Bảng 2.2: Bảng điều tra xác định hộ nghèo theo tiêu chí mớ
3.2. Một số giải pháp cơ bản trong q trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2011
đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2011 - 2015
Bên cạnh những thành công, việc thực hiện XĐGN vẫn phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức. Bởi tỉnh Bạc Liêu vẫn còn là một tỉnh nghèo, tổng thu nhập ngân sách thấp, kinh tế vẫn thuộc tỉnh thuần nông, các khoản chi hoạt động của tỉnh phần lớn dựa vào ngân sách Trung ương. Vì vậy, tuy đạt được kết quả rất đáng ghi nhận từ thành công của XĐGN, nhưng thực sự chưa bền vững. Số hộ nghèo vẫn tăng trở lại, nhất là những bất ổn trong cuộc chống lạm phát hiện nay, giá một số mặt hàng mang tính thiết yếu dùng vào cho tiêu thụ, sinh hoạt và sản xuất đang có xu hướng tăng dần, cùng với người nơng dân mới thốt nghèo vẫn chưa có khả năng tích lũy, để bù đắp những thiếu hụt do giá cả tăng ở bất cứ thời gian nào. Do vậy, tỉ lệ hộ nghèo vẫn luôn xoay quanh trong cái trục của ngưỡng nghèo, ngồi ra tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn tăng lên hàng năm. Cùng với nhiều khó khăn khác về vốn, vật tư, năng lực tiếp cận, của người nghèo, thông qua các dịch vụ phục vụ cho sản xuất còn nhiều hạn chế, nhất là vốn đầu tư cho hộ nghèo tuy đã có tăng so với nhiều năm trước,
song vẫn nhỏ giọt và khơng đều, vốn vay dùng vào XĐGN cịn chia nhỏ cho nhiều ngành, nhiều tổ chức, cùng tham gia nhận xét quản lí và cho vay. Vì vậy, để cho cơng tác xóa đói giảm nghèo đi vào chiều sâu đạt hiệu quả mang tính bền vững đảm bảo người nghèo thực sự thốt nghèo vươn lên làm giàu một cách chính đáng, TU, UBND tỉnh đề ra một số giải pháp cơ bản như sau:
Một là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người lao động. Tập trung phát triển mạnh các ngành nghề, chế biến trong khu vực nông thôn như chế biến bảo quản nông sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Từng bước hiện đại hóa cơng nghiệp chế biến, đóng gói và tiếp thị sản phẩm, nâng cao chất lượng nông nghiêp, ngư nghiệp, từ đó tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh hàng hóa trong và ngồi tỉnh.Từng bước thiết lập các khu công nghiệp, làng nghề và chế biến nông sản ở nông thôn để trở thành trung tâm hạt nhân cho công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, thủy sản như cày bừa, san ủi, vận chuyển, tưới tiêu… khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân hợp tác, liên doanh, liên kết để tổ chức tiêu thụ nơng sản hàng hóa cho nơng dân. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao kết hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp, cá nhân với nông dân và cả cộng đồng tại địa phương trong sản xuất nông nghiệp.
Tạo cơ hội cho nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp, đồng thời nhà nước khuyến khích mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện kinh doanh tổng hợp, thu hút nhiều lao động, phát triển sản xuất theo hướng tăng cao tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu.
Hai là, phát triển giao thông, thủy lợi trong khu vực nơng thơn. Thúc đẩy nhanh việc hồn thành các tuyến đường ô tô đến tận các trung tâm xã, từng bước mở rộng và xây dựng cơ bản, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ, liên huyện, để tiến tới vận chuyển hàng hóa và hành khách đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của nhân dân tại các vùng thuộc các xã nghèo. Đồng thời, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các đường nội xã, liên xã, từng bước đưa phương tiện vận
tải hàng hóa và hành khách trong khu vực nơng thơn nói chung và các vùng nơng thơn khó khăn thuộc các xã nghèo nói riêng.
Kết hợp chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, đẩy mạnh việc đào mới và mở rộng các tuyến kênh, rạch nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa cho bà con nông dân ở vùng nông thôn sâu được dễ dàng hơn. Thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở gắn liền với trách nhiệm của nhân dân địa phương vào việc đầu tư nâng cấp, sữa chữa khai thác sử dụng các cơng trình thủy lợi, giao thơng…giải quyết cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng tại các vùng nội ô ven thành phố, mở rộng các con hẻm, chống ngập nước và hoàn thiện các con đường ven nội ô thành phố
Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, nâng cấp sửa chữa cho các cơng trình dân sinh như cầu, đường, trường, trạm nhằm đảm bảo cho các hoạt động đi lại và sản xuất cho bà con nhân dân ở các xã nghèo, vùng nghèo hoặc những nơi gặp khó khăn. Từ đó, đảm bảo sự ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá và giàu tại các vùng gặp khó khăn.
Ba là, nâng cao trình độ dân trí cho các địa phương tại các vùng nghèo.
Phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục, hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên thơng, liên kết từ giáo dục phổ thơng đến giáo dục nghề, cao đẳng, đại học. Phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục phù hợp với nhu cầu của nhân dân và đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng. Tạo cơ hội cho mọi người được học và ý thức học tập để áp dụng tiến bộ khoa học vào lao động, sản xuất, vươn lên thốt nghèo. Đổi mới tính tốn lại chế độ học phí theo hướng tương xứng với chất lượng giáo dục, phù hợp với khả năng người đi học, miễn giảm học phí cho người nghèo, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng gặp khó khăn. Nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo cho trẻ em vùng nghèo có điều kiện thuận lợi tiếp cận với chất lượng giáo dục cao.
Xây dựng cơ chế miễn giảm, hỗ trợ trọn gói cho trẻ em thuộc các gia đình nghèo trong lĩnh vực giáo dục tiểu học bao gồm tiền học phí, tiền sách giáo khoa, tiền xây dựng trường. Nâng cao chất lượng y tế cho cho các xã nghèo, vùng nghèo, hộ nghèo
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền đối với hộ nghèo, người nghèo. Nhằm nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên thốt nghèo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc triển khai thực hiện chủ trương giảm nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chương trình giảm nghèo, kịp thời nêu gương người tốt việc tốt và khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong việc thực hiện chủ trương xóa nghèo.
Năm là, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương
trình giảm nghèo tại các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn theo quy trình hướng dẫn của của Bộ lao động thương binh và Xã hội. Thực hiện tốt việc sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm nhằm thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo.
Sáu là, lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
một cách đồng bộ. Đây là giải pháp tối ưu để người nghèo vươn lên về mọi mặt có tính bền vững, hạn chế được tình trạng tái nghèo như: chương trình cải tạo vườn tạp, khuyến nơng, khuyến ngư, phong trào ứng dụng kỷ thuật vào sản xuất, phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu, đường, giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện … Dựa vào điều kiện cụ thể từng địa phương mà động viên phát triển ngành nghề, xây dựng các mơ hình tổ hợp tác xã sản xuất trên các lĩnh vực, nhằm động viên nhau đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, gắn với việc thực hiện các chính sách xã hội, miễn giảm học phí cho con em các hộ nghèo đói, bảo hiểm y tế, hỗ trợ vốn giúp họ chuộc lại đất để sản xuất.
Bảy là, động viên việc đoàn kết tương thân, tương ái trong nội bộ thân
tộc, xóm, ấp trong các đoàn thể: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, hộ đủ ăn, khá, giàu giúp đỡ hộ nghèo (giúp vốn, đất, ao, đìa để sản xuất chăn nuôi và ưu tiên thuê mướn nhân công...), vận động hộ khá giàu đóng góp, tự nguyện khơng mua đất của hộ nghèo gặp rủi ro, mà cần giúp đỡ hộ ấy vượt khó khăn giữ lại đất sản xuất. Khuyến khích các gia đình có kinh nghiệm tổ chức phát triển sản xuất có hiệu qủa và làm giàu từ sản xuất dịch vụ, nhận đỡ đầu hướng dẫn người nghèo. Bên cạnh đó, thường xuyên giáo dục phát huy yếu tố văn hóa gia đình giữa các thành viên trong gia đình, phải thật sự yêu thương đối với người nghèo và trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo. Người nghèo, hộ nghèo phải đồng tâm hiệp lực có ý thức, quyết tâm vượt khó “tự cứu mình”, triệt để tiết kiệm khai thác hầu hết các điều kiện, khả năng tự có của gia đình, tập trung tất cả cho sản xuất, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, học tập kinh nghiệm sản xuất… quyết tâm vượt lên xây dựng cuộc sống gia đình ngày càng tốt đẹp hơn, đây là động lực nội sinh có tính quyết định.