0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000
Thu lãi cho vay
Thu lãi tiền gửi
Thu dịch vụ Thu khác
20072008 2008 2009
Biểu đồ 2.7: Khái quát tình hình doanh thu từ các hoạt động của chi nhánh BIDV Khánh Hòa qua 3 năm 2007- 2009 (Đơn vị tính: Triệu đồng)
2007
67%23% 23%
6% 4%
Thu lãi cho vay Thu lãi tiền gửi Thu dịch vụ Thu khác 2008 69% 20% 4% 7%
Thu lãi cho vay
Thu lãi tiền gửi Thu dịch vụ Thu khác 2009 68% 20% 5% 7%
Thu lãi cho vay
Thu lãi tiền gửi Thu dịch vụ
Thu khác
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng các chỉ tiêu thu nhập trên tổng doanh thu qua 3 năm 2007-2009
Trong năm 2008 thì tổng doanh thu đạt 259 tỷ, so với năm 2007 tăng 117 tỷ tương ứng 82.39%. Sang năm 2009 thì tổng doanh thu của toàn chi nhánh đạt 289 tỷ, tăng 28 tỷ tương ứng tăng 10.81% so với năm 2008. Hai hoạt động chính là thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của doanh thu qua các năm. Kết quả này đạt được là nhờ vào sự chủ động của chi nhánh trong việc thiết lập mối quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi lớn như: Công ty Xổ số kiến thiết, Kho Bạc, Bảo Hiểm, Điện Lực…
- Tuy nhiên, tổng doanh thu của chi nhánh vẫn chưa cao so với một số chi nhánh của các ngân hàng lớn khác trên địa bàn, cụ thể chi nhánh vẫn đang đứng thứ 3 sau Ngân hàng Agribank - Khánh Hòa (317.776 trđ) và Ngân hàng Công Thương Khánh Hòa (273.473 trđ) trong năm 2008. Nguyên nhân là do:
+ Công tác triển khai và phát triển dịch vụ của chi nhánh vẫn còn chậm, các sản phẩm dịch vụ tuy ra đời sau nhưng chưa có tính cạnh tranh bằng các ngân hàng khác nên khó tiếp thị đến khách hàng hơn.
+ Công tác tiếp thị, quảng cáo chưa thật sự mang tính chuyên nghiệp, chưa chú động đến việc xây dựng chính sách, kế hoạch cụ thể để làm công cụ trong công tác tiếp thị phát triển khách hàng. Ý thức tiếp thị phát triển khách hàng chưa được hình thành trong tư duy kinh doanh của toàn thể công nhân viên chi nhánh.
2.3.2.2. Chi phí 0 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Trả lãi tiền gửi Trả lãi tiền đi vay Trả lãi KP, TP Chi phí hoạt động Chi phí DPRRTD Chi phí khác 2007 2008 2009
Biểu đồ 2.9: Khái quát chi phí hoạt động của BIDV Khánh Hòa qua 3 năm 2007-2009 (Đơn vị tính triệu đồng) 2007 13% 2% 9% 17% 10%
49% Trả lãi tiền gửi
Trả lãi tiền đi vay Trả lãi KP, TP Chi phí hoạt động Chi phí DPRRTD Chi phí khác 2008 17% 5% 13% 5% 8%
52% Trả lãi tiền gửi Trả lãi tiền đi vay Trả lãi KP, TP Chi phí hoạt động Chi phí DPRRTD Chi phí khác 2009 55% 17% 5% 12% 5% 6%
Trả lãi tiền gửi Trả lãi tiền đi vay Trả lãi KP, TP Chi phí hoạt động
Chi phí DPRRTD Chi phí khác
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng các loại chi phí trên tổng chi phí qua 3 năm 2007-2009
Nhìn chung qua 3 năm, tổng chi phí của chi nhánh tăng mạnh. Năm 2007 tổng chi phí là 114 tỷ ; đến năm 2008 lại có sự gia tăng đáng kể so với năm 2007 từ 114 tỷ lên 189 tỷ ( tương ứng 65,79%). Sang năm 2009, chi phí tăng lên 259 tỷ. Tuy mức tăng không bằng năm 2008 nhưng nhìn vào con số trên cho thấy chi phí của ngân hàng đang ở mức cao. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Điều này xảy ra vì:
- Năm 2007 có những dấu hiệu chững lại của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng làm tình hình kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Doanh thu tăng chậm, nên chi nhánh đã nỗ lực hết sức để cắt giảm chi phí nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, khôi phục và tăng cường vị thế của mình trên địa bàn.
- Sang năm 2008, tuy nền kinh tế vẫn còn chịu nhiều biến động, khó khăn nhưng do năm này Khánh Hòa có sự xuất hiện các dự án đầu tư nhà hàng, khách sạn, kinh doanh dịch vụ thương mại và du lịch…Bên cạnh đó, còn rất nhiều sự kiện lớn cần thay đổi, phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như: trở thành đô thị loại 1 hay để chuẩn bị cho Festival Biển 2009…nên nhu cầu huy động và cho vay của chi nhánh tăng lên đáng kể. Vì vậy, doanh thu và chi phí của chi nhánh cũng tăng lên tương ứng.
2.3.2.3. Lợi nhuận
Bất kỳ đơn vị kinh doanh nào cũng đều quan tâm đến chỉ tiêu này, đây là chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh cuối cùng của đơn vị, nên chi nhánh rất quan tâm đến chỉ tiêu này.
Năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh, từ 20,3 tỷ năm 2007 lên 52,83 tỷ (tăng hơn gấp đôi). Nguồn thu chủ yếu vẫn là từ thu lãi.
Năm 2009, lợi nhuận lại giảm đi vì lãi suất đầu vào tăng mạnh hơn lãi suất đầu ra nên chênh lệch lãi suất là không lớn. Đồng thời năm 2009 do dự nợ tăng cao và chất lượng tín dụng của chi nhánh suy giảm, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao vì thế
số tiền trích dự phòng rủi ro lớn. Những điều này đã tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm 2009.
a. Lợi nhuận trên tổng tài sản- ROA (Return on Asset) :
R OA0.00% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2007 2008 2009 R O A
Biểu đồ 2.11:Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trong 3 năm 2007-2009
Là chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân, nó đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản của chi nhánh khi đưa vào kinh doanh trong kỳ. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh việc đầu tư thêm tài sản mang lại lợi ích gì cho chi nhánh. Trong năm 2008 ROA của chi nhánh đạt 2,99% so với năm 2007 là tăng 1.66, điều này chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản của chi nhánh đã mạng lại hiệu quả. Nhưng sang năm 2009 thì ROA lại giảm còn 1,99% tức giảm 1,09% so với 2008.
b. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu- ROE (Return on Equity):
R OE 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 2007 2008 2009 R O E
Biểu đồ 2.12:Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2007-2009 Tương tự như ROA, nó là chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân, nó thể hiện khả năng thu lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu mà chi nhánh đã bỏ ra.
Năm 2008 thì tỷ số ROE của toàn chi nhánh là 74,94% đây là con số khá cao, so với năm 2007 thì ROE tăng 3,6%. Nhưng sang năm 2009 thì chỉ tiêu ROE lại giảm mạnh chỉ còn 50,38%. Nguyên nhân của vấn đề trên là do dự nợ tăng cao và chất lượng tín dụng của chi nhánh suy giảm, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao vì thế số tiền trích dự phòng rủi ro lớn… làm cho lợi nhuận sau thuế của chi nhánh bị giảm sút và kéo theo là ROE cũng giảm mạnh.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa trong những năm qua luôn có hiệu quả cao, tăng trưởng ổn định cả về quy mô lẫn chất lượng, khẳng định được vị thế của một ngân hàng thương mại Nhà nước lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng trưởng an toàn, hiệu quả, gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát rủi ro, chuyển dịch cơ cấu, tuân thủ pháp luật, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng lớn mạnh, góp phần tích cực đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, Chi nhánh cũng đã góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương thông qua việc cung ứng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính viễn thông và các ngành sản xuất kinh doanh như thương mại, du lịch, chế biến xuất khẩu, dịch vụ .., giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế xã hội, đẩy lùi tệ nạn, giữ vững an ninh chính trị ở địa phương.