Xuất nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống đô thị.

Một phần của tài liệu download-(8) (Trang 105 - 107)

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển đô thị đi trước một bước. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý quy hoạch. Khuyến khích xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị, khu dân cư, lập quy hoạch chi tiết theo lộ trình phát triển đơ thị gắn với đề cao trách nhiệm quản lý Nhà nước để phát huy sáng tạo, cập nhật xu hướng mới.

- Xây dựng đồng bộ quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để quản lý hoạt động xây dựng, chỉnh trang, phát triển đô thị nhằm định hướng phát triển đô thị nhất quán trên tất cả các mặt, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng.

- Xây dựng bộ máy chính quyền tại khu vực đơ thị vững mạnh, trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tập trung nghiên cứu, xây dựng đề án, cơ chế tạo điều kiện hình thành các đơn vị dịch vụ đô thị, cán bộ phụ trách công tác phát triển đô thị. Quy định cơ chế quản lý hoạt động, phát triển dịch vụ đô thị tại các điểm dân cư tập trung có tính chất đô thị.

- Phát triển mạnh kinh tế khu vực đô thị để tạo nguồn lực cho mở rộng, nâng cấp đô thị và tạo động lực, sự lang tỏa, trở thành đầu tàu tăng trưởng của các khu vực lân cận. Chú trọng phát triển kinh tế dịch vụ chất lượng cao.

- Trên cơ sở quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đơ thị, chủ động đề xuất, xây dựng danh mục ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể để đưa vào kế hoạch đầu tư cơng và bố trí ngân sách có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn một số cơng trình quan trọng thú hút đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư. Trong đó, Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị (giao thơng, cấp điện, cấp nước, thốt nước, cơng trình văn hóa, trụ sở hành chính, mơi trường,…).

- Xây dựng cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa phát triển đơ thị và dịch vụ đơ thị; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các dự án trường mần non, nhà trẻ, hệ thống cấp nước, cơ sở xử lý rác thải,..). Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn Ngân sách Trung ương, nguồn Chương trình mục tiêu, ODA,…để đầu tư cho đơ thị.

- Tập trung đầu tư, cải thiện điều kiện vệ sinh mơi trường, giữ gìn, tơn tạo cảnh quan đô thị, cân bằng sinh thái nhằm xây dựng đơ thị xanh, sạch, đẹp, góp phần nâng cao chất lượng sống đô thị.

4.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn

- Phát triển nông thôn phải gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đó là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư; tổ chức cuộc sống của dân cư nơng thơn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và mơi trường sinh thái gắn với đô thị, thị trấn, thị tứ tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề.

Hệ thống các điểm dân cư nơng thơn được bố trí trên cơ sở các định hướng về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế toàn huyện cũng như hiện trạng phân bố dân cư. Địa điểm xây dựng các điểm dân cư nông thôn phải hạn chế tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, thuận tiện trong kết nối giao thông với các tuyến đường liên xã, liên vùng, phù hợp với truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng yêu cầu sinh sống và sản xuất của người dân theo đúng các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Phát triển mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp, cây nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn, thức ăn gia súc, giấy và bột giấy; phát triển gia súc, gia cầm, hình thành trang trại, tổ hợp tác. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp, TTCN nông thôn trong các lĩnh vực gia cơng, cơ khí, sửa chữa máy móc, sơ chế và chế biến nông sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,…

+ Tổ chức mạng lưới chợ, các tụ điểm thương mại khu vực nông thôn cung cấp dịch vụ phục vụ phát triển nông lâm nghiệp.

+ Xây dựng mạng lưới đại lý thu mua hàng nơng sản và bán máy móc thiết bị, hàng công nghệ phẩm,… cho khu vực nông thôn.

+ Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế - thị trường phục vụ nhân dân khu vực nông thôn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn:

+ Giao thông nông thôn: Tập trung xây dựng và nâng cấp các tuyến liên xã chính đảm bảo đi lại thông suốt trong mùa mưa, gắn phát triển giao thông với phát triển kinh tế nông thôn, các điểm dân cư.

+ Điện nông thôn: Xây dựng hệ thống lưới điện về nông thôn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện khí hóa nơng thơn.

+ Cung cấp nước sạch khu vực nông thôn: Xây dựng hệ thống nước sạch khu vực nông thôn, đến năm 2030, đạt 100% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch.

+ Xây dựng các cơng trình phúc lợi cơng cộng: Đảm bảo mỗi xã đều có hội trường, khu thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí tổng hợp, đài truyền thanh, trạm y tế đạt chuẩn. Mỗi thơn đều có nhà văn hóa, sân bóng đá.

- Phát triển các thị tứ, trung tâm cụm xã: Đẩy mạnh xây dựng các thị tứ, trung tâm cụm xã có chức năng là trung tâm dịch vụ thương mại - nông, lâm nghiệp; Nông nghiệp - cụm công nghiệ - TTCN. Tại mỗi trung tâm cụm xã xây dựng 1-2 cụm công nghiệp -TTCN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn sang hình thức kết hợp phát triển nơng nghiệp và phi nông nghiệp.

5. Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đến đến từng đơn vị hành chính cấp xã theo loại đến đến từng đơn vị hành chính cấp xã

Một phần của tài liệu download-(8) (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)