Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu địi hỏi các giải pháp đề xuất khi thực hiện không chỉ đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu riêng, mà còn phải đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu chung của ngành. Đồng thời, cịn phải tính đến các nguồn lực để đảm bảo thực hiện giải pháp.

Mục tiêu của các giải pháp phát triển đội ngũ TTCM các trƣờng tiểu học huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định là: xây dựng đƣợc một đội ngũ TTCM đủ về số lƣợng; hợp lí về cơ cấu; đảm bảo về chất lƣợng để đủ năng lực làm chủ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững giáo dục TH và đổi mới GDĐT.

Điều đó có nghĩa là mỗi giải pháp đều có mục tiêu và mục tiêu của giải pháp là một thành tố của mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát. Các mục tiêu chung mà các giải pháp cũng cần phải hƣớng đến là mục tiêu phát triển giáo dục, phát triển ĐNTTCM các trƣờng tiểu học huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn ln thay đổi, vận động và phát triển theo những qui luật, khoa học có nhiệm vụ tìm ra những qui luật đó, góp phần cải biến và thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn. Ngƣợc lại, thực tiễn là thƣớc đo chân lí, kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu khoa học. Những kết quả nghiên cứu khoa học khi vận dụng vào thực tiễn nếu đúng qui luật sẽ thúc đẩy thực tiễn phát triển, ngƣợc lại sẽ kìm hãm sự phát triển của thực tiễn.

Các biện pháp PTĐNTTCM ở trƣờng tiểu học trong đề tài phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực con ngƣời, tâm lý, tập quán, môi trƣờng GD địa phƣơng huyện Hoài Ân; phù hợp với thực tế của nhà trƣờng hiện nay; không đƣợc trái với chủ trƣơng, đƣờng lối của

Đảng, các chính sách của Nhà nƣớc. Mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội chi phối trực tiếp đến yêu cầu về nhân lực GD trong đó có đội ngũ TTCM nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu đƣa đội ngũ TTCM hiện tại đạt chuẩn cao hơn, đáp ứng yêu cầu về đổi mới GD nhất là Chƣơng trình GDPT 2018.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM ở các trƣờng TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có cơ sở thực tiễn rõ ràng, đƣợc xây dựng trên những luận cứ khoa học, có khả năng áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả cao nhất theo mục tiêu đã định với những chi phí các nguồn lực tối thiểu. Khi lựa chọn một biện pháp cụ thể, cần phải xác định biện pháp nào đƣa đến kết quả cao nhất, với sự chia nhỏ các nguồn lực sẽ đƣợc chọn. Các yếu tố xã hội, mơi trƣờng, cơ chế, chính sách của nhà nƣớc đang chi phối… đƣợc tính đến nhằm bảo đảm hiệu quả tối ƣu trong quá trình thực hiện các biện pháp.

Để đạt đƣợc điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bƣớc tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có hiệu lực thực hiện cao. Các biện pháp đƣợc thực hiện thí điểm, có đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh và áp dụng nhân rộng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Về mặt khoa học, các giải pháp đề xuất có thể tối ƣu, gần tối ƣu hoặc chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp nào để thực hiện còn phụ thuộc vào các điều kiện đảm bảo thực hiện giải pháp. Các điều kiện chủ yếu đảm bảo thực hiện giải pháp là: Nhân lực, vật lực, tài lực và cơng nghệ, trong đó nhân lực đóng vai trị quyết định. Đồng thời, mơi trƣờng và các yếu tố chủ quan, khách quan sẽ tác động lên q trình quản lí, có vai trị chi phối nhất định trong quá trình thực hiện biện pháp.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM ở các trƣờng TH phải phù hợp với khả năng thực tế của nhà trƣờng, tập thể sƣ phạm, đƣợc thống nhất trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban ngành, các đồn thể và nhân

dân, tạo ra sức mạnh nội lực để mang lại chất lƣợng và hiệu quả cho công tác phát triển đội ngũ TTCM ở các trƣờng TH.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)