xã hội. Việc thực hiện XĐGN phải tiến hành đồng thời với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc XĐGN đạt hiệu quả, nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập. Vì vậy, XĐGN khơng những là cơng việc cần thiết mà cịn là nhiệm vụ cấp bách quan trọng lâu dài đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền các cấp. Do đó, chương trình XĐGN phải đưa vào nghị quyết của các cấp ủy, chính quyền và chương trình hành động của chính quyền, đồn thể ban ngành các cấp, biến nó thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thơng qua đó tiến hành lãnh đạo tổ chức thực hiện một cách xuyên suốt, thống nhất phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định. Xóa
đói, giảm nghèo là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đòi hỏi phải phấn đấu liên tục, gắn liền với các nhiệm vụ chính trị khác.
Thực tiễn cho thấy, để đẩy mạnh công tác XĐGN phải xây dựng một kế hoạch tổng hợp và có những giải pháp mang tính tổng hợp thơng qua sự gắn kết, lồng ghép, đan xen giữa phong trào hành động của các ngành, các đồn thể quần chúng với các chương trình quốc gia, giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia đình, y tế, giáo dục, chăm sóc bảo vệ trẻ em, phát triển nông thôn…đồng thời phải gắn mục tiêu XĐGN với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xóa đói, giảm nghèo là điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trình độ phát triển kinh tế - xã hội quy định mức độ XĐGN, việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là thước đo sự phát triển kinh tế bền vững.
Như vậy XĐGN không chỉ là vấn đề riêng của bản thân người nghèo mà nó cịn là vấn đề của tồn xã hội, của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội.
- Dưới sự lãnh đạo của TU, Ủy ban nhân tỉnh Bạc Liêu, chương trình XĐGN đã nhận được sự tham gia, ủng hộ tích cực, nhiệt tình của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong toàn tỉnh.