Xuất các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực phát triển thương mại.

Một phần của tài liệu download-(8) (Trang 78 - 79)

- Phát triển dịch vụ gắn kết với sự phát triển các ngành kinh tế khác, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Phát triển thương mại, dịch vụ phải gắn với quy hoạch xây dựng khu, cụm công nghiệp, cụm TTCN - Làng nghề, các điểm du lịch và đô thị mới nhằm phát triển đồng bộ và bền vững.

- Tập trung kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất ngành thương mại, dịch vụ và du lịch: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng xăng dầu, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng...

- Đối với việc cải tạo, xây dựng mới chợ cần lồng ghép vốn đầu tư từ Chương trình xây dựng nơng thơn mới, nguồn vốn xã hội hóa.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các loại hình thương mại, dịch vụ. Cung ứng đầy đủ, kịp thời và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh hoạt động thương mại với bên ngoài đồng thời đảm bảo tiêu thụ hàng hóa của người dân địa phương, gia tăng sức mua thị trường nội vùng.

- Chuyển dịch mạnh các ngành theo hướng phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, khuyến khích đầu tư, phát triển các ngành dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh, chuyển dịch mạnh cơ cấu các loại hình dịch vụ, tập trung các ngành dịch vụ có đóng góp cao cho nền kinh tế như thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thơng…

- Phát triển du lịch cần có sự gắn kết và hợp tác liên vùng, liên huyện để tạo ra các tour du lịch hấp dẫn du khách đến tham quan trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.

- Tăng cường công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, áp dụng khoa học, công nghệ, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các mặt hàng nông lâm sản chủ lực của huyện trên thị trường trong và ngoài nước.

Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế từ Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh để kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Quy hoạch, bố trí quỹ đất để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ; trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển du lịch và dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao. Triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo hướng đầu tư, mở rộng kết nối các điểm tham quan du lịch tiềm năng của huyện với các điểm đến nổi tiếng trên địa bàn tỉnh thông qua các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; từng bước xây dựng tiền đề để hình thành và phát triển loại hình du lịch sinh thái, điểm dừng chân lưu trú cho khách du lịch quốc tế qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.

Ia Dom, Chợ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hình thành các chuỗi siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi ở thị trấn và trung tâm các xã; khuyến khích xã hội hóa để hình thành một số chợ nông thôn tại các xã theo quy hoạch, nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân và giải tỏa các chợ tự phát dọc các tuyến đường trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường chống hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại.

Đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực để nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và nhân dân khi đến thực hiện các thủ tục hành chính. Khuyến khích các loại hình dịch vụ vận tải, bảo hiểm, bưu chính, viễn thơng, ngân hàng..., mở rộng quy mơ, nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Một phần của tài liệu download-(8) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)