Quản lí nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Quản lí nguồn nhân lực

Quản lí nguồn nhân lực với các thành tố theo sơ đồ sau của Leonard Nadle (Mỹ) vào năm 1980, diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của việc quản lí nguồn nhân lực [dẫn theo Lê Khánh Tuấn, 28]..

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quản lí nguồn nhân lực của Leonard Nadle

Từ sơ đồ trên, cho thấy quản lí nguồn nhân lực bao gồm ba nội dung là giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng những tiềm năng con ngƣời và tạo môi trƣờng thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển.

Quản lí nguồn nhân lực chính là quản lí con ngƣời và những nhân tố

liên quan đến con ngƣời và sử dụng con ngƣời. Đó là tất cả các hoạt động của tổ chức để xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lƣợng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức về cả số lƣợng và chất lƣợng.

Con ngƣời sẽ đƣợc tổ chức sử dụng ở những mức độ khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Quản lí nguồn nhân lực chính là việc phải đảm bảo cho tổ

Quản lí nguồnnhân lực

Phát triển

nguồn nhân lực nguồn nhân lực Sử dụng Tạo môi trƣờng nguồn nhân lực

- Giáo dục - Đào tạo - Bồi dƣỡng - Phát triển - Sàng lọc, tuyển dụng - Bố trí - Đánh giá, đãi ngộ - KHH sức lao động

- Đa dạng hóa việc làm - Mở rộng quy mô, số lƣợng công việc

- Kiện toàn và phát triển tổ chức

chức của mình có những nhân lực có đầy đủ những kỹ năng, trình độ chuyên môn và sắp xếp họ vào những vị trí phù hợp với kỹ năng và trình độ của họ. Bên cạnh đó phải tạo điều kiện để họ phát triển, đáp ứng đƣợc những yêu cầu và nhiệm vụ mới của tổ chức ở mức độ cao hơn.

1.2.4. Tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

TTCM cũng là một bộ phận của đội ngũ GV, CBQL đƣợc HT trƣờng TH bổ nhiệm, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác; có năng lực, khả năng và kinh nghiệm quản lí hoạt động chuyên môn cũng nhƣ công tác phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trƣờng để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, có óc tổ chức, kỹ năng giao tiếp tốt.

TTCM trƣờng TH chịu sự quản lí, chỉ đạo của HT trƣờng TH, chịu trách nhiệm trƣớc HT về việc quản lí, điều hành mọi hoạt động của TCM do mình phụ trách. Đội ngũ TTCM có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý một tổ chức mang tính tế bào của trƣờng TH. Vì vậy, họ cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển để đủ sức đáp ứng yêu cầu của quản lý.

1.2.5. Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

Đội ngũ TTCM luôn đƣợc xem là lực lƣợng cốt cán của trƣờng TH. Quản lí phát triển nguồn nhân lực này, về bản chất, là việc chủ thể quản lí thực hiện các chức năng quản lí (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra hoạt động quản lí) để tác động, điều chỉnh làm cho đội ngũ TTCM phát triển đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu.

Phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng tiểu học, theo cách tiếp cận của tác giả Lê Khánh Tuấn [28], là quản lí phát triển đội ngũ TTCM theo từng nội dung quản lí nguồn nhân lực; có nghĩa là chủ thể quản lí sử dụng các chức năng của quản lí để thực hiện ba nội dung:

- Phát triển đội TTCM, gồm: Tổ chức GD, ĐT, BD để đội ngũ TTCM đạt chuẩn, vƣợt chuẩn về trình độ đào tạo; đạt các phẩm chất, năng lực theo chuẩn nghề nghiệp; tuyên truyền, giáo dục để ngƣời TTCM thấm nhuần các chủ trƣơng, chính

sách về GDĐT, cập nhật thƣờng xuyên kiến thức và phƣơng pháp chuyên môn; áp dụng biện pháp thúc đẩy tinh thần tự học, học suốt đời, vƣơn lên tự phát triển.

- Xây dựng môi trƣờng làm việc: Việc đa dạng hóa công việc, mở rộng việc làm đối với đội ngũ TTCM cần đƣợc hiểu là phát triển các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trƣờng; phát triển tổ chức, xây dựng môi trƣờng đồng thuận, học hỏi, môi trƣờng văn hóa của nhà trƣờng và đảm bảo môi trƣờng làm việc.

Xét về mục đích hoạt động, phát triển đội ngũ TTCM có hai thành tố:

- Phát triển cá nhân (phát triển từng tổ trƣởng), gồm: GD, ĐT, BD để từng TTCM đạt chuẩn và vƣợt chẩn mong muốn và tự phát triển.

- Phát triển tập thể (phát triển ĐNGV), gồm: Sàng lọc, tuyển dụng, bố trí hợp lý công việc và tạo sự tƣơng tác để từng cá nhân kết hợp chặt chẽ trong một tập thể; xây dựng môi trƣờng làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức, môi trƣờng đồng thuận và học hỏi để tạo cảm hứng phát triển cho cả đội ngũ.

1.3. Đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng tiểu học

1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

1.3.1.1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn

- TTCM đóng vai trò như một chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của tổ;

một ngƣời điều phối, thiết kế chƣơng trình giảng dạy và nội dung môn học; tƣ vấn cho giáo viên và học sinh cũng nhƣ kiểm tra đánh giá hiệu quả giảng dạy; là nhà thiết kế, TTCM không chỉ có kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực chuyên môn mà còn hiểu biết tƣờng tận những quy luật nhận thức diễn ra trong quá trình dạy học.

- Trong vai trò tư vấn, trong bộ máy tổ chức của nhà trường, TTCM có vai trò và vị trí rất quan trọng: là ngƣời giúp HT trực tiếp điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng và các hoạt động của TCM, là cầu nối giữa HT và GV; tham mƣu cho HT trong việc phân công lao động sƣ phạm, sắp xếp, bố trí đội ngũ GV hợp lý để phát huy khả năng của họ; TTCM còn là ngƣời trực tiếp theo dõi, đánh giá phẩm chất, năng lực của tổ viên.

- Ngoài ra, TTCM đóng vai trò là chỗ dựa đáng tin cậy về chuyên môn; là trung tâm đoàn kết, tập hợp các thành viên trong tổ để xây dựng TCM thành một tập

thể lao động tích cực.

1.3.1.2. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

- TTCM quản lí GV trong tổ, xây dựng TCM thành một tập thể vững mạnh. - TTCM có trách nhiệm quản lí GV bộ môn trong tổ của mình (trọng tâm là quản lí hoạt động chuyên môn); tạo động cơ, khuyến khích các thành viên trong tổ hăng hái, nhiệt tình trong công tác, tăng cƣờng tích lũy kiến thức; tìm tòi các biện pháp để đầu tƣ phát triển kĩ năng sƣ phạm, chuyên môn cho GV. Nắm đƣợc thực lực của từng GV trong tổ để có kế hoạch bồi dƣỡng, sử dụng và phân công công việc một cách hợp lí; xây dựng phát hiện và bồi

dƣỡng các nhân tố mới để từ đó hạn chế đƣợc những yếu kém, phát huy thế mạnh của tổ.

Ngƣời TTCM cần phải hiểu rõ hoàn cảnh, tâm tƣ, nguyện vọng, nhu

cầu của từng GV để có biện pháp quản lí thích hợp; tạo ra trong TCM môi trƣờng sƣ phạm đoàn kết, thân ái; tăng cƣờng năng lực hợp tác nhóm; xây dựng tinh thần đồng đội; thông cảm và chia sẻ trong tập thể; nêu cao tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

- TTCM quản lí việc xây dựng, triển khai kế hoạch chung của tổ và việc thực hiện nội dung, chƣơng trình giảng dạy của GV. Nhiệm vụ cơ bản nhất là xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động chung của tổ, trong đó bao gồm đầy đủ các nội dung, yêu cầu, biện pháp thực hiện kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục, công tác xây dựng đội ngũ…

- TTCM có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch chuyên môn của từng tổ viên; kiểm tra, đôn đốc tổ viên thực hiện kế hoạch đã đề ra. Căn cứ vào phân phối chƣơng trình và chuẩn kiến thức, TTCM phải có biện pháp quản lí thƣờng xuyên việc thực hiện chƣơng trình của GV nhằm điều chỉnh tiến độ và chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình thực hiện nội dung chƣơng trình.

TTCM phải quản lí, kiểm tra chặt chẽ các loại hồ sơ chuyên môn, giờ giấc, nội dung giảng dạy, tình hình sử dụng phƣơng tiện và đồ dùng dạy học của các thành viên trong tổ nhằm thực hiện thành công kế hoạch của tổ, nhóm và từng cá

nhân đề ra. Trên cơ sở đó, TTCM tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đổi mới phƣơng pháp dạy học của GV; tổ chức thực hiện phong trào tự học, tự bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học của GV; tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV trong TCM; TTCM xây dựng mối quan hệ với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng.

- TTCM có nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cấp trên chỉ

đạo trực tiếp (BGH nhà trƣờng), với các TCM khác, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng (Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ HS, chính quyền địa phƣơng…) để tạo ra các điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ của tổ.

1.3.2. Số lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

- Tại Điều 14, Chƣơng II, Điều lệ trƣờng Tiểu học năm 2020 quy định: Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thƣ viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trƣởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.

Nhƣ vậy số lƣợng TTCM hay TPCM hoàn toàn tùy thuộc vào số lƣợng giáo viên của tổ và quy mô của trƣờng.

- Số lƣợng đội ngũ TTCM ở trƣờng TH đƣợc hiểu là tập hợp các TTCM ở tất cả các bộ môn trong trƣờng. Nếu phạm vi xem xét là một huyện thì đó là tập hợp tất cả TTCM của các trƣờng trong huyện.

Phát triển ĐNTTCM nhằm quy hoạch, bồi dƣỡng, chuẩn bị cung cấp nguồn CBQL đảm bảo đủ về số lƣợng CBQL đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Vì vậy, phạm vi phát triển đội ngũ TTCM về mặt số lƣợng không chỉ là các TTCM mà còn bao gồm cả phó TTCM, các GV đƣợc quy hoạch để phát triển thành TTCM.

1.3.3. Chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

- Về trình độ đào tạo: Tổ trƣởng chuyên môn phải là ngƣời đƣợc đào tạo cơ

bản về chuyên môn, có trình độ đại học sƣ phạm, có vốn kiến thức sâu rộng nhất là trong các lĩnh vực giáo dục tiểu học. Trình độ đào tạo của TTCM tối thiểu phải đạt mức quy định đối với GV trƣờng TH (hiện nay là đại học).

Điều lệ trƣờng tiểu học quy định rất rõ về chuẩn tổ trƣởng chuyên môn: Đạt trình độ chuẩn trở lên tƣơng ứng với từng cấp học; có chuyên môn khá, giỏi. Ƣu tiên giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh, giáo viên cốt cán có kĩ năng ứng ụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào quản lý và giảng dạy.

- TTCM phải là người hiểu biết về nội dung chuyên môn và phương pháp tác

nghiệp, có khả năng hƣớng dẫn và kiểm tra ngƣời khác thực hiện. Có năng lực quản

lý và quan hệ con ngƣời có khả năng định hƣớng dẫn dắt ngƣời khác thông qua giao tiếp, ứng xử, thiết lập và phát triển các mối quan hệ ngƣời - ngƣời, giải quyết xung đột, động viên, khích lệ, tạo động lực…. Sống có đạo đức, văn hóa, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội; tận tâm với nghề nghiệp và công việc. Có bản lĩnh, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Năng lực chuyên môn: Để làm tốt vai trò của mình, ngƣời TTCM trong nhà

trƣờng phải có trình độ cao về kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, phải thƣờng xuyên cập nhật những kiến thức mới. Nắm vững nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp đặc trƣng môn học, có năng lực giảng dạy tốt; tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí. Luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, tự bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao tay nghề; phải nhạy bén, tích cực trong việc đổi mới phƣơng pháp; đồng thời phải có khả năng bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho GV.

- Năng lực quản lí: Ngƣời TTCM cần phải thành thạo các kỹ năng quản lí: Kĩ năng nhận thức (kĩ năng nắm bắt nội dung chủ trƣơng cơ bản của cấp trên, kĩ năng giao tiếp, dự báo, nắm bắt thông tin…), kĩ năng kĩ thuật (kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá, kĩ năng sử dụng công cụ, phƣơng tiện kĩ thuật trong quản lí), kĩ năng tổ chức nhân sự (kĩ năng sắp xếp, đánh giá GV, kĩ năng khen ngợi, khiển trách GV…). Ngƣời TTCM cần nhạy cảm trƣớc những thay đổi của môi trƣờng, có năng lực ứng xử phù hợp với hoàn cảnh để bảo đảm thực hiện các mục tiêu đề ra.

- Yêu cầu về hiểu biết: Nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng,

chính sách pháp luật của nhà nƣớc; hiểu biết về tình hình đặc điểm, phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị công tác. Có năng lực tổ chức, chỉ đạo,

quản lý, phối hợp triển khai công việc; có khả năng xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của tổ; khả năng tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ

- Phẩm chất chính trị: Hiểu biết sâu rộng và thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc; đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Có bản lĩnh, lập trƣờng, quan điểm chính trị vững vàng trƣớc tác động tiêu cực của môi trƣờng; thực hiện công bằng giáo dục, …

Kiên quyết đấu tranh trƣớc những biểu hiện sai trái, tiêu cực, bảo vệ lẽ phải. Tiên phong trong việc thực hiện các cuộc vận động lớn do Đảng ta và ngành khởi xƣớng nhƣ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Phẩm chất đạo đức: Ngƣời TTCM phải luôn tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng để trở thành một nhà sƣ phạm mẫu mực; là tấm gƣơng đối với tập thể sƣ phạm. Có phong cách lãnh đạo dân chủ; công bằng, trung thực trong lối sống, trong báo cáo với cấp trên và đánh giá cấp dƣới. Gần gũi, gắn bó, biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với từng thành viên trong tập thể; có uy tín, đƣợc đồng nghiệp, phụ huynh, HS tôn trọng.

- Phẩm chất nghề nghiệp: Phẩm chất nghề nghiệp của ngƣời TTCM chính là

sự thống nhất những kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ quản lí, những quan điểm, niềm tin và thái độ nghề nghiệp trong nhân cách của ngƣời TTCM. Không ganh đua với đồng nghiệp, không bảo thủ xem thƣờng lực lƣợng trẻ tuổi, đối xử công bằng khách quan.

1.3.4. Cơ cấu đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

- Về giới tính: Hiện nay vẫn chƣa có văn bản pháp luật cũng nhƣ của ngành

giáo dục quy định về cơ cấu giới tính đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn. Trên thực tế đa số tổ trƣởng chuyên môn là nữ. Nói chung, cơ cấu giới tính của đội ngũ TTCM thƣờng tƣơng đƣơng với tỷ lệ của từng giới tính trong đội ngũ là phù hợp.

- Về độ tuổi: Hiện nay độ tuổi của các tổ trƣởng chuyên môn đa số là trung

niên khi bổ nhiệm tổ trƣởng chuyên môn phải là ngƣời có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, đƣợc các thành viên trong tổ tín nhiệm bầu lên do đó đa số là tuổi đời từ 30 - 45 tuổi. Đây là

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)