Tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hoà (Trang 75 - 77)

- Điền các thông tin vào Mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ Home banking Điều kiện sử dụng dịch vụ:

3.2.1. Tầm nhìn đến năm

“BIDV phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, ngang tầm với các ngân hàng thương mại hàng đầu khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất cho KH”.

Mục tiêu đến năm 2012

“ BIDV trở thành NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, đáp ứng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động.”

3.2.2. Điểm mạnh:

- BIDV có thương hiệu mạnh và có bề dày lịch sử kinh nghiệm trong phục vụ khách hàng doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng rất tốt đến tín dụng bán lẻ.

- Mạng lưới chi nhánh của BIDV – kênh phân phối chủ yếu của tín dụng bán lẻ- rộng khắp cả nước, tập trung nhiều tại các khu vực đô thị và đều có vị trí thương mại thuận lợi.

- Tiềm lực tài chính mạnh và các lợi thế về quy mô trong cả hoạt động huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng là điều kiện tốt để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ.

- Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư là thế mạnh hỗ trợ cho công tác phát triển nghiệp vụ, khai thác thông tin và quản lý tín dụng bán lẻ.

- Xác định rõ mục tiêu là: “ Đến 2012, BIDV trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.”

3.2.3. Điểm yếu:

- Vị thế của BIDV trong kinh doanh bán lẻ còn khiêm tốn, hình ảnh chưa rõ nét, chưa định vị được khách hàng mục tiêu.

- Cơ cấu tổ chức mới được tái cấu trúc, mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ đang trong quá trình hình thành và hoạt động quản trị điều hành và kinh doanh tín dụng bán lẻ đều đang từng bước trong quá trình hoàn thiện.

- Nhận thức phát triển hoạt động bán lẻ là ở mọi cấp (đặc biệt là tại nhiều chi nhánh – kênh phân phối trực tiếp sản phẩm tín dụng bán lẻ) chưa thực sự đầy đủ. Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng bán lẻ chưa được đào tạo theo chuẩn mực tín dụng bán lẻ.

- Hiệu quả của tín dụng bán lẻ chưa được đánh giá đầy đủ và đúng mức, nên chưa thấy hết vai trò của tín dụng bán lẻ trong hoạt động ngân hàng (doanh lợi cao, phân tích rủi ro, quảng bá thương hiệu…)

- Năng lực quản trị rủi ro trong bán lẻ chưa cao, rủi ro đạo đức và tác nghiệp còn hạn chế.

- Chưa xây dựng được hệ thống quản lý, đánh giá hiệu quả cho từng sản phẩm. - Các quy định, quy trình sản phẩm tín dụng bán lẻ đang trong quá trình chỉnh sửa, hoàn thiện, bổ sung. Sản phẩm tín dụng bán lẻ đang trong quá trình thiết kế liên kết với các sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác theo gói, chuỗi…nhằm tăng doanh số bán. - Cơ sở hạ tầng thông tin còn cần đầu tư nhiều hơn đáp ứng cho công tác quản lý điều hành, tác nghiệp và bán hàng.

- Năng lực cạnh tranh chưa cao so với các ngân hàng Việt Nam khác và các ngân hàng nước ngoài trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Thị trường tín dụng bán lẻ còn mới mẻ, đang ở giai đoạn tăng trưởng. Hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng cũng góp phần mở rộng thị trường.

- GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới có thể hy vọng số lượng khách hàng bán lẻ cũng sẽ tăng.

- Các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng để chống suy thoái như giảm và hoãn thuế, hỗ trợ lãi suất cho vay và nhiều chính sách khác đang tiếp tục được triển khai là cơ hội để các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn rất lớn từ các ngân hàng để khôi phục, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hoà (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)