từ ngân sách cho 883 hộ vay với số tiền là 36 tỷ đồng để mắc điện kế với lãi suất thấp, nâng số hộ đồng bào dân tộc Khơmer sử dụng điện lên đến 8.975 hộ /12.171 hộ, chiếm tỉ lệ 73,74%. Ngoài ra thị xã Bạc Liêu đã chủ động triển khai dự án giải quyết đất ở cho những hộ nghèo đồng bào dân tộc Khơmer ở xã Vĩnh Trạch

Đông theo tinh thần Quyết định 134/QĐCP của Chính phủ, tổng vốn dự án là 2 tỉ đồng, với quy mơ hơn 300 hộ có đất để xây dựng nhà ở.

+ Chích sách hỗ trợ về y tế, giáo dục : Thực hiện Quyết định 139/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo chương trình 139 của tỉnh đã tiến hành rà sốt hộ nghèo, người nghèo, đã cấp 84.118 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Chỉ trong thời gian 4 năm từ năm 2001 đến năm 2004, ngân hành chính sách xã hội tỉnh chi hỗ trợ 14 tỉ đồng khám chữa bệnh miễn phí cho 518.825 lượt người nghèo. Các tổ chức xã hội từ thiện đã hỗ trợ trên 150 triệu đồng điều trị bệnh, mổ mắt miễn phí cho người nghèo, giúp có những bữa ăn miễn phí cho người nghèo trong các bệnh viện. Miễn giảm học phí cho 73.213 con em hộ nghèo với tổng số tiền 6,7 tỉ đồng và cùng các ngành vận động sách vở, quần áo có giá trị tương đương 2,55 tỉ đồng giúp cho đại bộ phận hộ nghèo có điều kiện đưa con em đến trường học, nhiều con em hộ nghèo được học tập nâng cao trình độ và có cơ hội tạo việc làm và tham gia đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

+ Chính sách miễn giảm thuế sản xuất: Ngành thuế miễn giảm thuế cho 55.363 lượt hộ chính sách và hộ nghèo sản xuất nông nghiệp, hộ buôn bán nhỏ tổng số tiền miễn giảm trên 26 tỉ đồng; ngành thuế cũng đã tổ chức nhiều đợt thăm hỏi cứu trợ cho hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

+ Chính sách an sinh xã hội: Theo số liệu thống kê, tồn tỉnh có khoảng 2.000 người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó có 500 đối tượng cần được hỗ trợ thường xuyên. Hàng năm từ ngân sách tỉnh và các huyện, thị dành khoảng 01 tỉ đồng và vận động các tổ chức từ thiện hơn 500 triệu đồng để giúp đỡ cho các đối tượng này. Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh, thị xã tổ chức nuôi dưỡng 46 cụ là người già neo đơn đang sống tập trung ở trung tâm bảo trợ xã hội, trợ cấp 227 người nuôi dưỡng tại cộng đồng và vận động các tổ chức xã hội từ thiện trong và ngồi tỉnh đỡ đầu, ni dưỡng một số người có hồn cảnh đặc biệt, hạn chế thấp nhất tình trạng ăn xin lang thang.

Nhìn chung, thơng qua việc thực hiện tốt các chính sách và đóng góp của các ngành đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho nhiều hộ nghèo, các hộ

nghèo đã được hưởng lợi từ các chính sách của Đảng, Nhà nước, họ đã cố gắng làm ăn để vượt qua khó khăn, ổn định dần cuộc sống.

- Các dự án hỗ trợ trực tiếp XĐGN: Các tổ chức tín dụng tập trung các nguồn vốn cho XĐGN - giải quyết việc làm, hàng năm các nguồn vốn đầu tư cho chương trình hơn 260 tỷ đồng (Ngân hàng chính sách xã hội 234 tỷ đồng, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 27,4 tỷ đồng...). Các ngân hàng trên địa bàn đã đầu tư 1.600 tỉ đồng cho hơn 53.356 lượt hộ nghèo vay sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Với số vốn trên đã giúp cho hộ nghèo có điều kiện sản xuất, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Các tổ chức đoàn thể đã vận động xây dựng các quỹ hỗ trợ trên 10 tỷ đồng giúp cho hơn 30.000 hộ nghèo mượn vốn không lãi, hoặc lãi suất thấp đã góp phần bổ sung vốn giúp cho hộ nghèo sản xuất, giải quyết việc làm ở các địa phương.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công nghiệp tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề và tập huấn Khuyến nông, Khuyến ngư, Khuyến cơng cho 106.028 lượt lao động, góp phần nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng lên 86,13%, lao động thất nghiệp thành thị giảm xuống còn 4,52%. Các trường, các trung tâm đã tổ chức đào tạo nghề cho trên 10.000 lao động, góp phần giải quyết cho 88.206 lao động có việc làm, trong đó hàng nghìn lao động tham gia làm việc, lao động ở các cơng ty, xí nghiệp trong và ngồi tỉnh. Năm 2003, tỉnh chủ trương triển khai chương trình xuất khẩu lao động. Qua 3 năm thực hiện có 3.192 lao động (có 936 nữ) đăng ký, trong đó 1.569 lao động (397 nữ) tham gia học tập lớp ngoại ngữ giáo dục định hướng, có 856 lao động (200 nữ) đã đi lao động ở nước ngồi, nhiều lao động đã tích cực tham gia làm việc, làm thêm giờ, có thu nhập khá, giúp cho gia đình giải quyết được cuộc sống, khá nhiều hộ đã thốt nghèo bền vững từ chương trình này.

Các huyện, thị ln quan tâm xây dựng các mơ hình “đẩy mạnh phát

triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật ni với xóa đói giảm nghèo”, phân

thị. Nhiều mơ hình trên đã được chỉ đạo rút kinh nghiệm, nhân rộng trong tỉnh và ngày càng phát huy hiệu quả, nhiều hộ nghèo có cơng ăn việc làm ổn định. Một số xã như xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), xã Phước Long, xã Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long), xã Vĩnh Trạch Đông (thị xã Bạc Liêu), xã Tân Thạnh (Giá Rai), trước đây tỉ lệ hộ nghèo khá cao, qua hơn bốn năm thực hiện các mơ hình XĐGN nhiều xã, phường trong tỉnh hộ nghèo giảm nhanh, tỉ lệ hộ nghèo cịn thấp, nhiều hộ thốt nghèo khá bền vững.

5 năm qua toàn tỉnh đã triển khai các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc XĐGN được hơn 124 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn chương trình do Trung ương hỗ trợ là 95 tỉ, vốn địa phương và nhân dân đóng góp là 29,3 tỉ. Đã đầu tư xây dựng 292 cơng trình (bao gồm 18 cơng trình thủy lợi, 205 cơng trình giao thơng nơng thơn, 29 trường học, cung cấp nước sạch 1 cơng trình, 2 cơng trình thủy nơng, 34 cơng trình trung tâm cụm xã). Nâng tỉ lệ hộ dùng điện tồn tỉnh lên 90,4%, trong đó hộ nơng thơn đạt 85% và hộ dùng nước sạch tăng lên 70%, trong đó ở nơng thơn 60%, phần lớn cơng trình được triển khai đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cho nhiều hộ nghèo, nhất là hộ nghèo ở vùng sâu, và xa tiếp cận và hưởng lợi từ những dự án này.

+ Nhiều huyện, thị và cơ sở đã tạo điều kiện cho những hộ nghèo chịu khó, chí thú làm ăn có tay nghề vay vốn ưu đãi để tổ chức sản xuất ngành nghề quy mô vừa và nhỏ. Huyện Hồng Dân với dự án sản xuất đồ mộc gia dụng, nghề làm bánh tráng, huyện Đông Hải dự án sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản, huyện Vĩnh Lợi dự án nuôi trồng thủy sản, nuôi cá, làng nghề Vĩnh Mỹ B; thị xã Bạc Liêu, huyện Phước Long, huyện Giá Rai phát triển sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán; Hội Nông dân với các dự án trang trại, thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nghèo thuộc diện chính sách, hộ nghèo người dân tộc.

Ban chỉ đạo XĐGN tỉnh tổ chức 30 lớp tập huấn cho 4.407 lượt cán bộ ban ngành cấp tỉnh, trưởng, phó ban, ngành cấp huyện, thị, chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường, thị trấn, cán bộ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo ở ấp, khóm.

Ngân hàng Chính sách xã hội tập huấn quản lý vốn cho 2000 cán bộ đoàn thể.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 78 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w