2.1.1.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm nghèo Ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng Tháng Tám thành cơng, Chính phủ Cách mạng lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vừa được thành lập, ngày đêm phải lo đối phó với thù trong, giặc ngồi nhưng vẫn dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo cuộc sống của người lao động nghèo khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xố đói. Người kêu gọi tồn dân và Chính phủ tập trung toàn bộ lực lượng để chống ba thứ giặc là: "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm" [26, tr.56], trong đó giặc đói được Người đặt lên hàng đầu với lý do: "Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu nước ta được độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì " [26, tr.56].
Vì vậy, Người đã đưa ra chủ trương: làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm. Người cũng thường nói “có thực mới vực được đạo” và khát vọng cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng có gì khác hơn ngồi tư tưởng “ làm cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [27, tr.161].
Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kiến quốc ngày 10-1-1946, Hồ Chí Minh lại một lần nữa nhấn mạnh bổn phận của Nhà nước phải chăm lo cho dân có cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và việc học hành. Người nói:
Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng là gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: 1 - Làm cho dân có ăn,
2 - Làm cho dân có mặc, 3 - Làm cho dân có chỗ ở, 4 - Làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập [26, tr.152].
Người còn chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là hết sức chăm lo đến đời sống nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét Đảng và Chính phủ có lỗi” [26, tr.572].
Như vậy, cơng cuộc XĐGN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Đảng và Chính phủ phải chịu trách nhiệm đầu tiên trước nhân dân, phải luôn nhất quán coi sự nghiệp XĐGN là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả mọi người với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”.
Hơn nửa thế kỷ qua, thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta vấn đề XĐGN đã trở thành mục tiêu
phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và xem đây là một sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa cao cả mang tính nhân văn sâu sắc, một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay và cả sau này.
2.1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về xóa đói giảm nghèo
Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và hành động, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện coi cơ sở phương pháp luận cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và để XĐGN là giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, thực hiện cơng bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình xây dựng hạnh phúc cho nhân dân và cũng là q trình đấu tranh cho cơng bằng và thực hiện công bằng xã hội.
Những quan điểm trên đây đã thể hiện rõ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng từ thời đầu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới được thành lập.
Đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn, những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân.
Từ khi mới ra đời, trong “Luận cương” năm 1930 của Đảng, bên cạnh mục tiêu độc lập dân tộc là mục tiêu “người cày có ruộng” là sự khởi nguồn của những tư tưởng kinh tế đầu tiên của Đảng ta đối với sự nghiệp XĐGN sau này.
Sau khi hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết (1954), hịa bình ở miền Bắc được lập lại, cũng như sau chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh (1975) đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách để thực hiện XĐGN như: cải cách ruộng đất; xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, miễn giảm thuế nơng nghiệp cho nơng dân, có những chính sách trợ giá cho nơng dân sản xuất nơng nghiệp... với những chính sách và biện pháp đó làm cho dân bớt nghèo, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, theo quan điểm đổi mới của Đảng, chúng ta chủ trương thực hiện cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế đã minh chứng, nhờ chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta đã có một bước phát triển nhanh, đại đa số bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song bên cạnh sự tăng trưởng đó vẫn cịn một số bộ phận dân cư chịu cảnh đói nghèo, khơng đảm bảo những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đã và đang diễn ra mạnh mẽ và là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) của Đảng chỉ rõ: Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện cơng bằng xã hội tránh sự phân hóa giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đảng ta đưa ra nhiều chủ trương, chính sách lãnh đạo, tổ chức nhân dân dấy lên phong trào XĐGN, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ những người khó khăn cơ nhỡ, tạo cơ hội cho mọi người dân có cơ hội ngang nhau về giáo dục, y tế, tín dụng… trong q trình phát triển của đất nước.
Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã khẳng định:
Chính sách xã hội đúng đắn vì hành phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể cộng đồng xã hội. Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất... [16, tr.139]
Tiếp đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã cụ thể hóa chủ trương XĐGN đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng là: "Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ XĐGN ở từng địa phương trên cơ sở giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu, đi đôi với XĐGN" [14, tr.73-74]. Hội nghị đã đưa ra Nghị quyết: Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn. Đối mặt với tình trạng nghèo đói, lạc hậu nhất là vùng nơng thơn, do đó phải có chính sách khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, đi đôi với XĐGN, phấn đấu để mỗi gia đình đều vươn lên khá giả, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tích cực hưởng ứng phong trào XĐGN để có được những giải pháp phù hợp nhằm mục đích thực hiện XĐGN có hiệu quả, nhanh chóng chuyển từ trợ giúp bằng bao cấp sang giáo dục, thuyết phục, kèm cặp hỗ trợ để người nghèo cùng cộng đồng tự chủ vươn lên làm ăn khá giỏi, thực hiện thành công một bước công bằng xã hội.
Từ khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên đất nước ta với bản chất ưu việt của mình đã đem lại kết quả to lớn về vật chất cũng như tinh thần cho mọi người lao động, tạo ra niềm tin, sức thuyết phục đối với nhân dân lao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ kính yêu và Đảng ta đã sáng suốt lựa chọn.
Do vậy, vấn đề công bằng xã hội là vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc XĐGN được Đảng ta hết sức quan tâm chú ý. Lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” cũng chính là mang lại ấm no hạnh
phúc cho nhân dân, từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) nêu rõ:
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu
phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình [12, tr.113].
Công bằng xã hội phải được giải quyết và chỉ có thể giải quyết được khi gắn liền với phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới có nên kinh tế phát triển chất lượng cao, nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Cơng bằng xã hội địi hỏi phải thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở vừa tăng nhanh tốc độ phát triển vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng; giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống về hưởng thụ văn hóa, bảo vệ sức khỏe của các tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau. Muốn như vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải làm tốt việc XĐGN.
Cũng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, vấn đề XĐGN, công bằng xã hội lại tiếp tục được Đảng ta khẳng định:
Khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt quan tâm đến các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh, từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước [12, tr.31].
Trong quá trình hoạch định đường hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nắm bắt những mặt tích cực và mặt trái của cơ chế thị trường, Đảng ta đưa ra những quan điểm chỉ đạo: Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế cịn có bóc lột và phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải ln quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, vừa coi trọng XĐGN, từng bước thực hiện công bằng xã
hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả. Đây cũng là một bài học mà Đảng ta rút ra qua 10 năm đổi mới.
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đề ra mục tiêu: “giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% hiện nay xuống cịn khoảng 10% vào năm 2000. Bình qn giảm 300 nghìn hộ/ năm. Trong 2 đến 3 năm đầu của kế hoạc 5 năm, tập trung xóa cơ bản nạn đói kinh niên” [12, tr.221].
XĐGN là một nội dung và nhiệm vụ cần thực hiện để đảm bảo công bằng xã hội. Chủ trương của Đảng phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một định hướng chiến lược. Cơ chế này luôn chịu tác động khách quan của quy luật giá trị, trong đó có sự phân hóa giàu - nghèo. Do đó, cùng với sự tăng cường quản lí của của nhà nước đối với cơ chế thị trường một cách liên tục, lâu dài thì nhiệm vụ XĐGN cũng là vấn đề có tính liên tục, lâu dài.
Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Tổng bí thư Đỗ Mười phát biểu chỉ đạo:
Phải phân phối đối tượng lao động (đất đai, tài nguyên,...), tư liệu sản xuất, kết quả lao động thế nào để đảm bảo công bằng xã hội? Khuyến khích làm giàu hợp pháp, nhưng phải lo xóa đói, giảm nghèo. Trong cơ chế hiện nay, chúng ta cịn phải chấp nhận có bóc lột, bên cạnh phân phối theo lao động, còn phân phối theo yếu tố sản xuất khác, nhưng thừa nhận bóc lột đến đâu thì bóc lột được? Phát triển kinh tế phải đi đơi với công bằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và cả thành thị với thành thị, giữa các tầng lớp xã hội [15, tr.53].
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã đưa ra những mục tiêu chiến lược XĐGN thời kỳ 2001 - 2010 “Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản khơng cịn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả XĐGN” [17, tr.211- 222]. Đại hội IX tiếp tục khẳng định “khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức XĐGN, tạo điều kiện về hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có sự phát triển, tiến tới thu hẹp
khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hố, xã hội” [17, tr.163]. Cơng tác XĐGN đã được Đại hội IX đánh giá: XĐGN trên phạm vi cả nước đạt kết quả nổi bật, được dư luận thế giới đánh giá cao. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp cho công tác XĐGN:
Thực hiện chương trình XĐGN thơng qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu khơng cịn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo. Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn XĐGN, mở rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất kinh doanh [17, tr.106].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006), một lần nữa khẳng định:
Khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN. Tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thốt đói nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo. Khắc phục tư tưởng bao cấp, ỷ lại [18, tr.101]. Nói tóm lại, các chủ trương và chính sách XĐGN của Đảng ta ngày càng thể hiện rõ quan điểm XĐGN gắn phát triển kinh tế bền vững. Thực hiện tốt phương châm tăng trưởng kinh tế đi đôi thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội sớm hồn thành mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”. Từ những vấn đề nêu trên được thể hiện qua các nghị quyết của Đảng,
chúng ta nhận thấy xuyên suốt qua các thời kì cách mạng khác nhau, Đảng cộng sản Việt Nam luôn nhất quán và đề cao các chủ trương XĐGN coi đây là nhiệm