Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 94 - 97)

Bảng 2.2: Bảng điều tra xác định hộ nghèo theo tiêu chí mớ

3.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo

hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo

Thành cơng trong thực hiện XĐGN của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000 - 2010 đã đưa cuộc sống của nhân dân tăng lên rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, vẫn con một số hạn chế nhất định mà trong thời gian tới cần phải khắc phục để đem lai hiệu quả cao hơn trong quá trình thực hiện chương trình XĐGN thực hiện thành cơng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Một số hạn chế

Kết quả XĐGN chưa thực sự vững chắc, nguy cơ tái nghèo và đói nghèo vẫn cịn cao. Chương trình XĐGN triển khai trên địa bàn tỉnh cịn nhiều chính sách chung chung, thiếu biện pháp đồng bộ, còn phân tán, chưa huy động tối đa các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác giảm nghèo. Việc kiểm tra giám sát, nắm bắt hiệu quả đầu tư các nguồn vốn chưa được thường xuyên, chặt chẽ. Một số dự án thu hồi vốn ban đầu cịn gặp khó khăn, thậm chí thu khơng được do nhiều hộ nghèo làm ăn khơng có hiệu quả hoặc sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích. Việc khai thác và huy động nguồn lực từ nội lực các địa phương cịn thấp.

Có một số chương trình, dự án quy mơ chưa sát thực vì trong quá trình xây dựng chương trình, dự án nhu cầu nguồn vốn nhiều nhưng huy động nguồn vốn lại hạn chế, chủ yếu từ nguồn ngân sách. Trong khi đó việc bố trí nguồn lực cịn phân tán, trong đầu tư vốn cho dự án còn xảy ra tình trạng thất thốt, vai trị giám sát của nhân dân còn yếu nên kết quả đạt mức thấp so với mục tiêu chương trình đề ra.

Để tạo được sự chuyễn dịch cơ cấu kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi người nghèo tập trung đơng, địi hỏi đầu tư nhiều thời

gian, vốn lớn, đơi khi dễ thất thốt trong q trình đầu tư, hiệu quả khơng cao. Công tác điều tra quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo, còn nhiều bất cập chưa được đầu tư kinh tế, phương tiện để thực hiện và quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của các cấp.

Việc lồng ghép nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu dự án XĐGN với chương trình phát triển kinh tế xã hội khác đơi lúc cịn rời rạc do một số các ban, ngành chủ quản chưa có sự thống nhất và xác định trách nhiệm cụ thể trong quá trình chỉ đạo thực hiện và phối hợp hành động dẫn dến nhiều hoạt động thiếu đồng bộ. Vẫn cịn tình trạng chưa chú trọng đến chính sách XĐGN, trợ giúp người nghèo khu vực đơ thị và người có thu nhập thấp, một số nông dân bị mất đất sản xuất do q trình thực hiện đơ thị hóa và phát triển khu công nghiệp.

Công tác chỉ đạo, tổ chức XĐGN ở cơ sở còn chậm, chưa chú trọng quan tâm một cách thường xun. Chưa thực sự có được những chương trình biện pháp cụ thể, việc thực hiện sơ tổng kết nhân rộng mơ hình XĐGN điển hình cịn chậm. Ban chỉ đạo XĐGN các cấp, đặc biệt là một số xã, phường thị trấn hoạt động chưa đều, chưa thực sự đạt hiệu quả, năng lực cán bộ làm công tác XĐGN ở cơ sở cịn yếu.

Tỷ lệ hộ đói nghèo ở khu vực nơng thơn cịn cao so với khu vực đơ thị. Vẫn cịn tình trạng một số ban ngành ở cơ sở, hộ nghèo trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của cấp trên, nhà nước. Chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo, ý thức vươn lên để thực sự thoát nghèo. Bên cạnh đó do coi trọng về thành tích, ở một số nơi đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với thực tế. Từ đó dẫn đến vẫn cịn hộ nghèo chưa tiếp cận được với chính sách của chương trình gây nên tình trạng hiểu sai lệch về chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước. Việc rà soát, điều tra hộ nghèo ở một số nơi để cấp sổ hộ nghèo để hưởng những chính sách xã hội hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước chưa đảm bảo tính khách quan, đúng đối tượng (tuy không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đến kết quả chung của công tác XĐGN).

* Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức về chương trình, mục tiêu XĐGN của một số cấp

ủy Đảng, chính quyền đồn thể cơ sở chưa đầy đủ, khơng nhận thấy hết trách nhiệm của mình trước tổ chức Đảng, nhân dân. Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác XĐGN chưa thực sự toàn tâm, toàn ý tập trung đề ra được những biện pháp đồng bộ, cụ thể sát với thực tiễn của địa phương mình. Đơi lúc trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác XĐGN ở một số địa phương chưa nghiêm túc, thiếu tính quyết liệt, đồng bộ. Sự phối kết hợp tham gia thực hiện XĐGN của các tổ chức đồn thể chính trị xã hội chưa thường xuyên. Ban chỉ đạo điều hành hoạt động XĐGN ở một số nơi hoạt động thiếu năng động, sáng tạo với thực tiễn của địa phương mình dẫn tới hiệu quả còn hạn chế. Đội ngũ làm cơng tác XĐGN cịn thiếu, yếu về chuyên môn nghiệp vụ và công tác tổ chức triển khai thực hiện. Nhiều cán bộ tham gia thực hiện chương trình XĐGN nhưng chưa được đào tạo chuyên môn.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích, nội dung ý nghĩa

của chương trình XĐGN trong cán bộ và nhân dân chưa thực sự sâu rộng, thiếu tính liên tục, thường xun. Kinh phí để hoạt động nói chung và cho cơng tác tun truyền XĐGN ở các huyện, thị và các xã, phường, thị trấn hầu như khơng có nên nhận thức và hiểu biết về chương trình trong nhân dân chưa đầy đủ, sâu sắc.

Thứ ba, hộ nghèo, người nghèo còn tư tưởng ỷ lại, tự ty, trơng chờ,

thiếu ý chí vươn lên, chưa có sự cố gắng khắc phục khó khăn để vươn lên làm giàu, thốt khỏi đói nghèo. Một số ít các hộ nghèo còn lười lao động sản xuất, chi tiêu cá nhân, gia đình khơng có kế hoạch, đầu tư XĐGN khơng đúng mục đích dẩn đến hiệu quả thấp. Nhiều hộ nơng dân, hộ nghèo khơng có tư liệu sản xuất, thiếu sức lao động, đông người ăn. Vận dụng và tiếp thu khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất chưa thường xuyên, đầy đủ, do đó hiệu quả lao động chưa cao.

Thứ tư, do xuất phát điểm nền kinh tế trên địa bàn tỉnh còn thấp, cơ sở

hạ tầng còn lạc hậu thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thiếu nguồn lực, thiếu vốn để bổ sung cho việc thực hiện các chính sách, dự án, chương tình mục tiêu. Bố trí khai thác, quản lý, sử dụng nguồn lực chương trình, dự án thiếu đồng bộ, chặt chẽ.

Thứ năm, quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc quản lý, giảm sát, tổ chức

thực hiện các dự án ở địa phương chưa được phát huy đầy đủ. Vai trị của Mặt trận tổ quốc và các đồn thể nhân dân chưa thực sự đóng vai trị tích cực trong cơng tác tham mưu cho chương trình XĐGN của cấp ủy Đảng. Cơng tác phối hợp với chính quyền các cấp đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện XĐGN ở cơ sở cho các đồn viên, hội viên chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể thiết thực, chưa đảm bảo phát huy được thế và lực ở từng địa phương, cơ sở.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bạc liêu lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2000 2010) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w