Những bài học rút ra đốivới Việt Nam

Một phần của tài liệu 637660994900850745NOISANSV04.2021 (Trang 74 - 76)

Thứ nhất, Cần cĩ các chính sách khuyến khích DN FDI liên kết với các DN

Chính phủ cần cung cấp các ưu đãi về tài chính cho các DN FDI đối với những chi phí phát sinh trong việc hỗ trợ phát triển các DN địa phương trở thành các nhà cung cấp tiềm năng cĩ sức cạnh tranh cao. Bên cạnh đĩ, trong quy định về điều kiện để hưởng ưu đãi thu hút đầu tư, cần cĩ điều khoản ràng buộc, quy định trách nhiệm của các DN FDI trong việc tăng cường tỷ lệ nội địa hĩa và tăng cường liên kết, hợp tác với các DN nội địa; khuyến khích, thúc đẩy các DN FDI thực hiện chuyển giao cơng nghệ, tham gia phối hợp với các bên liên quan để cung cấp các sự hỗ trợ về quản lí vận hành, kỹ năng, kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phương. Cần thuyết phục các nhà ĐTNN coi việc tham gia phát triển nhà cung cấp nội địa là một chiến lược phát triển cĩ lợi ích lớn cho chính họ.

Thứ hai, Cần cĩ các chính sách hỗ trợ DN trong nước nâng cao năng lực đáp ứng

yêu cầu của DN FDI.

Trong bối cảnh các DN nội địa cĩ tiềm lực tài chính khơng mạnh, năng lực quản lý hạn chế, trình độ kỹ thuật cơng nghệ khơng cao, chất lượng sản phẩm hạn chế trong khi giá thành sản phẩm lại cao; vì vậy rất cần các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các DN trong nước. Thơng qua các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển cơng nghiệp phụ trợ, chính phủ cĩ thể cung cấp các gĩi tín dụng với lãi suất thấp, thời gian ưu đãi thuế kéo dài, cho phép trích lập quỹ phát triển khoa học - cơng nghệ,.v.v. là những hình thức hỗ trợ cĩ tác dụng thúc đẩy DN nội địa nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu liên kết với các DN FDI.

Thứ ba, Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài chính và các chính sách khác.

Các chính sách khuyến khích, ưu đãi về tài chính là hết sức quan trọng, vì nĩ tác động trực tiếp tới chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các DN FDI; tuy nhiên, bên cạnh sử dụng chính sách tài chính, chính phủ cần sử dụng kết hợp với các chính sách hỗ trợ khác, như: hỗ trợ xúc tiến đầu tư; hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ lãnh đạo các DN trong nước; hỗ trợ nắm bắt thơng tin thị trường; v.v. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ cần tập trung vào các nội dung: phân tích khoảng cách kỹ thuật, thương mại so với yêu cầu đối tác; xây dựng kế hoạch nâng cấp năng lực của cơng ty; hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật cơng nghệ; hỗ trợ nâng cao kỹ năng, chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ tiếp xúc với các đối tác tiềm năng… trong đĩ, hỗ trợ về tài chính, tín dụng là vơ cùng cần thiết để giúp DN nội địa cĩ nguồn tài chính để phát triển.

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Hồng Vân (2020), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển các cụm liên kết cơng nghiệp và bài học cho Việt Nam.

Ngọc Hậu (2020), Cơ hội cho doanh nghiệp Việt từ các nhà sản xuất lớn, https://thoibaonganhang.vn/co-hoi-cho-doanh-nghiep-viet-tu-cac-nha-san-xuat-lon-106642.html

Cao Đình Kiên, Lê Thị Vân Dung (2018), Thực tiễn liên kết liên doanh tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Liên kết kinh doanh để phát triển kinh tế tư nhân: Lý thuyết và thực tiễn, Đại học Ngoại thương.

Tập 04/2021 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu 637660994900850745NOISANSV04.2021 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)