Quá trình Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 52 - 65)

giảm nghèo

Đói nghèo là vấn đề nổi cộm và dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng bộ, các ban, ngành, đồn thể chính trị xã hội… của tỉnh Bạc Liêu. Tất cả đều có chung một mục đích là làm thế nào để thực hiện đạt hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách XĐGN nhằm mục tiêu giảm bớt tình trạng nghèo đói trong một số bộ phận, từng lớp dân cư, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, đầy đủ cho nhân dân.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về mục tiêu chương trình XĐGN, căn cứ vào đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã đề ra những chủ trương và các giải pháp lớn nhằm thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương.

Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu coi công tác XĐGN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định XĐGN phải gắn liền với công bằng xã hội, lấy nhiệm vụ XĐGN làm chương trình trung tâm gắn với các chương trình kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đối với các xã nghèo, vùng sâu, vùng dân tộc, vùng căn cứ cách mạng. XĐGN

được toàn Đảng bộ xem là việc làm thường xuyên, là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, của nhân dân và các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội.

Từ việc xác định đúng đắn xem công việc XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cần phải tập trung giải quyết. Đồng thời, cũng là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược lâu dài đặt ra cho toàn Đảng bộ và quân dân Bạc Liêu trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết công bằng xã hội của tỉnh.

Để làm tốt nhiệm vụ này, sớm đưa tỉnh Bạc Liêu thoát khỏi tỉnh nghèo nàn, lạc hậu so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, TU, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo ban ngành các cấp trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện phương châm xã hội hố chương trình, mục tiêu XĐGN làm cho người nghèo, vùng nghèo, xã nghèo phát huy nội lực, tự vươn lên là chính cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.

Với mục đích hiện thực hố chủ trương XĐGN của Đảng được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Chính phủ ban hành Quyết định số 133/1998/QĐ - TTg về phê duyệt nội dung chương trình mục tiêu XĐGN nhằm đạt mục tiêu: Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nơng thơn các vùng này thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước, góp phần bảo đảm trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc phịng. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của địa phương, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII chỉ rõ: “giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, nhất là việc làm, XĐGN, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, thực hiện chính sách đối với người có cơng, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý” [8, tr.42].

Tiếp đến thực hiện Quyết định 143/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, dự án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của TU, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 16/2002/QĐ - UB ngày 19/3/2002 về phê duyệt Chương trình

mục tiêu quốc gia XĐGN - việc làm của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2002. Sau khi chương trình được phê duyệt, TU, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phân công lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo và giúp các xã, phường, thị trấn XĐGN. Các cấp uỷ, chính quyền huyện, thị xã xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện. Phân cơng cấp uỷ chỉ đạo, đảng viên, đoàn viên, hội viên trực tiếp giúp đỡ cho hộ nghèo ở ấp, khóm, khu dân cư. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động ở nông thôn và thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo. Để cho chương trình XĐGN của Tỉnh đạt được kết quả tốt, các cấp, các ngành, các cơ quan thông tin đại chúng tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, u cầu của việc thực hiện chương trình XĐGN, huy động cộng đồng hướng về đồng bào nghèo với tinh thần “lá

lành đùm lá rách” tạo thành phong trào toàn xã hội tham gia XĐGN.

Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội như Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể xã hội vận động quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội tự thiện đóng góp quỹ vì người nghèo. Liên đồn Lao động tỉnh chỉ đạo Cơng đồn các cấp thực hiện XĐGN, vận động và hỗ trợ cho các gia đình chính sách và hộ nghèo. Hội Nông dân tổ chức phát động phong trào giúp công cụ sản xuất, cây, con giống cho những hội viên của hội là hộ nghèo, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh với phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tổ chức tổ hùn vốn, tổ tiết kiệm… giúp cho chị em nghèo có vốn lao động, sản xuất.

Các cơ quan ban ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện các chương trình, chính sách dự án hỗ trợ như: Y tế, giáo dục, tín dụng, Khuyến nông, Khuyến ngư, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng nơng thơn, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà nhà tình nghĩa, tình thương, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nghèo ở địa phương.

Với những chủ trương, chính sách của TU, UBND tỉnh, các cấp, ngành và bằng những chương trình, việc làm cụ thể của các cấp uỷ, chính quyền, tổ chức đồn thể chính trị xã hội ở cơ sở đã góp một phần hết sức quan trọng làm cho đa số hộ nghèo có những chuyển biến về nhận thức, thấy được nguyên nhân của nghèo đói. Từ đó có ý thức vươn lên, tổ chức sản xuất, cải tạo vườn tạp, điều chỉnh trong chi tiêu, bớt dần những hủ tục lạc hậu, sinh đẻ có kế hoạch... nhiều hộ nghèo đã biết cách làm ăn, chí thú làm ăn và thốt được cảnh nghèo khá bền vững.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, xuất phát từ thực tiễn của địa phương đặt ra, tại Đại hội lần XII (3/2001) của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã đưa ra mục tiêu “giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 8% năm 2005” [8, tr.39] và đề ra chủ trương: “Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là việc làm, xố đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện chính sách đối với người có cơng, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội” [8, tr.42]. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh xác định năm 2001 là năm mở đầu thiên niên kỷ, năm đầu thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII tỉnh Đảng bộ, là năm đầu thực hiện chương trình quốc gia XĐGN và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh, các cấp các ngành kịp thời bổ sung các cơ chế, chính sách giúp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tổ chức sản xuất, bảo đảm cuộc sống. Mở rộng quỹ tín dụng nhân dân, chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho các hộ nghèo vay vốn, trợ vốn với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Sở lao động thương binh và xã hội chỉ đạo cho trung tâm dạy nghề miễn phí cho con em hộ nghèo, con em vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn. Các nhà máy chế biến thuỷ hải sản, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh ưu tiên tuyển chọn con em hộ nghèo có đủ tiêu chuẩn vào làm việc. Có chính sách khuyến khích cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn cho bà con nông dân, các hộ nghèo cách làm ăn, chăn

nuôi, lao động sản xuất, trồng cây gì, ni con gì. Phổ biến cho bà con nơng dân, các gia đình gặp khó khăn các biện pháp kỹ thuật giúp cho họ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, ni trồng thuỷ hải sản.

Như vậy, chương trình XĐGN ở giai đoạn này thực sự trở thành bà đỡ cho các tầng lớp dân cư có cơng ăn, việc làm, có vốn để đầu tư sản xuất diêm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản từng bước vươn lên thốt nghèo. Và cơng tác XĐGN được các ngành, các cấp, các đoàn thể và quần chúng quan tâm coi đây là một trong những công tác trung tâm, hàng đầu, thường xuyên. Thời gian qua có nhiều huyện, thị và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh thực hiện tốt, tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện công tác XĐGN. Được sự lãnh đạo và chỉ đạo của TU, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo XĐGN các cấp đã vận dụng linh hoạt chính sách XĐGN, biết kết hợp và lồng ghép chương trình XĐGN với việc phát triển kinh tế - xã hội. Tiến hành xây dựng các cơ sở hạ tầng, các cơng trình thuỷ lợi, lưới điện giao thông nông thôn.. đã tạo ra được một luồng sinh khí mới, mức sống cho các tầng lớp dân cư không ngừng được cải thiện và nâng cao mức hưởng thụ về vật chất lẫn tinh thần, góp phần khơng nhỏ trong giải quyết việc làm - XĐGN của tỉnh. Bên cạnh đó để phát huy sự nỗ lực, quyết tâm, thể hiện ý chí tự lực, tự cường khắc phục khó khăn vươn lên vượt khó, thốt nghèo bền vững của một số hộ nghèo ở khu vực nông thôn, TU Bạc Liêu đã kịp thời đề ra một số quan điểm chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực giải quyết những vướng mắc, bức xúc trong lĩnh vực xã hội, chú trọng các biện pháp về kinh tế tạo thêm việc làm cho người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, văn hố, thơng tin nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội gắn liền với nhiệm vụ XĐGN, xây dựng nếp sống văn hoá, tăng cường hoạt động văn nghệ thể dục thể thao cho quần chúng nhân dân.

Qua thời gian thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ XII của Đảng bộ tỉnh, các chính sách xã hội đã khơng ngừng được các cấp, các ngành tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một cách kịp thời nhằm chỉ đạo một cách cụ thể, chặt

chẽ. Từ đó đã tạo ra được một số đột phá trong cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Qua đó hàng năm đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động cũng như tiêu thụ các mặt hàng do nơng dân lao động sản xuất ra, góp một phần khơng nhỏ vào sự thành công của công tác XĐGN của tỉnh.

Với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết của Tỉnh đảng bộ lần thứ XII trong thời gian gần đây đã từng bước đem lại hiệu quả bước đầu, sản xuất phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng (GDP) năm sau cao hơn năm trước, tăng bình quân hàng năm khoảng 13,6%, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện và nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trạm điện, thuỷ lợi ngày càng được tăng cường, các chính sách xã hội được thực hiện khá tốt như: y tế, giáo dục, giảm miễn thuế… các nguồn vốn được tỉnh chỉ đạo tập trung giải quyết cho các xã nghèo, hộ nghèo. Từ đó đã đem lại tác dụng trực tiếp là làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tồn tỉnh và tạo được cơng ăn việc làm cho người nghèo, hộ nghèo. Cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh (nhất là người nghèo) đã quan tâm và có ý thức trách nhiệm đối với công tác XĐGNvà giải quyết việc làm, từng địa phương, từng hộ nghèo đã thực sự có ý thức tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo. “Theo thống kê trong giai đoạn 1998 - 2001, tồn tỉnh đã xố được 18.405 hộ nghèo; giải quyết việc làm cho 76.229 lao động” [36, tr.3]. Đây chính là điều kiện cơ bản, tiên quyết giúp cho Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh hơn nữa trong hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo và đề ra các chủ trương, nghị quyết về XĐGN cho các cấp các ngành tiến hành cụ thể hố từ đó có những chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn cho những năm tiếp theo tiếp tục thực hiện chương trình XĐGN.

Đầu năm 2001, UBND tỉnh đã tiến hành tổng kết công tác XĐGN và giải quyết việc làm năm 2000 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm

2001, giao chỉ tiêu cho từng huyện, thị. Tỉnh đã phân bố vốn tín dụng, vốn ưu đãi và vốn đồng bào dân tộc với tổng nguồn vốn là 77,7 tỷ đồng. Trong đó vốn XĐGN là 12,3 tỷ; vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc 1,6 tỷ đồng; tiến hành cho 19.618 hộ nghèo vay, từ đó đã tạo điều kiện cho người nghèo có vốn sản xuất, tạo việc làm góp phần vào cơng tác XĐGN của tỉnh. Trên cơ sở đó các huyện, thị tiến hành triển khai cho các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Các ngành, các địa phương đều có biện pháp, kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ thực hiện XĐGN. Ban chỉ đạo XĐGN các địa phương tiến hành điều tra mức sống và lập danh sách, địa chỉ, tìm nguyên nhân nghèo từ đó có các biện pháp đồng bộ chỉ đạo cơng tác XĐGN như: Chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, hộ nghèo; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nông thơn, vùng sâu, vùng xa; có các chính sách xã hội quan tâm đến người nghèo; tạo ra các phong trào giúp nhau vượt khó, XĐGN…

Tiếp tục vận dụng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết XII của Đảng bộ và chương trình quốc gia XĐGN - việc làm của Chính phủ. Năm 2002, TU chỉ đạo cho các ban ngành chức năng cần tập trung hơn nữa mọi nguồn lực cho việc thực hiện công tác XĐGN và việc làm, có những chính sách ưu tiên đối với các xã nghèo, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, hộ nghèo với mục tiêu chung là:

Phấn đấu trong năm xố 5000 hộ nghèo, giải quyết 15.000 lao động có việc làm; Số lao động qua đào tạo nghề là 16.500; Nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 83,5%; Tổng nguồn vốn cho XĐGN - việc làm là 102,8 tỷ đồng. Trong đó: vốn chương trình XĐGN - giải quyết việc làm: 13,8 tỷ; vốn ngân hàng phục vụ người nghèo: 89 tỷ [36, tr.6].

Căn cứ mục tiêu chung đề ra, TU, UBND tỉnh đã đề ra chỉ tiêu cụ thể cho từng huyện, thị trong công tác XĐGN - giải quyết việc làm như sau:

Bảng 2.1: Chỉ tiêu cụ thể cho từng huyện, thị trong cơng tác XĐGN

Xố hộ nghèo (hộ) Giải quyết việc làm (người) Xây dựng nhà tình thương (Căn) XĐGN Quỹ120 NHPVNN

Huyện Giá Rai 1.129 4.500 900 150 2000 25.000 Huyện Vĩnh Lợi 1.604 3600 650 150 2.000 22.200 Huyện Hồng Dân 734 2.100 500 150 1.110 15.000 Huyện Phước Long 804 21.000 500 150 1.110 16.000 TX Bạc Liêu 729 2.700 450 200 1.500 10.800

Tổng cộng 5.000 15.000 3.000 8.000 7.400 89.000

Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Báo cáo cơng tác xố giảm nghèo - việc làm năm 2001 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2002.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w