Tình hình hoạt động thanh toán trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hoà (Trang 40 - 44)

Trong những năm qua, nền kinh tế của Khánh Hòa phát triển liên tục với tốc độ khá cao; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp. Như vậy, hòa nhịp cùng cả nước kinh tế Khánh Hòa đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được nâng lên, tích lũy trong dân cư ngày càng lớn, mức tiêu dùng cũng ngày càng tăng là điều kiện tốt để ngân hàng tăng khả năng huy động vốn và phát triển hoạt động tín dụng trên địa bàn cũng như hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Trước những khó khăn của tình hình thế giới và trong nước, Khánh Hòa cũng chịu nhiều ảnh hưởng: lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 và khủng hoảng tài chính trầm trọng năm 2009 đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có Ngân hàng. Đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy

động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến lãi suất cho vay tăng cao, làm xấu đi môi trường đầu tư của ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi. Như vậy, lạm phát và khủng hoảng tài chính trong thời gian qua đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Mặc dù vậy, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2009 đều vượt kế hoạch và tăng cao so với năm trước.

Trong năm 2009, thực thi các giải pháp về chính sách tiền tệ nhằm chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng phù hợp và đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ và của Ngành, hệ thống Ngân hàng Khánh Hòa đã triển khai và chấp hành tốt các văn bản chỉ đạo của Thống đốc NHNN, đảm bảo an toàn hoạt động. Dư nợ tín dụng tăng 34,12%, huy động tăng 30,36%, nợ xấu chiếm tỷ lệ 2,75%, dưới mức cho phép và trong tầm kiểm soát của các TCTD. Dù hoạt động ngân hàng năm 2009 gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động của hầu hết các Chi nhánh đều đảm bảo an toàn, tăng trưởng, đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, có thu nhập lớn hơn chi phí, làm cho thị trường tài chính, tiền tệ trên địa bàn tỉnh ổn định, tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ tiện ích cho nền kinh tế. Các dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong năm 2009 mặc dù khối lượng công việc tăng nhưng qua thực hiện cơ chế HTLS, các TCTD có cơ hội tăng trưởng tín dụng và mở rộng đối tượng khách hàng sau thời gian hạn chế dư nợ cho vay do chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2008. Cơ chế HTLS đã có tác động tích cực và thiết thực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện giúp doanh nghiệp, hộ vay vốn khắc phục khó khăn, gimar chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, tạo ra được giá thành cạnh tranh, duy trì được sản xuất - kinh doanh và giữ được việc làm cho người lao động trong điều kiện khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.

Khánh Hòa là địa bàn thu hút sự quan tâm của nhiều ngân hàng do tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định. Năm 2009, mạng lưới hoạt động của các TCTD tiếp tục được mở rộng cả về số lượng và quy mô hoạt động, có 3 chi nhánh NHTMCP khai trương hoạt động (An Bình, Sài Gòn – Hà Nội, Liên doanh Việt Nga), thành lập mới 17 phòng giao dịch và nâng cấp 3 quỹ tiết kiệm; toàn tỉnh Khánh Hòa có 28 chi nhánh TCTD cấp I với 120 điểm giao dịch ngân hàng hoạt động phủ khắp địa bàn tỉnh (chủ yếu tập trung ở thành phố Nha Trang với 76 điểm, Ninh Hòa 12 điểm, Cam Ranh 11 điểm, Vạn Ninh 7 điểm, Diên Khánh 6 điểm, Cam Lâm 4 điểm, Khánh Sơn 2 điểm, Khánh Vĩnh 2 điểm) nên sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng là rất lớn. Sức ép cạnh tranh này ngày càng lớn khi mà thời điểm xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang đến gần và xu hướng khách hàng lựa chọn các dịch vụ từ ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều. Do đó, các ngân hàng trong nước cũng đang tăng cường khả năng cạnh tranh của mình bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nhất là xu hướng sử dụng thẻ ATM trong người dân.

2009 63% 10% 2% 2% 3% 6% 5% 9% Nha trang Ninh hòa Cam Ranh Vạn Ninh Diên Khánh Cam Lâm Khánh Sơn Khánh Vĩnh

Biểu đồ 2.6 : Mạng lưới các TCTD, phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2009.

Trong 3 năm gần đây, từ 2006 – 2008, tình hình thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có xu hướng tăng, nhất là giao dịch thanh toán qua tài khoản ở khối doanh nghiệp. Năm 2008, tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng đạt 8.897 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt 7.450 tỷ đồng, bội thu tiền mặt 1.447

tỷ đồng. Tỷ lệ số món chuyển tiền giao dịch bằng chuyển khoản là 57,82% nhưng tỷ lệ doanh số giao dịch chuyển khoản trong tổng phương tiện thanh toán là 89%. Tỷ lệ số món chuyển tiền giao dịch bằng chuyển khoản khá thấp trong tổng giao dịch qua tài khoản do số lượng giao dịch qua thẻ thanh toán của cá nhân chủ yếu là rút tiền mặt, giao dịch chuyển khoản rất ít.

Hiện nay, tại các Chi nhánh TCTD trên địa bàn đã mở 188.177 tài khoản cá nhân (chiếm khoảng 16% trên tổng dân số toàn tỉnh) với tổng số dư tài khoản là: 448.446 triệu đồng. Việc giao dịch qua tài khoản cá nhân tuy có xu hướng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tích cực hơn nhưng còn chậm và chưa được phổ biến, giao dịch thu chi tiền mặt vẫn là đa số; chưa mang tính là một phương tiện thanh toán. Ở một số NHTM chỉ có khoảng 60% số lượng tài khoản cá nhân là có phát sinh giao dịch thường xuyên, nhiều tài khoản cả năm không hề hoạt động và số dư trên loại tài khoản này luôn ở mức tương đối thấp. Tổng số lượng tài khoản của tổ chức là 11.400 tài khoản với số dư 1.645 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 27%.

Về cơ sở hạ tầng, các ngân hàng đã tích cực chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán của người sử dụng như tăng cường lắp đặt thêm máy ATM và mở rộng các điểm chấp nhận thẻ; từ chỗ chỉ có 17 máy ATM trong năm 2004, đến cuối năm 2009, tổng số máy giao dịch tự động ATM là 170 máy, tăng 39 máy so với đầu năm, số lượng thẻ phát hành là 318.500 thẻ, tăng 66.595 thẻ, đáp ứng tốt các nhu cầu giao dịch và trả lương qua tài khoản của khách hàng. Đa số các máy ATM trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đều thuộc liên minh của Banknetvn và Smartlink, trong đó số lượng thẻ của 05 Chi nhánh: NH Ngoại Thương, NH Nông nghiệp &PTNT, NH Công Thương, NH Đầu tư & PT và NH Kỹ Thương phát hành chiếm đến 82,15% tổng số lượng thẻ toàn tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hơn 450 đơn vị chấp nhận thẻ và 558 máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS) tăng 228 máy so với đầu năm.

Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 463 đơn vị thuộc đối tượng hưởng lương NSNN đã thực hiện trả lương qua tài khoản tại các chi nhánh NHTM với 19.884 thẻ

ATM, trong đó hầu hết tập trung ở khối NHTMNN và một số ít NHTMCP ( Eximbank, Đông Á…). Riêng tại thành phố Nha Trang (địa bàn bắt buộc thực hiện trong năm 2008 theo chỉ đạo của Bộ Tài chính) có 304/304 đơn vị thuộc đối tượng hưởng lương NSNN tại các huyện thị đã thực hiện trả lương qua tài khoản. Ngoài các đối tượng hưởng lương từ NSNN, có 171 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai việc trả lương vào tài khoản trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện của đơn vị trả lương và người lao động.

Đến tháng cuối năm 2009, có 18/22 Chi nhánh NHTM trên địa bàn đã phát hành được 301.059 thẻ ATM tăng 43.728 thẻ với tỷ lệ tăng 17% so đầu năm ( năm 2008 tăng 80.399 thẻ so với năm 2007). Hiện nay, với công nghệ mới, hầu hết các thẻ thanh toán nội địa của các ngân hàng trên địa bàn đã triển khai các tiện ích đi kèm như: Chuyển trả tiền dịch vụ, mua thẻ cào điện thoại, phí bảo hiểm; Gửi tiết kiệm có kỳ hạn; Nhắn tin tự động qua mobile của chủ thẻ để báo số dư… Một số Chi nhánh đã và đang triển khai các sản phẩm dịch vụ như: Internet-banking (NH Ngoại thương, NH Công thương, NH Kỹ thương), Home banking (NH Đầu tư, NH Đông Nam Á), Mobile banking (NH No& PTNT, NH Á Châu)… (Báo cáo tình hình công tác thanh toán trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Khánh Hoà năm 2009). Qua đó, cho thấy dịch vụ thanh toán hiện địa ngày càng góp phần nâng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (89%) và tăng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong tổng thu dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hoà (Trang 40 - 44)