Bảng 2.2: Bảng điều tra xác định hộ nghèo theo tiêu chí mớ
3.3. Những kinh nghiệm bước đầu rút ra trong quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu
đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu
XĐGN là cuộc chiến lâu dài, cam go, khốc liệt, do đó địi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cả nước. Từ thực tiễn của những thành tựu XĐGN trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu về công tác XĐGN giai đoạn 2000 - 2010, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là: XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện XĐGN phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tinh thần quan tâm đúng trọng tâm, trọng điểm, chỉ đạo quyết liệt, dân chủ, đúng pháp luật của Nhà nước. Phải tạo sự chuyển biến nhận thức về XĐGN trong cả hệ thống chính trị và trong
quần chúng nhân dân. Kinh nghiệm thực tiễn XĐGN trong thời gian qua ở tỉnh Bạc Liêu cho thấy, để thực hiện thành cơng chủ trương, chính sách XĐGN của Đảng, Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, XĐGNchỉ trở thành phong trào rộng rãi thu hút được các ngành, các cấp và tầng lớp nhân tham gia một cách tích cực khi mọi người đã thông suốt về tư tưởng, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của chương trình XĐGN. Xem chính sách XĐGN là một chính sách quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- XĐGN phải dựa trên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Đói nghèo là một vấn đề xã hội, song nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ kinh tế. Do đó, XĐGN phải trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền việc thực hiện tốt chính sách xã hội. Đây là một chiến lược lớn của Đảng ta đã được khẳng định trong văn kiện Đại đại biểu toàn quốc lần VIII (1996): Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong quá trình phát triển [12, tr.113].
Sự kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội đảm bảo tính đồng bộ, cơng bằng và bình đẳng cho mọi người dân, mọi vùng miền, khắc phục tình trạng sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội. Xã hội và con người muốn thốt khỏi cảnh nghèo đói một cách bền vững địi hỏi phải thực hiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế ngày càng cao. Tuy vậy, nếu chỉ để phát triển và tăng trưởng kinh tế một cách tự phát khơng có định hướng và khơng có những chính sách cơng bằng xã hội, XĐGN, thì tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến thương tổn xã hội, xâm phạm đến lợi ích của một số bộ phận quân chúng nhân dân. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng sẻ ảnh hưởng đến chiến lược, chính sách XĐGN, thậm chí làm cho đói nghèo trở nên trầm trọng hơn.
Trên tinh thần nhất quán chính sách XĐNG của Đảng và Nhà nước. Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bạc Liêu đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội đồng bộ gắn liền với những chính sách cơng bằng xã hội, XĐGN nhằm giúp người nghèo, hộ nghèo sớm thoát nghèo vươn lên khá giả một cách bền vững. Đây là một kinh nghiệm lớn của Đảng bộ Bạc Liêu rút ra được trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện hiện chính sách XĐGN nhằm tạo mơi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho người nghèo và huy động mọi tiềm lực, sự hỗ trợ của cộng đồng, sự quyết tâm vươn lên của người nghèo.
Hai là: Đói nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, bởi kinh tế tăng trưởng chậm, kém phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nhưng bên cạnh đó, đói nghèo cũng là vấn đề xã hội vì nó liên quan đến sự chiếm hữu và phân phối của cải trong xã hội, kinh tế phát triển mạnh nhưng khơng có những chính sách xã hội đúng đắn thì hiện tượng phân hóa giàu - nghèo lại diễn ra càng gay gắt, bộ phận dân cư nghèo sẽ tăng lên, vấn đề xã hội lại càng diễn biến phức tạp. Đồng thời, đói nghèo khơng chỉ dừng lại ở vấn đề kinh tế - xã hội mà cịn là vấn đề chính trị, nếu khơng có chủ trương đúng đắn và giải quyết một cách đồng bộ, hiệu quả thì sẽ gây bất ổn về chính trị.