Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Bạc Liêu ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 46 - 52)

2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Bạc Liêu là tỉnh ở miền Tây Nam bộ thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở Đông Bắc của bán đảo Cà Mau - miền đất cực nam của Tổ quốc, phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, Đông và Đông Nam giáp biển Đơng. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.542 km2, gồm 06 huyện và một thành phố Bạc Liêu; các huyện Phước Long, Hồng Dân, Hồ Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Đơng Hải, với 61 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Bạc Liêu là đô thị loại 3 và cũng là trung tâm hành chính của tỉnh.

Tồn tỉnh có 56 km bờ biển với các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, là nơi trung chuyển hàng hố, nút giao thơng đường thuỷ quan trọng.

Bạc Liêu là vùng đất trẻ được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, mang đậm nét đặc trưng của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có độ dốc khơng đáng kể theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với cao độ ở phía Bắc 0,7 - 0,8 m, ở phía Nam 0,4 - 0,5 m, cao hơn mức bình qn của bán đảo Cà Mau. Khu vực có địa hình cao nhất là khu vực thuộc thị xã Bạc Liêu - Nhà Mát và hai bên nửa phía bắc của đê Trường Sơn.

Nhìn chung đặc điểm địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, độ nghiêng thấp, nên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải.

Phần lớn đất đai trong tỉnh là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, lượng bùn và đạm cao, thích hợp cho việc phát triển một nền nơng nghiệp hàng hố tồn diện, trong đó sản xuất lương thực và ni trồng thuỷ sản là hai ngành có ưu thế lớn. Việc cải tạo đất phèn, đất mặn tương đối công phu với biện pháp chủ yếu là ngăn mặn, xổ phèn, đào kênh thoát nước, chống úng cục bộ.

Nước mặt: Ngoài nước mưa là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, nguồn nước ngọt thuộc dự án ngọt hoá bán đảo

Cà Mau được đưa về từ sơng Hậu có vị trí rất quan trọng đối với việc tưới tiêu trong mùa khô hạn, phục vụ thâm canh nông nghiệp, tăng năng suất canh tác.

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm tầng nông nằm sát mặt đất được bổ sung bằng nước mưa và lượng nước từ kênh rạch. Mực thuỷ cấp của nguồn nước này thay đổi tuỳ theo mùa. Mùa mưa mực nước cách mặt đất từ 0,5 - 1,0 m, mùa khô mực nước hạ thấp xuống 1 - 3m.

Hệ sinh thái rừng của Bạc Liêu thuộc dạng rừng ngập mặn và úng phèn thiên về giá trị phòng hộ và bảo vệ mơi trường; trong đó chủ yếu là rừng phịng hộ. Rừng ngập mặn Bạc Liêu tồn tại và phát triển tạo nên một lớp thảm thực vật, hình thành nên hệ sinh thái ngập nước trung gian giữa hệ sinh thái biển và nội địa khá đặc biệt.

Bạc Liêu có vùng biển rộng trên 40.000 km2 với 56 km bờ biển. Đây là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn và đa dạng về chủng loại, với 661 loài cá, 33 lồi tơm. Nhiều lồi có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao như: cá Thu, cá Chim, cá Đường, cá Sao, cá Gộc… nhiều lồi tơm có giá trị thương phẩm. Hàng năm, vùng biển này cho phép đánh bắt từ 240 đến 300 nghìn tấn cá và khoảng 10 nghìn tấn tơm các loại. Bên cạnh đó cịn nhiều lồi hải sản q có giá trị dinh dưỡng cao như mực, sị huyết…

Vùng biển Bạc Liêu còn chứa đựng tiềm năng phát triển vận tải biển phục vụ sản xuất, lưu thơng hàng hố và dịch vụ đánh bắt hải sản với các cửa biển nối liền với hệ thống kênh rạch nội địa. Đây là con đường thuận lợi nhất để chuyên chở các hàng hoá cồng kềnh, trọng tải lớn với chi phí vận chuyển thấp nhất, chỉ bằng 1/5 so với đường bộ.

2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về phát triển kinh tế: Là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Minh Hải

và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/01/1997. Với những nguồn lực hiện có, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển một nền nơng nghiệp toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 15,7 %/ năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13,5%.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Đến cuối năm 2010 có 61/61 xã, thị trấn có

đường ơ tơ đến trung tâm, cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông nông thôn; kéo mới 425 km đường dây tải điện (nâng tỷ lệ hộ dùng điện từ 90,4% năm 2005, lên 98,7% năm 2010, trong đó hộ nơng thơn đạt 85%); có 97% phịng học được xây dựng kiên cố, trong đó có 40,36% phịng học đạt tiêu chuẩn nhà cấp 3 trở lên; 100% trạm y tế đã được xây dựng cơ bản và có Bác sĩ; mạng lưới thơng tin liên lạc phát triển nhanh với tốc độ tăng bình quân hơn 41% năm.

Về văn hoá - xã hội: Năm 2010, dân số của tỉnh khoảng 870.200 người,

trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 90.00%, người Khơmer 7.65%, người Hoa 2,34% còn lại là các dân tộc khác. Dân số khu vực đô thị 229.754 người chiếm 26,40%, khu vực nông thôn 640.446 người chiếm 73,60%. Trừ các thị trấn và trục đường Quốc lộ 1A, dân cư được hình thành theo cụm và theo tuyến khá tập trung, còn lại phân bố phân tán thành rất nhiều cụm và tuyến dân cư nhỏ, không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Về công tác giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ: Lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Tỉnh thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Quy mô giáo dục - đào tạo phát triển hợp lý, tỷ lệ huy động học sinh phổ thông trong độ tuổi đến trường đạt 75%. Trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên từng bước được bồi dưỡng, nâng cao, có 88% giáo viên được chuẩn hố. Cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp, thiết bị dạy và học được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc gia. Hoạt động dạy nghề có bước phát triển, thời gian qua đã đào tạo hàng trăm nghìn lao động có tay nghề, kỹ thuật, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác dân số và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Cơng tác chăm sóc

sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường; bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, các trung tâm y tế huyện thị được đầu tư nâng cấp, mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, các chương trình y tế quốc gia được chú trọng. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hố

gia đình và chăm sóc trẻ em đạt kết quả cao; tỷ lệ sinh bình quân giảm 0,03% hàng năm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 24% năm 2005 xuống còn 18% năm 2010.

Từ thực trạng trên có thể thấy:

Về thuận lợi: Bạc Liêu có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi cho phát

triển kinh tế - xã hội, có nhiều tuyến đường thuỷ, đường bộ có ý nghĩa chiến lược đối với đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia chạy qua. Trong thời gian tới khi thực hiện các dự án liên kết bờ biển nước ta nói chung, khu vực đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng với các nước trong khu vực, tỉnh Bạc Liêu sẽ có những cơ hội lớn để hội nhập và phát triển.

Nằm trong vùng dự án ngọt hoá Quản Lộ - Phụng Hiệp, đồng thời là vùng giáp ranh chịu tác động của cả thuỷ triều biển Đơng và Tây, Bạc Liêu có đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông - ngư nghiệp toàn diện, từ trồng các loại cây lương thực năng suất, chất lượng cao đến khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ xuất khẩu. Năng lực hiện có về chế biến thuỷ hải sản là một thế mạnh khác của Bạc Liêu. Do tỷ lệ nguyên liệu địa phương qua chế biến còn thấp nên nhu cầu đầu tư, mở rộng năng lực của cơng nghiệp chế biến cũng cịn lớn. Cần tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư từ mọi thành phần kinh tế tham gia.

Bạc Liêu cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (nguyên liệu nông nghiệp, ngư nghiệp phong phú). Trong tương lai gần, Bạc Liêu là một trung tâm giáo dục và đào tạo lớn có truyền thống ở đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi đào tạo lực lượng lao động phục vụ nhu cầu tại chỗ, Bạc Liêu sẽ là một trung tâm cung cấp dịch vụ đào tạo cho các địa bàn lân cận.

Ngoài ra, các yếu tố nội lực quan trọng như tính sáng tạo của người lao động, chủ trương, định hướng đúng đắn của tỉnh, của các ngành, các cấp là một nhân tố quan trọng đã và đang góp phần tích cực dẫn tới thành cơng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong tương lai, khi nước ta hội nhập đầy đủ vào

kinh tế thế giới và khu vực, những lợi thế hiện có của Bạc Liêu sẽ cịn nhiều cơ hội để khai thác và phát huy.

Những khó khăn, thách thức: Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

của tỉnh đã hình thành về cơ bản nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, trạm, cấpi phục vụ sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản cần được đầu tư làm mới và nâng cấp. Q trình chuyển đổi sản xuất giữa nơng nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua đã mang lại nhịp độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên còn diễn ra tự phát, bị động, làm ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung của tỉnh. Quy mơ phát triển ồ ạt, khơng có kế hoạch trong khi hệ thống hạ tầng chưa phát triển kịp thời, đồng bộ đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đồng thời để duy trì tốc độ tăng trưởng địi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn.

Mơi trường bị ô nhiễm và nguy cơ ơ nhiễm đang có xu thế gia tăng, trong khi khả năng kiểm soát rất hạn chế, việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như môi trường sinh thái chưa được coi trọng thoả đáng. Hệ thống dịch vụ thuỷ sản, đặc biệt là khâu sản xuất, cung ứng giống và thức ăn cho tôm cũng như việc phát hiện và xử lý khi tơm bị nhiễm bệnh cịn thiếu.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp; số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chun mơn khơng theo kịp u cầu phát triển

Những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội nêu trên cho thấy đây là vùng đất giàu tiềm năng cho sự phát triển. Sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, rừng, biển cùng với văn hoá, phong tục tập qn, lịng hiếu khách, ý chí vươn lên của người Bạc Liêu …tạo điều kiện thuận lợi chó sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, Bạc Liêu cịn đứng trước nhiều khó khăn: thiếu vốn sản xuất, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, lao động thiếu việc làm, hậu quả của chiến tranh cịn khá nặng nề. Vị trí địa lý của tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước; công nghiệp, dịch vụ cịn manh mún, nơng nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng thị trường

nơng, hải thuỷ sản khơng ổn định, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp… Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến đến sống và sản xuất của nhân dân. Những khó khăn đó là lực cản lớn trong q trình phát triển của tỉnh Bạc Liêu. Vì vậy, trong giai đoạn tới, Bạc Liêu cần có một chính sách phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, mà khâu đột phá bắt đầu từ việc phát huy nguồn lực con người, khơi dậy tiềm năng trí tuệ và ý chí quyết tâm của mọi người, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương để đưa Bạc Liêu phát triển nhanh và bền vững, sánh vai cùng các tỉnh trong khu vực và cả nước. Để làm tốt điều đó thì cơng tác XĐGN của Đảng bộ phải ln được quan tâm lãnh đạo tồn diện, không ngừng đổi mới nội dung và giải pháp thực hiện, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hộ của tỉnh trước yêu cầu mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w